Đánh giá chung hiệu quả huyđộng vốn tại Chi nhánh Tây Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ Tài chính và Ngân hàng (Trang 75)

1.1.1 .Khái niệm NHTM

2.4. Đánh giá chung hiệu quả huyđộng vốn tại Chi nhánh Tây Hồ

2.4.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới luôn biến động phức tạp và nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó, khi mà Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng trong khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp, NHTM...cũng phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển trên thị trường. Với điều kiện cạnh tranh như vậy, để đứng vững thì nhiều NHTM đã phải tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay, tổ chức nhiều hoạt động marketing... nhằm thu hút khách hàng. Đứng trước những khó

khăn thử thách CN Tây Hồ luôn nỗ lực tìm cách vượt qua và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh vốn huy động có sự tăng trưởng qua các năm. (Trừ năm 2012, CN đã chi phí quá lớn cho việc mở thêm phòng giao dịch phục vụ mục đích mở rộng mạng lưới). Điều này cho thấy hoạt động HĐV đã mang lại hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Quy mô lợi nhuận kinh doanh vốn huy động, tỷ suất lợi nhuận ngày càng cải thiện. Chi phí HĐV giảm dần, CN đã huy động được nhiều nguồn vốn có lãi suất thấp. Đồng thời CN cũng đã thực hiện đa dạng hóa NVHĐ kết hợp với cơ cấu lại các khoản cho vay để có một cơ cấu nguồn vốn phù hợp theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn ổn định từ dân cư, thu hút nguồn vốn ngoại tệ. Tuy CN có đội ngũ cán bộ trẻ còn ít kinh nghiệm nhưng hiệu quả sử dụng lao động cao vì CN đã rất chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân. 2.4.2.1. Hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế

Chi nhánh Tây Hồ đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động HĐV tuy nhiên vẫn còn những mặt chưa thực sự hiệu quả:

- Quy mô NVHĐ còn nhỏ chưa xứng với tiềm năng của CN. Cơ cấu nguồn vốn chưa thật sự hợp lý, nguồn vốn dài hạn, nguồn vốn nội tệ chiếm tỷ trọng cao trong tổng NVHĐ. Hình thức HĐV bằng phát hành các giấy tờ có giá chưa được xem trọng.

- Chưa có sự cân đối phù hợp giữa các loại nguồn vốn và hình thức cho vay tại CN. Cụ thể là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp, trong khi đó nhu cầu cho vay, đầu tư ngắn hạn và ngoại tệ lại cao.

- Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động qua các năm tăng nhưng chưa ổn định.

- Chỉ tiêu chi phí huy động bình quân qua các năm có giảm nhưng vẫn cao làm giảm đáng kể lợi nhuận của CN.

2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế về huy động vốn - Nguyên nhân chủ quan

+ Lãi suất huy động chưa linh hoạt, sức cạnh tranh yếu

Lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra là hai nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả HĐV. Vì thế muốn nâng cao hiệu quả HĐV CN cần phải thực hiện tối thiểu hóa chi phí đầu vào bằng cách giảm chi phí trả lãi tiền gửi và giảm chi phí quản lý. Trong đó, chi phí trả lãi ảnh hưởng trực tiếp từ chính lãi suất huy động của CN. Lãi suất huy động càng cao thì chi phí trả lãi tiền gửi càng lớn điều này sẽ làm giảm quy mô lợi nhuận kinh doanh vốn và tỷ suất lợi nhuận. Ngược lại, lãi suất huy động thấp là điều kiện cho CN tiết kiệm chi phí đầu vào từ đó quy mô lợi nhuận kinh doanh sẽ tăng lên.

