Khái quát hoạt động kinh doanh Chi nhánh Tây Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ Tài chính và Ngân hàng (Trang 41 - 47)

1.1.1 .Khái niệm NHTM

2.1. Khái quát quá trình hình thành và hoạt động của CN Tây Hồ

2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh Chi nhánh Tây Hồ

Cuối năm 2010, đầu năm 2011 với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam phải chịu những tác động không nhỏ của khủng hoảng nợ công từ các nước Châu Âu. Đứng trước những ảnh hưởng đó buộc Nhà nước phải có những điều chỉnh như thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm lạm phát cùng với những khống chế khiến cung tiền giảm, lãi suất huy động bị đẩy lên cao. Các hiện tượng lách trần huy động liên tục xảy ra, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường liên ngân hàng. Các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng vì các ngân hàng thắt chặt tín dụng cộng với lãi suất cho vay tăng cao.

Hoạt động ngân hàng năm 2012 gặp phải nhiều khó khăn do sự bất ổn kinh tế, lãi suất ngân hàng biến động không ngừng, thị trường chứng khoán sụt giảm, giá vàng biến động, ... NVHĐ không thuận lợi do chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng; hoạt động cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro bắt nguồn từ chính sách thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay bất động sản, ...; chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra thu hẹp khiến lợi nhuận kinh doanh ngân hàng giảm, đồng thời với sự tham gia của quá nhiều định chế tài chính khiến cạnh tranh càng gay gắt. Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực hiện điều chỉnh trần lãi suất huy động theo hướng giảm dần, lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND đối với tiền gửi không kỳ hạn giảm từ 6%/năm xuống còn 2%/năm, đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 14%/năm xuống còn 8%/năm. Lãi suất huy động thấp làm hạn chế dòng tiền gửi vào ngân hàng. Khả năng HĐV từ doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình ở mức trung bình. Các doanh nghiệp hiện đang trong thời gian khó khăn, tình trạng hàng tồn kho nhiều không bán được, sản xuất ngưng trệ nên nguồn vốn từ các tài khoản của doanh nghiệp rất ít. Tuy nhiên NHNN vẫn kiểm soát chặt chẽ các hoạt động HĐV và tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Đây là một

trong những nguyên nhân quan trọng khiến các ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi VND. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ thận trọng cũng khiến nguồn cung tiền ra thị trường hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản của các ngân hàng.

Năm 2013 là một năm đầy thách thức tác động trực tiếp tới hoạt động của các NHTM nói chung và CN Tây Hồ nói riêng. Các giải pháp tín dụng tiếp tục được điều hành linh hoạt hơn, mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Thời gian qua, dù lãi suất huy động liên tục giảm mạnh và không phải lúc nào cũng “kịch trần” nhưng người dân vẫn tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn dài bởi đây vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất so với các kênh đầu tư khác hiện nay. Không chỉ có vậy, hoạt động của ngân hàng đã có những biểu hiện an toàn và hiệu quả hơn. Dù hiện nay, lãi suất cho vay đã giảm rất nhiều, nhưng dòng vốn vẫn chưa thể luân chuyển thông suốt do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu vay vốn cũng giảm đi.

Từ đầu năm 2014 đến nay, nền kinh tế đã bắt đầu đi vào ổn định. Lạm phát có xu hướng giảm nên đã tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất. Tình hình trên tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Tỷ giá vẫn tiếp tục ổn định, cho thấy niềm tin vào VND đang được củng cố, thanh khoản khá tốt. Lãi suất huy động, cho vay tiếp tục xu hướng giảm và huy động tiền gửi dân cư tiếp tục tăng khá. Lãi suất cho vay hiện nay đã xuống khá thấp nhờ lãi suất đầu vào giảm bên cạnh việc ngân hàng sẵn sàng giảm lãi để chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp.

