Bảng tóm tắt các số liệu về tài chính trong 3 năm gần nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH kinh doanh dịch vụ thông tin và chuyển giao công nghệ (Trang 56 - 62)

TT Tài sản Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tổng tài sản (VNĐ) 143,416,643,885 85,187,160,248 94,670,469,406 2 Tổng nợ phải trả (VNĐ) 105,710,188,813 62,049,970,091 67,248,989,865 3 Tài sản ngắn hạn (VNĐ) 139,916,253,885 75,673,310,941 84,274,253,635 4 Tổng nợ ngắn hạn (VNĐ) 104,494,332,852 62,049,970,091 67,248,989,865 5 Doanh thu (VNĐ) 293,509,714,411 109,515,418,683 100,257,776,937 6 Lợi nhuận trước thuế

(VNĐ) 13,002,580,254 1,523,027,227 536,359,042

7 Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 10,718,217,590 1,117,131,332 191,110,163

8

Tỷ suất thanh toán hiện hành = tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn

1.34 1.22 1.25

9 Giá trị ròng (VNĐ) 37,706,455,072 23,137,190,157 27,421,479,541 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Bảng số liệu cho thấy mặc dù trong 3 năm trở lại đây doanh số và lợi nhuận của công ty giảm nhưng luôn đạt mức doanh số cao trung bình trên 100 tỉ đồng/

45

năm, số liệu tài chính kế toán qua các năm luôn dương chứng tỏ công ty luôn hoạt động ổn định và có lãi.

3.1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty ISTT

Ban Giám Đốc

Khối Kế Toán Khối Kinh Doanh Khối Kỹ Thuật Khối Giải Pháp Khối Tổng Hợp

P. Kế Toán

P. XNK

P. Kinh Doanh 1

P. Kinh Doanh 2

P. Kinh Doanh 3

Ban Thư Ký D.A

P. CSKH P. Triển Khai P. KD DVKT P. PTKD P. Giải Pháp P. Hành Chính P. ISO P. NS&ĐT

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty ISTT

Toàn bộ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ISTT được thể hiện ở sơ đồ trên. Theo sơ đồ này có thể thấy, bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được thiết lập theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng. Nghĩa là, trong Công ty, Ban Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất và nắm quyền ra quyết định về tất cả các vấn đề sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban giám đốc có 3 thành viên gồm Giám Đốc, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và Phó Giám đốc phụ trách tài chính. Giúp việc và tham mưu cho Ban Giám đốc có các khối chức năng. Những quyết định quản lý do các khối chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được Ban Giám đốc thông qua mới biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định.

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau:

Ban Giám đốc mà đại diện là Tổng Giám đốc Công ty: Là người lãnh đạo

cao nhất, quán xuyến các công việc cho các Phó tổng giám đốc và các khối chức năng. Tổng Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về

46

việc thực hiện kế hoạch được giao và điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: Giúp giám đốc Công ty về các mặt

giải pháp kỹ thuật, chất lượng triển khai, tiến độ, an toàn khi thi công triển khai dự án, giúp Giám đốc Công ty trong việc lập kế hoạch theo dõi dự án, quản lý vật tư, thiết bị triển khai, công nghệ... thay mặt Giám đốc Công ty điều hành khi giám đốc đi vắng.

Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính: Giúp Giám đốc Công ty trong

công tác kinh tế kế hoạch, định mức, đơn giá dự toán và tiền lương, công tác hạch toán kinh tế, công tác tiếp thị, đấu thầu, thu hồi vốn.

Khối Kế toán có chức năng đảm bảo thực hiện, duy trình, quản lý và báo

cáo về các hoạt động liên quan đến công tác tài chính, kế toán của công ty cho ban giám đốc công ty. Đảm bảo các hoạt động tài chính kế toán được thực hiện, báo cáo đầy đủ, rõ ràng minh bạch và hiệu quả, tham mưu và giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán, xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính, thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong Công ty, thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ kinh doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định.

Khối Kinh doanh có các chứ năng sau:

- Nghiên cứu đánh giá thị trường - Quản trị khách hàng

- Quản trị thông tin đối thủ

- Quản trị thông tin về nhà cung ứng

- Quản trị dự án từ lúc chuẩn bị nộp thầu đến lúc thanh lý hợp đồng - Quản lý việc thanh toán công nợ (liên quan đến bộ phận Tài chính). - Theo dõi việc bảo hành, bảo trì & xử lý khi có thể (liên quan đến bộ phận

Dịch vụ kỹ thuật.

47

Khối Kỹ thuật có các chức năng sau:

- Xây dựng các tài liệu phục vụ đấu thầu các dự án.

- Phối hợp với các đơn vị khác trong việc thương thảo hợp đồng với khách hàng.

- Nghiên cứu giải pháp để đưa các khuyến nghị, các quy trình thực hiện công việc, các số liệu cần thiết như vật tư, vật liệu, thiết bị, schedule, bài kiểm tra…cho quá trình làm thầu.

- Tiếp nhận, quản lý và triển khai dự án. - Lên kinh phí dự trù cho dự án.

- Triển khai dự án.

- Phối hợp rút ngắn tiến độ triển khai dự án. - Nghiệm thu dự án.