Trong giai đoạn 2011 – 2013, lãi suất trên thị trường Việt Nam biến động liên tục. Năm 2011 các ngân hàng xé rào chạy đua lãi suất huy động đẩy mức lãi suất có lúc lên tới 19%/năm. Sau nhiều lần điều chỉnh giảm liên tiếp trong năm 2012 thì mức trần lãi suất từ 14%/năm giảm xuống còn 8%/năm và tiếp tục giảm xuống 7%/năm vào năm 2013, đến quý I năm 2014 lãi suất huy động 1 tháng giảm còn 5%/năm. Lãi suất thay đổi nhiều làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động HĐV của CN, và kéo theo các chỉ tiêu về quy mô lợi nhuận, chi phí huy động, hệ số sử dụng vốn huy động cũng bị tác động.

Chính sách lãi suất CN đưa ra chưa thực sự cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Do CN Tây Hồ thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nên sự điều chỉnh lãi suất phải căn cứ vào văn bản chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam chính vì vậy sự điều chỉnh lãi suất trước những biến động của thị trường còn chưa kịp thời. Trong khi đó các NHTM cổ phần lại có cơ chế điều chỉnh lãi suất hợp lý, linh hoạt và nhanh chóng để thích ứng với các biến động của

thị trường. Mặt khác công tác điều chuyển vốn nội bộ của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cũng còn nhiều bất cập. Khi nguồn vốn khan hiếm thì NHNo trung ương giao chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn cao, lãi suất ưu đãi buộc các CN phải thực hiện, nhưng khi thừa vốn thì lại yêu cầu các CN cơ cấu lại nguồn vốn, giảm lãi suất điều chuyển vốn. Do vậy CN cũng mất đi sự chủ động và tích cực trong công tác HĐV.

+ Hình thức huy động chưa phong phú, dịch vụ và tiện ích ngân hàng chưa đa dạng

Danh mục sản phẩm tiền gửi của CN chưa phong phú đa dạng, chỉ xoay quanh các sản phẩm truyền thống là không kỳ hạn và có kỳ hạn với lãi suất cố định sức cạnh tranh yếu. Trong khi đó đối tượng khách hàng của CN lại đa dạng gồm nhiều nhóm khác nhau cũng có những nhu cầu khác nhau về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Vì vậy đa dạng hóa hình thức huy động là một trong các nhân tố sẽ giúp CN thu hút được nguồn vốn hơn.

+ Thời gian giao dịch còn hạn chế, công nghệ trong thanh toán và tin học còn chưa thực sự hiện đại

Từ năm 2012 toàn CN đã có 01 hội sở và 06 phòng giao dịch điều này đã giúp CN thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng trên địa bàn bởi sự thuận tiện giao thông, tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng. Đây là sự nỗ lực của CN nhằm mục đích mở rộng mạng lưới, địa bàn hoạt động đồng thời cũng thể hiện quyết tâm của CN trong việc phục vụ công tác HĐV, nhất là khi ngày càng có nhiều các ngân hàng khác cạnh tranh trên cùng địa bàn. Tuy nhiên thời gian giao dịch của CN vẫn bó hẹp trong phạm vi từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, thời gian giao dịch trong ngày chỉ 8 tiếng, từ 8 giờ đến 12 giờ sáng và 1 giờ đến 5 giờ chiều. Có những đối tượng khách hàng có nhu cầu giao dịch ngoài giờ hành chính thì CN lại không đáp ứng được. Trong khi đó, ở các ngân hàng khác thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ sáu và sáng thứ 7..., thời gian giao

dịch trong ngày từ 8h00 đến 18h00 và tùy yêu cầu khách hàng có thể kéo dài giao dịch. Do vậy, các ngân hàng đó đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tại CN Tây Hồ cùng các CN khác trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hiện đều đang sử dụng phần mềm IPCAS, đây là một phần mềm đã khá cũ, thiếu tính hiện đại, bộ phận máy chủ thường xuyên quá tải, do vậy đôi khi hệ thống này bị lỗi làm các hạch toán bị treo gây khó khăn cho nhân viên trong việc thực hiện các giao dịch với khách hàng. Thêm nữa tại CN hệ thống mạng nội bộ chưa thật sự tiện ích và còn nhiều bộ máy vi tính cũ, tốc độ chậm nhưng chưa được thay thế. Điều này cũng làm giảm năng suất lao động của nhân viên.