Nhận thức được những khó khăn và thuận lợi tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, CN Tây Hồ cũng từng bước có những điều chỉnh để phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

2.1.3.1. Công tác huy động vốn

Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN Tây Hồ, tổng NVHĐ (quy đổi VND) đến 31/12/2013 đạt 2.377 tỷ đồng, tăng 323 tỷ đồng so với 31/12/2012 và đạt 114% kế hoạch năm 2012.

Trong đó :

- Nội tệ: Tính đến 31/12/2013 nguồn vốn nội tệ của CN đạt 1.684 tỷ đồng, tăng 113 tỷ đồng so với 31/12/2012.

- Ngoại tệ: Tính đến 31/12/2013, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi là 693 tỷ đồng: + Ngoại tệ USD: 28,6 triệu USD, tăng 8,4 triệu USD so với đầu năm + Ngoại tệ EUR: 3,2 triệu EUR, tăng 1,2 triệu EUR so với đầu năm CN Tây Hồ luôn xác định NVHĐ là nền tảng để mở rộng kinh doanh, giai đoạn 2011-2013 tập trung thực hiện chiến lược huy động nguồn vốn, trong đó quán triệt tinh thần huy động tự lực tối đa nguồn vốn trong nước với phương châm “Đi vay để cho vay”. NVHĐ của CN trong giai đoạn này không ngừng tăng trưởng qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay để phát triển kinh tế.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay và đầu tư

Hoạt động cho vay và đầu tư là nghiệp vụ chủ yếu, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì đây là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng.

Bảng 2.1. Kết quả cho vay tại Chi nhánh Tây Hồ

Đơn vị: Giá trị: tỷ đồng, Tốc độ tăng: %

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Giá trị Tốc độ tăng Giá trị Tốc độ tăng Doanh số cho vay

Doanh số thu nợ Tổng dƣ nợ Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2.269 1.710 1.849 2,4 2.533 2.017 2.188 2,7 2.813 2.234 2.439 2,8 + 264 + 307 + 339 + 0,3 11,6 18,0 18,3 12,5 + 280 + 217 + 251 +0,1 11,1 10,8 11,5 3,7

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh CN Tây Hồ

Đánh giá kết quả hoạt động cho vay và đầu tư tại CN qua các chỉ tiêu:

- Doanh số cho vay: Năm 2011, doanh số cho vay đạt 2.269 tỷ đồng, sang năm 2012 doanh số cho vay tăng lên 2.533 tỷ đồng tăng 11,6% so với năm 2011. Năm 2012 là một năm khó khăn đối với hoạt động của ngành ngân hàng, cùng chính sách thắt chặt tín dụng mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu găp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vì thế hoạt động kinh doanh ngoại hối trong năm 2012 chỉ giữ ổn định ở mức tương đối. Năm 2013, doanh số cho vay đạt 2.813 tỷ đồng, tăng lên 280 tỷ đồng tăng 11,1% so với năm 2012. Tốc độ tăng đã giảm so với các năm trước, nguyên nhân chính là do trong năm 2013 các doanh nghiệp vẫn chỉ hoạt động cầm chừng nên nhu cầu vay vốn còn hạn chế.

- Doanh số thu nợ: Năm 2013 doanh số thu nợ đạt 2.234 tỷ đồng, tăng 217 tỷ đồng so với năm 2012 và 524 tỷ đồng so với năm 2011.

- Tổng dư nợ: Tính đến ngày 31/12/2013 là 2.439 tỷ đồng tăng 11,5% so với năm 2012, đảm bảo đạt chỉ tiêu về dư nợ đã được NHNo&PTNT Việt Nam giao.

