1.1.1 .Khái niệm NHTM
2.2. Thực trạng huyđộng vốn tại Chi nhánh Tây Hồ
2.2.2. Quy mô và cơ cấu vốn huyđộng
Hoạt động HĐV của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và CN Tây Hồ nói riêng trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy vậy, với sự nỗ lực và uy tín trong kinh doanh thì NVHĐ của CN vẫn luôn được duy trì, đảm bảo kế hoạch được giao.
Bảng 2.5. Quy mô và cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh Tây Hồ
Đơn vị: Giá trị: tỷ đồng; Tỷ trọng, tốc độ tăng: %
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tốc độ tăng Giá trị Tốc độ tăng ∑NVHĐ 1.408 2.054 2.377 646 45,9 323 15,7 1. Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 238 16,9 461 22,4 613 25,8 223 93,7 152 33 - Có kỳ hạn: 1.170 83,1 1.593 77,6 1.764 74,2 423 36,2 171 10,7 + Dưới 12 tháng 464 33,0 668 32,5 711 29,9 204 44 43 6,4 + Trên 12 tháng 706 50,1 925 45,1 1.053 44,3 219 31 128 13,8 2. Theo thành phần kinh tế - NVHĐ từ TCKT 810 57,5 1.146 55,8 1.308 55 336 41,5 162 14,1 - NVHĐ từ dân cư 572 40,6 811 39,5 986 41,5 239 41,8 175 21,6 - Tiền gửi TCTD 26 1,9 97 4,7 83 3,5 71 273,1 -14 -14,4
3. Theo loại tiền tệ
- VNĐ 1.254 89,1 1.571 76,5 1.684 70,8 317 25,3 113 7,2 - Ngoại tệ (quy đổi) 154 10,9 483 23,5 693 29,2 329 213,6 210 43,5
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh CN Tây Hồ
Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của CN thay đổi trước những biến động của thị trường tài chính trong và ngoài nước cũng như biến động của nền kinh tế như sau:
2.2.2.1. Quy mô nguồn vốn
Tổng NVHĐ năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 1.408 tỷ đồng, 2.054 tỷ đồng, 2.377 tỷ đồng và tính đến cuối Quý I/2014 tổng NVHĐ của chi
nhánh đã đạt mức 752 tỷ đồng tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Trong ba năm vừa qua tổng NVHĐ tại CN có sự biến động đáng kể. Năm 2013 tăng 969 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng 68,8%.
2054 2377 1408 752 0 500 1000 1500 2000 2500 2011 2012 2013 QI/2014 Năm Tỷ đồng Nguồn vốn huy động
Biểu đồ 2.1. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Tây Hồ
Nguồn: Bảng 2.5. Quy mô và cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh Tây Hồ 2.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn của CN đã có nhiều sự biến đổi dưới tác động của sự phát triển kinh tế, dịch vụ ngân hàng…
- Cơ cấu NVHĐ theo kỳ hạn
+ Nguồn vốn không kỳ hạn (NV KKH) chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, qua ba năm từ năm 2011 đến năm 2013 nguồn vốn này tăng nhanh, tăng liên tục. NV KKH năm 2011 chỉ đạt 238 tỷ đồng, thì đến năm 2012 đã lên tới 461 tỷ đồng, gấp 1,9 lần năm 2011. Năm 2013 con số này đã lên đến 613 tỷ đồng, gấp gần 2,6 lần năm 2011. Năm 2011 tỷ trọng NV KKH chỉ chiếm 16,9% trên tổng NVHĐ và con số này tăng lên 22,4% vào năm 2012 đến năm 2013 là 25,8%. Tốc độ tăng trưởng của NV KKH cũng liên tục gia tăng. Năm 2012, tăng 223 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng lên tới 93,7%. Năm 2013, tốc độ tăng là 33%, tăng 152 tỷ đồng so với năm 2012. NV KKH
tăng mạnh vào năm 2012 qua các năm do nhu cầu thanh toán, mở tài khoản tiền gửi thanh toán của các cá nhân, tổ chức tại CN ngày càng cao. Điều này phần nào cho thấy sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán... do CN thực hiện. NV KKH có nhược điểm là không ổn định nhưng lại có lãi suất thấp nên tạo thuận lợi cho CN trong việc cạnh tranh lãi suất đầu ra.