+ Nguồn nhân lực còn thiếu kinh nghiệm, độ thâm niên và uy tín ngân hàng còn hạn chế

Hiện tại, CN có đội ngũ cán bộ nhân viên khá trẻ, tốt nghiệp những trường đại học danh tiếng được đào tạo bài bản về kiến thức tuy nhiên kinh nghiệm ngành chưa nhiều nên chưa phát huy được hết tiềm năng.

Muốn hoạt động kinh doanh phát triển, có hiệu quả cao thì điều kiện tiên quyết là phải quan tâm đến việc xây dựng uy tín và thương hiệu. Ngân hàng có lịch sử lâu đời, có uy tín thì sẽ có lợi thế về thu hút nguồn vốn, khách hàng, nguồn nhân lực,...

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất là bộ mặt của CN, củng cố uy tín của CN trong mắt khách hàng. Hiện tại, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tại hội sở CN rất khang trang, hiện đại nhưng cơ sở hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất của một số phòng giao dịch trực thuộc chưa thật sự hiện đại, chưa gây được ấn tượng lớn đối với khách hàng, chưa xứng với tầm vóc của CN... đây cũng là một trong những lý do gây hạn chế việc thu hút khách hàng.

- Nguyên nhân khách quan

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau khiến cho việc điều chỉnh không còn chuẩn xác. Quy định đưa ra đôi khi không cụ thể khiến cho hiện tượng lách luật và vi phạm vẫn diễn ra. Đơn cử như hành vi chạy đua lãi suất của các ngân hàng trong thời gian qua. Việc lợi dụng khe hở trong quy định các ngân hàng hợp thức hóa phần chênh lãi suất bằng nhiều biện pháp như áp dụng chi môi giới, tiền gửi ủy thác đầu tư,...Chính sự quản lý chưa nghiêm đã khiến cho hiệu quả HĐV tại CN bị ảnh hưởng tiêu cực. CN không thể cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng khác. Hoặc như công cụ dự trữ bắt buộc được Nhà nước sử dụng như một biện pháp buộc ngân hàng giảm cho vay với nền kinh tế, tăng chi phí vốn của ngân hàng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh tăng khiến cho nguồn vốn có thể được sử dụng để cho vay của CN giảm, giảm thu từ lãi cho vay, giảm lợi nhuận kinh doanh vốn của CN.

+ Sự bất ổn tình hình kinh tế – xã hội trong và ngoài nước

Nền kinh tế toàn thế giới bất ổn, có nhiều biến động đã và đang ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.

Hoạt động ngân hàng trong những năm trở lại đây gặp rất nhiều khó khăn. Kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đình trệ, lạm phát tăng khiến cho tích lũy trong các thành phần kinh tế giảm xuống. Hoạt động HĐV cũng chịu các tác động tiêu cực.

+ Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền

Người dân Việt Nam còn chịu ảnh hưởng khá lớn từ tâm lý đám đông. Vì vậy, khi kinh tế thi trường có biến động (sự tăng giá bất động sản, sự tăng giá vàng, biến động của thị trường cổ phiếu… thì người dân có xu hướng đầu tư chạy theo đám đông. Điều này khiến cho NVHĐ của CN thời gian qua cũng không ổn định.

+ Mức bảo hiểm tiền gửi áp dụng thấp

Bảo hiểm tiền gửi là bảo toàn phần tài sản của khách hàng có thể mất đi do sự phá sản của ngân hàng. Tuy nhiên mức chi trả bảo hiểm tiền gửi còn thấp. Nếu có tổn thất, người gửi tiền có số dư tiền gửi dưới mức bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm hoàn trả hết số tiền trong khi với các khoản tiền gửi lớn khách hàng phải chờ thanh lý tài sản. Mức chi trả bảo hiểm tiền gửi với một khoản tiền gửi của khách hàng tối đa hiện nay là 50 triệu đồng – mức quá thấp và không còn phù hợp.