- Nợ quá hạn: Nợ quá hạn của CN Tây Hồ có xu hướng tăng dần do tình hình kinh tế ảm đạm, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến việc chậm trả nợ, nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch đề ra là nợ quá hạn nhỏ hơn 3% trên tổng dư nợ. Cụ thể, năm 2011 nợ quá hạn tại CN là 44 tỷ đồng, chiếm 2,4% tổng dư nợ, sang đến năm 2012 là 59 tỷ đồng chiếm 2,7% tổng dư nợ và năm 2013 là 68 tỷ đồng chiếm 2,8% tổng dư nợ. CN đã thực hiện nghiêm túc việc nâng cao chất lượng tín dụng, công tác thẩm định, kiểm tra sau khi cho vay và thu nợ theo quy trình nghiệp vụ và các văn bản chỉ đạo về công tác tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam.

Với phương châm “Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý„ tốc độ tăng trưởng tín dụng của CN Tây Hồ không đều qua các năm nhưng sự biến động này phù hợp với sự thay đổi của yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế và sự điều chỉnh chính sách tiền tệ của NHNN trong từng thời kỳ. Riêng năm 2011 do NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt nên đã áp trần tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng là dưới 20% và tập trung vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh phát triển nông nghiệp và nông thôn thực hiện chính sách tam nông của Đảng và Nhà nước. Vì vậy mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong năm 2012 chỉ ở mức 13-15% nhưng toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam có mức tăng trưởng tín dụng 17% cao hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng chung của cả ngành.

2.1.3.3. Kết quả tài chính

Bảng 2.2. Kết quả tài chính tại Chi nhánh Tây Hồ

Đơn vị: Giá trị: tỷ đồng, Tốc độ tăng: %

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Giá trị Tốc độ tăng Giá trị Tốc độ tăng - Tổng thu 250,8 406,6 524,5 155,8 62,1 117,9 29,0 - Tổng chi 223,9 391,5 495,1 167,6 74,9 103,6 26,5 - Chênh lệch thu - chi 26,9 15,1 29,4 - 11,8 - 43,9 14,3 94,7

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh CN Tây Hồ

Từ năm 2011 đến năm 2013 tình hình tài chính CN Tây Hồ biến động không đều. Cụ thể, năm 2012 chênh lệch thu - chi là 15,1 tỷ đồng, giảm 11,8 tỷ đồng so với năm 2011 mặc dù tổng thu tăng 62,1%. Tuy nhiên điều này không đáng lo ngại vì nguyên nhân chủ yếu là do tổng chi tăng thêm 74,9% trong đó một phần lớn được CN sử dụng cho việc mở thêm phòng giao dịch nhằm mục đích mở rộng mạng lưới hoạt động. Đây là một hành động đầu tư cho tương lai. Sang đến năm 2013 chênh lệch thu-chi là 29,4 tỷ đồng tăng 94,7% so với năm 2012, CN đạt được kết quả này là nhờ thực hiện nhiều biện pháp kinh doanh có hiệu quả, khai thác được nguồn vốn với lãi suất hợp lý, bố trí cơ cấu đầu ra phù hợp với nguồn vốn đầu vào. Bên cạnh đó là việc thực hiện quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro nên chênh lệch thu -chi đã tăng lên, đảm bảo tiền lương và đời sống cho cán bộ công nhân viên. Một phần nữa là do năm 2013 các phòng giao dịch mới đã bắt đầu đi vào hoạt động và đang dần thu hút thêm khách hàng về cho chi nhánh.

Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của CN Tây Hồ đã tăng trưởng tốt, an toàn và hiệu quả. Tuy vẫn còn những hạn chế, thiếu sót mà CN cần

phải khắc phục, nhưng các chỉ tiêu về nguồn vốn, dư nợ, tài chính luôn hoàn thành ở mức cao. Tiền lương, tiền thưởng được đảm bảo, đời sống cán bộ ngày càng được nâng lên. Cán bộ được phân công nhiệm vụ phù hợp tương đối với trình độ năng lực. Mạng lưới kinh doanh và thị phần được mở rộng, uy tín và vị thế của CN ngày càng được củng cố.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ Tài chính và Ngân hàng (Trang 41 - 47)