Nội dung kiểm soátthanh toánvốn đầu tư qua Kho bạc nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Nội dung kiểm soátthanh toánvốn đầu tư qua Kho bạc nhà nước

1.1.5.1. Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát hồ sơ thanh toán vốn

Hồ sơ thanh toán vốn đóng vai trò rất quan trọng, bởi nó là căn cứ cho phép KBNN xem xét toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư của chủ đầu tư qua việc hình thành dự án, tiến độ, thời gian, vốn thực hiện. Nội dung kiểm soát hồ sơ thanh toán vốn gồm:

- Tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ thanh toán: kiểm tra, xem xét hồ sơ thanh toán được thực hiện đúng luật pháp quy định, các nguồn lực sử dụng đúng theo các quyết định, thông tư, văn bản …mà nhà nước, địa phương ban hành hay không.

- Tính hợp pháp về dấu, chữ ký của người quyết định chi và kế toán: thể hiện tính pháp lý về tư cách pháp nhân gồm dấu, chữ ký của các bên liên quan khi tham gia thanh toán vốn như cơ quan thẩm quyền chi (KBNN các cấp), người có thẩm quyền ký (giám đốc, phó giám đốc của KBNN các cấp); bên thực hiện dự án (chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư); kế toán,…

- Các điều kiện chi theo chế độ quy định:

+ Các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, trừ các trường hợp đặc biệt có sự điều chỉnh dự toán theo quy định; hoặc các khoản chi đột xuất không thể trì hoãn (chi khắc phục thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn)

hợp với đơn giá, định mức quy định trong hợp đồng.

+ Có đủ chứng từ liên quan tới khoản chi, tùy theo tính chất của khoản chi đó.

Trên cơ sở đó, KBNN thực hiện kiểm soát theo các chế độ, quy định của Nhà nước. Căn cứ vào các mục trên, KBNN có quyền từ chối thanh toán các khoản chi mà đơn vị sử dụng vốn đầu tư thuộc NSNN không chấp hành đúng các quy định về kiểm soát thanh toán trên. Thủ trưởng KBNN chị trách nhiệm hoàn toàn về các quyết định thanh toán, chi trả hoặc từ chối thanh toán theo quy định.

1.1.5.2. Quản lý công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn NSNN a. Lập kế hoạch

Hàng năm, chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB của dự án; chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư căn cứ vào nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của đơn vị lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB gửi cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư XDCB của các chủ đầu tư vào dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN.

b. Phân bổ vốn đầu tư XDCB

Đối với vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý: UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình HĐND cùng cấp quyết định. Theo Nghị quyết của HĐND, UBND phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm.

1.1.5.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Sau khi việc phân bổ vốn đã được cơ quan Tài chính thẩm tra, chấp thuận, các Bộ và UBND các tỉnh, các huyện giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư để thực hiện, đồng gửi Kho bạc nhà nước nơi dự án mở tài khoản để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn.

1.1.5.4. Thanh tra, kiểm tra các dự án đối với đầu tư XDCB từ vốn NSNN

Chất lượng công trình được xác định dựa theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định trước khi đưa vào thực hiện. Trong quá trình thực hiện chủ đầu tư dự án và đơn vị thi công có thể nghiệm thu, thanh toán từng phần theo hợp đồng đã thỏa thuận. Kiểm tra, giám sát chất lượng công trình là một phần của nội dung quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN, việc giám sát chất lượng công trình nhằm đảm bảo vốn đầu tư bỏ ra có thể thu được công trình theo đúng chất lượng đã xác định. Việc kiểm tra, giám sát nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những nhân tố mới, tích cực để phát huy, đồng thời phát hiện những sai lệch của đối tượng quản lý để uốn nắn kịp thời. Mặt khác, qua kiểm tra, giám sát có thể phát hiện những điểm bất cập, bất hợp lý trong cơ chế để kịp thời sửa đổi cho phù hợp. Tất nhiên, việc kiểm tra, giám sát không được làm gián đoạn hoạt động của việc thực hiện dự án.

1.1.5.5. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản a. Thanh toán vốn đầu tư XDCB

Cấp phát thanh toán đầu tư XDCB từ vốn NSNN nhằm trang trải các chi phí đầu tư và xây dựng các công trình thuộc các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư và xây dựng các công trình thuộc dự án đầu tư thông qua việc ban hành các chế độ chính sách, các nguyên tắc và phương pháp lập đơn giá, dự toán, các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng và xuất vốn đầu tư để xác định tổng mức vốn đầu tư dự án, tổng dự toán và dự toán công trình.

b. Quyết toán vốn đầu tư XDCB

Để đánh giá kết quả của quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng; tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN cấp phát đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc năm kế hoạch hoặc khi công trình, hạng mục công trình, dự án đầu tư hoàn thành. Mục đích để xác định số vốn đầu tư cấp phát thanh toán cho hạng mục công trình, công trình, dự án kể từ khi khởi động đến khi hoàn thành.[1] , [7],[11].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)