- Hỗ trợ phòng kế toán hoàn thiện hồ sơ thanh toán

- Tổ chức học tập, đánh giá sau quá trình thực hiện dự án.

Khối Giải Pháp có các chứ năng sau:

- Xây dựng giải pháp chào thầu.

- Tổ chức giới thiệu giải pháp cho khách hàng.

- Đề xuất việc thử nghiệm hoặc Demo giải pháp, đề xuất thử nghiệm phần mềm Demo.

- Phối hợp với phòng Kinh doanh Giải pháp xây dựng dự án khả thi, mô hình kinh doanh sắp tới cho các khách hàng hiện có.

- Tổ chức đào tạo cho nhân viên theo các định hướng phát triển của thị trường cũng như định hướng của công ty.

- Hỗ trợ các phòng ban khác trong lĩnh vực kỹ thuật…

- Thu thập các thông tin về mạng lưới, nhu cầu của khách hàng phục vụ cho công tác kinh doanh.

Khối Tổng hợp có các chứ năng sau:

48

- Phục vụ hành chính, phục vụ một số mặt hậu cần cho hoạt động kinh doanh.

- Phục vụ các công tác hành chính để BGĐ thuận tiện trong chỉ đạo – điều hành, phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt. - Tổ chức cuộc họp theo yêu cầu của Công ty.

- Tổ chức lể tân, tiếp khách hàng, đối tác trong, ngoài nước. Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa riêng của Công ty tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

- Tham mưu cho BGĐ về công tác hành chính của công ty

- Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty.

- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo.

Qua sơ đồ ta thấy cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được thiết lập theo kiểu trực tuyến chức năng, đã giúp cho quá trình xử lý công việc được chuyên môn hoá và như vậy các vấn đề được xử lý một cách nhanh chóng. Điều này tác động tốt đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty ISTT.

3.1.6. Cơ cấu tổ chức sản xuất công ty ISTT

Cơ quan sản xuất

Phòng triển khai lắp đặt tĩnh Phòng tích hợp hệ thống Phòng kiểm tra Phòng chăm sóc khách hàng Đội lắp đặt tĩnh 1 Đội lắp đặt tĩnh 2 Đội lắp đặt tĩnh 3 Đội tích hợp hệ thống 1 Đội tích hợp hệ thống 2 Đội tích hợp hệ thống 3 Đội Kiểm tra 1 Đội Kiểm tra 2 Đội chăm sóc khách hàng 1 Đội chăm sóc khách hàng 2

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất công ty ISTT

49

Công ty ISTT được bố trí thành 3 đội sản xuất và 2 đội kiểm tra, chăm sóc khách hàng.

Mối đội sản xuất được chuyên môn hóa thành đội lắp đặt tĩnh và đội tích hợp hệ thống. ISTT có 3 đội lắp đặt tĩnh và 3 đội tích hợp hệ thống hoạt động động lập dưới sự giám sát của đội trưởng các đội.

Đội lắp đặt tĩnh có tránh nhiệm bàn giao hàng hóa cho khách hàng, tiến hành lắp đặt tĩnh và nghiệm thu tĩnh toàn bộ thiết bị cho khách hàng.

Đội lắp tích hợp hệ thống có nhiệm vụ nhận bàn giao thiết bị tĩnh đã được nghiệm thu tĩnh và tiến hành tích hợp hệ thống với hệ thống vốn có của khách hàng, xử lý dữ liệu, tích hợp dữ liệu, hướng dẫn khách hàng sử dụng hệ thống thiết bị.

Đội kiểm tra có nhiệm vụ đi kiểm tra tất cả các công đoạn từ lắp đặt tĩnh cho tới tích hợp hệ thống trước khi bàn giao cho khách hàng, đảm bảo hệ thống thiết bị hoạt động tốt, ổn định, an toàn.

Đội chăm sóc khách hàng có nhiệm vụ giải đáp mọi thắc mắc cũng như yêu cầu hỗ trợ, khiếu nại từ phía khách hàng về hệ thống thiết bị đã hoàn tất bàn giao đưa vào sử dụng cho khách hàng.

Như vậy, với cơ cấu tổ chức sản xuất chuyên môn hóa như vậy đảm bảo đảm bảo tính linh hoạt cao trong sản xuất, gúp công ty ISTT cùng lúc có thể triển khai song song nhiều dự án lớn có tính chất kỹ thuật phức tạp nhưng vẫn đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn. Đây là một điều kiện thuận lợi cho Công ty khi tham gia đấu thầu.

3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty. của Công ty.

3.2.1. Phân tích nhân tố bên trong doanh nghiệp 3.2.1.1. Phân tích nguồn lực tài chính. 3.2.1.1. Phân tích nguồn lực tài chính.

Để đánh giá năng lực tài chính của một công ty khi xét thầu trong lĩnh vực CNTT&VT chủ đầu tư thường đặc biệt quan tâm tới chỉ tiêu doanh thu thông thường phải gấp 1,5 lần giá trị gói thầu và công ty phải làm ăn có lãi để đảm bảo

50

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH kinh doanh dịch vụ thông tin và chuyển giao công nghệ (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)