+ Nguồn vốn có kỳ hạn (NV CKH) tăng về quy mô nhưng có xu hướng giảm về tỷ trọng. Quy mô NV CKH tăng dần từ 1.170 tỷ năm 2011 lên 1.593 tỷ năm 2012, sang năm 2013 con số này là 1.764 tỷ đồng. Qua các năm quy mô NV CKH vẫn tăng nhưng tỷ trọng trên tổng nguồn lại giảm. Tỷ trọng NV CKH giảm từ 83,1% năm 2011 xuống 77,6% năm 2012 và năm 2013 chỉ chiếm tỷ trọng 74,2% trên tổng NVHĐ. Tuy NV CKH mang tính ổn định và luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng NVHĐ của CN nhưng lại có lãi suất khá cao gây khó khăn trong kinh doanh, đây cũng là lý do mà CN ngày càng mong muốn giảm tỷ trọng nguồn vốn này xuống mức thấp nhất có thể.
NV CKH dưới 12 tháng có tỷ trọng giảm nhẹ qua các năm. Từ năm 2011 tỷ trọng NV CKH dưới 12 tháng giảm từ 33% trên tổng NVHĐ xuống 32,5% năm 2012 và còn 29,9% vào năm 2013.
Tỷ trọng NV CKH trên 12 tháng cũng có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2011, quy mô vốn là 706 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,1%. Đến năm 2012 đạt mức 925 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,1%. Năm 2013 quy mô tăng đến 1.053 tỷ đồng nhưng cũng chỉ chiếm 44,3%. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NVHĐ, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, cho vay trung, dài hạn, đồng thời tăng lợi nhuận cho CN. Để duy trì được nguồn vốn này CN đã thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi đối với NVHĐ có kỳ hạn trên 12 tháng và chủ động tiếp cận được nguồn tiền gửi ngắn hạn với lãi suất hợp lý của một số dự án trên địa bàn quận Tây Hồ
238 461 613 464 668 711 706 925 1053 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 Năm Tỷ trọng Kỳ hạn > 12 tháng Kỳ hạn < 12 tháng Không kỳ hạn
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
Nguồn: Bảng 2.5. Quy mô và cơ cấu vốn huy động của Chinh nhánh Tây Hồ - Cơ cấu NVHĐ theo đối tượng khách hàng
Chi nhánh Tây Hồ HĐV chủ yếu từ các đối tượng khách hàng là các TCKT, dân cư trong và ngoài địa bàn, các TCTD. Trong số các NVHĐ thì NVHĐ từ TCKT tại CN luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng NVHĐ (trên 50%) và có xu hướng giảm dần. 810 1146 1308 572 811 986 83 97 26 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 Năm Tỷ trọng Tiền gửi TCTD NVHĐ dân cư NVHĐ TCKT
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng khách hàng
+ NVHĐ từ TCKT là tiền gửi của các doanh nghiệp, công ty…Tiền gửi các TCKT có tăng về quy mô nhưng giảm nhẹ về tỷ trọng. Năm 2011, con số này dừng ở mức 810 tỷ đồng, chiếm 57,5% tổng NVHĐ, năm 2012 tăng thêm 336 tỷ đồng và chỉ chiếm 55,8%, đến năm 2013 đạt mức 1.308 tỷ đồng nhưng cũng chỉ chiếm 55% tổng NVHĐ. Vậy từ năm 2011 đến năm 2013 tỷ trọng NVHĐ từ TCKT giảm 2,5%.
+ NVHĐ từ dân cư chủ yếu là các khoản TGTK và giấy tờ có giá. Trong đó, TGTK dân cư luôn chiếm phần lớn. Tại CN NVHĐ từ dân cư có quy mô tăng dần trong các năm trở lại đây, tuy nhiên tỷ trọng lại biến đổi không đều. Năm 2011 nguồn vốn này đạt 572 tỷ đồng, chiếm 40,6% tổng NVHĐ. Năm 2012 đạt 811 tỷ, chiếm tỷ trọng 39,5%, tăng 239 tỷ, tốc độ tăng 41,8% so với năm 2011. Năm 2013 lượng vốn này là 986 tỷ đồng, tăng 175 tỷ đồng so với năm 2012, chiếm 41,5% tổng NVHĐ, tốc độ tăng đạt 21,6% so với 2012. Đây là nguồn tiền gửi có tiềm năng nên chi nhánh đã không ngừng triển khai các chương trình quảng bá, marketing, khuyến mại đến từng khu thương mại, các hộ gia đình, cá nhân… để thu hút sự quan tâm ủng hộ của người dân. Bên cạnh đó CN cũng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để xây dựng niềm tin, thương hiệu CN NHNo&PTNT Tây Hồ trên địa bàn. CN đã áp dụng nhiều hình thức huy động mới, linh hoạt về kỳ hạn và lãi suất, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng. Nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên CN Tây Hồ đã mở thêm các phòng giao dịch nằm rải rác trên địa bàn để tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân đến giao dịch và gửi tiền mà năm 2013 lượng tiền gửi dân cư đã tăng lên đáng kể.
