Quan điểm, định hướng và mục tiêu kiểm soátthanh toánvốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 91)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu kiểm soátthanh toánvốn

xây dựng cơ bản qua KBNN thành phố Cẩm Phả,tỉnh Quảng Ninh

4.1.1. Quan điểm, định hướng

- Chủ động bám sát kế hoạch vốn hàng năm của tỉnh, tập trung giải ngân nguồn vốn cho các dự án nhanh chóng, kịp thời trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ hồ sơ thanh toán, quyết toán theo đúng quy định;

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác kế toán, thanh toán, thường xuyên cải tiến quy trình, thủ tục, trang thiết bị kỹ thuật thanh toán hiện đại, nêu cao trách nhiệm, tinh thần phục vụ của đội ngũ kế toán giao dịch tạo điều kiện thanh toán nhanh gọn, an toàn, tạo lòng tin với khách hàng;

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện nghiêm túc việc niêm yết các thủ tục hành chính, hồ sơ, mẫu biểu cho từng loại công việc tại trụ sở giao dịch; tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực chuyên môn như: Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS); nghiêm túc thực hiện các quy trình về sao lưu, dự phòng dữ liệu góp phần tạo điều kiện cho công tác quản lý thu, chi ngân sách, thanh toán ngày càng hiệu quả;

- Tiếp thu, kịp thời chấn chỉnh, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách để nắm bắt, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát, thanh toán các khoản chi từ NSNN.

4.1.2. Mục tiêu

* Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của toàn ngành Kho bạc, đó là xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc

trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước trên cơ sở thực hiện tổng kế toán nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử.

* Mục tiêu cụ thể:

- Đối với hệ thống thanh toán: Hiện đại hóa công tác thanh toán của Kho bạc Nhà nước trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hướng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch; bảo đảm dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác; tham gia hệ thống thanh toán điện tử song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử với các ngân hàng; ứng dụng có hiệu quả công nghệ, phương tiện và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến của quốc tế. Đến năm 2020, về cơ bản Kho bạc Nhà nước không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt; Nghiên cứu triển khai thực hiện mô hình thanh toán tập trung, theo hướng mọi giao dịch của ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước đều được thực hiện qua tài khoản thanh toán tập trung.

-Đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB: Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm soát trên cơ sở đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình kiểm tra, kiểm soát phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước; xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát và hệ thống quản lý rủi ro nhằm cảnh báo sớm mọi rủi ro trong hoạt động Kho bạc Nhà nước, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)