Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hiệu quả huyđộng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ Tài chính và Ngân hàng (Trang 29 - 32)

1.1.1 .Khái niệm NHTM

1.2. Hiệu quả huyđộng vốn của NHTM

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hiệu quả huyđộng vốn

Dưới đây là một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một chỉ tiêu thì không thể phản ánh chính xác được mà cần kết hợp nhiều chỉ tiêu thì mới phản ánh đúng thực chất hiệu quả huy động vốn của một NHTM.

1.2.3.1. Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động

Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động

= Thu từ lãi cho vay và đầu tư -

Chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay và chi phí hoạt động khác Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động được tính toán từ tổng thu từ lãi cho vay, đầu tư vốn huy động khấu trừ chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay và chi phí hoạt động khác. Lợi nhuận của ngân hàng là chỉ tiêu được xác định thông qua doanh thu và chi phí của ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh chênh lệch từ lãi cho vay đầu tư với tổng chi phí. Lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ ngân hàng có hoạt động hiệu quả, có thể bỏ ra chi phí ít mà hiệu quả thu lại cao. Muốn vậy ngân hàng cần có kênh huy động hiệu quả với chi phí thấp nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn.

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả huy động vốn của NHTM càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên khi sử dụng chỉ tiêu này luôn phải đi kèm với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động vì một số trường hợp chỉ tiêu này cao nhưng tỷ suất lại thấp do chỉ số này chưa gắn với tổng nguồn vốn huy động.

1.2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (Tỷ suất lãi ròng từ cho vay, đầu tư)

Tỷ suất lợi nhuận (%) = Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động x 100 Tổng vốn huy động

Chỉ số này được tính qua thương số giữa lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động trên tổng nguồn vốn huy động. Chỉ số này càng lớn càng tốt phản ánh rõ hiệu quả huy động vốn.

1.2.3.3. Chi phí HĐV bình quân

Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa các chủ thể kinh tế, ngân hàng phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với khách hàng

và điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Vì vậy trong huy động vốn, mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhận được trên thị trường.

Chi phí huy động bình quân (%) = Chi phí huy động X 100 NVHĐ bình quân Trong đó:

Chi phí huy động = Chi phí trả lãi

tiền gửi, tiền vay +

Chi phí hoạt động khác Trả lãi tiền gửi là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, nó là yếư tố quyết định đến việc hoạch định lãi suất cho vay.

Bên cạnh chi phí là lãi suất, trong quá trình HĐV ngân hàng còn phải chịu một số chi phí khác như: chi phí tiền lương nhân viên, chi phí in ấn giấy tờ nghiệp vụ, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch….Chi phí này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí, nhưng nếu tiết kiệm được cũng góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngân hàng.

Chỉ số này càng nhỏ càng tốt và quản lý chi phí vốn là hoạt động thường xuyên và quan trọng của mỗi ngân hàng, vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập ròng của ngân hàng.

1.2.3.4. Hệ số sử dụng vốn huy động

Để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, thường sử dụng các chỉ tiêu so sánh nguồn vốn huy động được với các nhu cầu tín dụng, thanh toán và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động có thể đáp ứng được bao nhiêu, ngân hàng phải vay thêm bao nhiêu để thỏa mãn nhu cầu ấy. Để đạt được mục tiêu này ngân hàng phải có cơ cấu vốn hợp lý. Cơ cấu vốn huy

động ở đây bao gồm cơ cấu vốn theo kỳ hạn, đối tượng khách hàng và loại tiền tệ.

Hệ số sử dụng vốn

huy động =

Tổng vốn huy động sử dụng cho vay, đầu tư Tổng Nguồn vốn huy động

Cơ cấu vốn hợp lý có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng vốn, không có tình trạng bất hợp lý giữa vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn. Mức độ hoạt động của vốn huy động được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn. Hệ số sử dụng vốn càng tiến đến 1 càng tốt (trong điều kiện vẫn đảm bảo các giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh) điều này thể hiện nguồn vốn được sử dụng tối đa.

1.2.3.5. Lãi ròng cho vay, đầu tư bình quân một lao động

Lãi ròng cho vay, đầu tư bình quân/ lao động =

Lãi ròng từ cho vay, đầu tư Tổng lao động tại CN

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao càng chứng tỏ ngân hàng sử dụng lao động có hiệu quả và hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ Tài chính và Ngân hàng (Trang 29 - 32)