Nhìn chung, CN Tây Hồ là một ngân hàng có tiềm lực trong công tác HĐV. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót cần được hoàn thiện. Do đó, CN cần co cái nhìn toàn diện, phát huy những thành quả đã đạt được, khai thác triệt để các thế mạnh vốn có đồng thời hạn chế khắc phục các điểm yếu. Từ đó đưa ra những giải pháp, chính sách phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, nâng cao tín trên thương trường.

CHƢƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TÂY HỒ

3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại CN Tây Hồ.

3.1.1. Định hướng kinh doanh

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp đòi hỏi hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và CN Tây Hồ nói riêng phải phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để vượt qua các thách thức và khai thác tốt các cơ hội kinh doanh trên thị trường. Với điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng khác sẽ ngày càng quyết liệt hơn đặc biệt là trong hoạt động HĐV. Do vậy CN phải cố gắng vượt bậc mới có thể đứng vững và phát triển. Nhận ra những khó khăn đó, CN Tây Hồ đã đưa ra định hướng chung trong những năm tới là tiếp tục thực hiện định hướng chiến lược kinh doanh đã lựa chọn; điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng đều và vững chắc. Mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Củng cố sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình mới. Tích cực đào tạo cán bộ để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh bằng chất lượng nguồn nhân lực. Đa dạng hoá các hình thức HĐV, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn vốn có tính ổn định, có mức lãi suất đầu vào hợp lý. Thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi khả năng kiểm soát, ưu tiên cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh.

3.1.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn

Tăng quy mô NVHĐ để phục vụ cho các nhu cầu đầu tư, cho vay nền kinh tế trong thời gian tới, giảm chi phí HĐV gồm chi phí trả lãi tiền gửi và chi phí quản lý, tăng thu từ hoạt động cho vay, đầu tư, điều chỉnh cơ cấu

nguồn vốn, cơ cấu cho vay để đảm bảo hiệu quả vốn huy động, chú trọng đến công tác dịch vụ marketing, xây dựng thương hiệu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại CN Tây Hồ.

3.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu của các NHTM ở Việt Nam và trên thế giới. Đứng trước xu thế phát triển, sự cạnh tranh khốc liệt về dịch vụ tài chính và nhu cầu đa dạng của khách hàng, CN Tây Hồ cần phải đầu tư đẩy mạnh, mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ để giúp phần đông những người lao động nhỏ lẻ sẽ được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như khối khách hàng cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ,… tạo ra một thị trường tiềm năng trong tương lai. Để nâng cao triển khai có hiệu quả hoạt động bán lẻ của ngân hàng CN cần quan tâm đồng bộ cả 4 vấn đề sau:

3.2.1.1. Thị trường

Tiềm năng của thị trường bán lẻ là vô cùng lớn khi người dân chưa được làm quen nhiều với các dịch vụ ngân hàng, vì vậy việc khai phá những mảng thị trường mới là điều rất quan trọng. Thông qua việc tìm hiểu khách hàng, nhu cầu về sản phẩm và kênh phân phối sẽ tạo mối liên hệ và nền tảng thuận lợi cho giao dịch tài chính. Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh với khối ngân hàng nước ngoài, CN cần chú trọng đến thị trường cũ và quan tâm thực sự tới thị trường mới. Xác định thị trường tiềm năng là hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong đó tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa kể cả các công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn. Ngoài ra, đối tượng khách hàng truyền thống và chiếm số lượng lớn của dịch vụ bán lẻ là khách hàng cá nhân. Nhất là cần chú ý tới các khách hàng trẻ tiềm năng trong độ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ Tài chính và Ngân hàng (Trang 75)