+ Tiền gửi của TCTD đến từ hai kênh cơ bản đó là tiền gửi thanh toán của TCTD khác mở tại CN và tiền gửi huy động từ TCTD khác qua thị trường liên ngân hàng. Tại CN nguồn tiền gửi này mấy năm qua biến động không
đều và cũng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng NVHĐ. Năm 2011, tiền gửi của TCTD chỉ ở mức 26 tỷ đồng chiếm 1,9% tổng NVHĐ. Sang năm 2012 quy mô nguồn vốn này tăng lên 97 tỷ đồng tăng gấp 3,7 lần năm 2011. Đến năm 2013 nguồn tiền gửi TCTD giảm xuống còn 3,5% tổng NVHĐ. Năm 2012, nguồn tiền gửi TCTD tăng lên đáng kể là do CN tiếp cận được với nguồn tiền gửi của Ngân hàng Chính sách Xã hội phục vụ mục đích xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ sinh viên, .... đây là nguồn tiền gửi không kỳ hạn và mang lại doanh thu cho CN nhờ chênh lệch lãi suất.
- Cơ cấu NVHĐ theo loại tiền tệ
CN Tây Hồ thực hiện HĐV bằng các loại tiền VNĐ, USD và EUR. Tuy nhiên nguồn vốn nội tệ vẫn là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NVHĐ của CN. 1254 1571 1684 154 483 693 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 Năm Tỷ trọng
Ngoại tệ (quy đổi) VNĐ
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ
Nguồn: Bảng 2.5. Quy mô và cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh Tây Hồ
+ NVHĐ nội tệ tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2011 đến 2013. Năm 2011, quy mô nguồn vốn nội tệ mà CN huy động được là 1.254 tỷ đồng, chiếm 89,1% tổng NVHĐ thì đến
năm 2012 quy mô tăng lên 1.571 tỷ đồng, nhưng chỉ chiếm 76,5% tổng NVHĐ. Và sang năm 2013 thì tỷ trọng của nguồn vốn này đã giảm xuống còn 70,8% tổng NVHĐ, mặc dù giá trị vẫn đạt 1.684 tỷ đồng. Tốc độ huy động nội tệ năm 2012 so với năm 2011 tăng 317 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng 25,3%, năm 2013 tổng nguồn vốn nội tệ của CN đạt 1.684 tỷ đồng, tăng 113 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt 7,2% so với năm 2012, nhưng tỷ trọng lại giảm so với hai năm trước.
+ NVHĐ bằng ngoại tệ: Trong giai đoạn 2011-2013, nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay ngoại tệ ngày càng tăng, NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và CN Tây Hồ nói riêng luôn chú trọng công tác huy động nguồn vốn ngoại tệ. Nguồn vốn ngoại tệ của CN trong giai đoạn từ 2011 đến 2013 thay đổi theo xu hướng biến động của thị trường, chủ yếu là đồng dollars và euro (số liệu quy đổi ra VNĐ). Năm 2011 trước sức ép về tăng tỷ giá và sự khan hiếm ngoại tệ thanh toán cũng như sự thay đổi trong chính sách điều hành của NHNN, nguồn tiền gửi ngoại tệ tại CN chỉ đạt 154 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng NVHĐ. Sau khoảng thời gian nỗ lực xây dựng hình ảnh và thương hiệu đến năm 2012 nguồn vốn ngoại tệ của CN so với năm 2011 tăng mạnh đến 483 tỷ đồng, tăng 329 tỷ đồng và chiếm 23,5% tổng NVHĐ. Trong năm 2013, con số này tiếp tục tăng lên 693 tỷ đồng chiếm 29,2% tổng NVHĐ tốc độ tăng 43,5% so với năm 2012. Có được kết quả trên là do CN đã tăng cường thu hút nguồn vốn ngoại tệ thông qua việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động dịch vụ chi trả kiều hối và các hình thức HĐV đối với nguồn vốn ngoại tệ linh hoạt đồng thời đưa ra cơ chế quản lý vốn, phí điều hòa vốn nội bộ, ưu đãi tỷ lệ sử dụng vốn phù hợp để tạo ra bước nhảy vọt trong thu hút nguồn vốn ngoại tệ.
Tóm lại, cơ cấu kỳ hạn NVHĐ của CN đang có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng NV KKH; nguồn vốn ngoại tệ; tiền gửi dân cư. Cùng với đó
tỷ trọng NV CKH, nguồn tiền gửi nội tệ và tiền gửi của TCKT đang có xu hướng điều chỉnh giảm dần.