Kinh nghiệm huyđộng vốn của một số NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ Tài chính và Ngân hàng (Trang 35 - 37)

1.1.1 .Khái niệm NHTM

1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huyđộng vốn

1.3.2. Kinh nghiệm huyđộng vốn của một số NHTM Việt Nam

Hệ thống NHTM ở Việt Nam được hình thành từ những năm 1951, lịch sử phát triển của NHTM gắn liền với lịch sử của từng thời kỳ trong công cuộc xây dựng đất nước. Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ. Nhiều ngân hàng đã đầu tư rất mạnh cho công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ động đối mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập.

Một số NHTM ở Việt Nam đã phát huy tính chủ động và sáng tạo, áp dụng thành công một số kinh nghiệm HĐV của NHTM nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động HĐV của mình điển hình như:

1.3.2.1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử,… Một số các sản phẩm huy động vốn đã được Vietcombank áp dụng hiệu quả với phương châm “ Linh hoạt tài chính, sinh lợi không ngừng”:

Chú trọng phát triển nguồn vốn từ dịch vụ thẻ và hoạt động kinh doanh ngoại hối là hướng đi đúng đắn của Vietcombank. Bởi hai nguồn vốn này có

lãi suất rẻ và không phải trả lãi nên ngân hàng có thể cơ cấu để cho vay, phát huy tốt nhất hiệu quả của đồng vốn huy động được.

1.3.2.2. Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank)

Trải qua chặng đường 20 năm phát triển, SeABank đã khẳng định vị thế bằng những giá trị thực chất và hiệu quả, qui chuẩn sản phẩm, chất lượng dịch vụ theo mô hình đẳng cấp quốc tế. Luôn giữ vững vị thế dẫn đầu của SeABank trong nhóm các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Một số sản phẩm huy động vốn nổi bật của SeABank: Tiết kiệm gửi góp “Ươm mầm ước mơ”, “Tích lũy tương lai”, SeASave online, SeASave Smart, SeASave Elevator…

SeABank là ngân hàng có nhiều sản phẩm huy động phản ứng nhanh nhạy với thị trường nhất nhờ đó mà nguồn vốn của Seabank luôn có sự tăng trưởng trong tình hình kinh tế khó khăn.

1.3.2.3. Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)

DongA Bank là một trong ngân hàng cổ phần đầu tiên được thành lập vào đầu những năm 1990 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn và ràng buộc. Trải qua chặng đường 19 năm hoạt động, DongA Bank đã lập được “chiến tích” trở thành ngân hàng dẫn đầu về phát triển dịch vụ thẻ. DongA Bank được xếp vào hệ thống ngân hàng nhỏ nhưng có trình độ công nghệ cao. Với việc đầu tư vào hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, DongABank được biết đến là ngân hàng đầu tiên cho phép khách hàng gửi tiền vào cây ATM mọi lúc, mọi nơi. Điều này đã giúp tận dụng được nhiều nguồn tiền gửi do sự linh động về thời gian cho khách hàng và tiết kiệm chi phí giao dịch cho ngân hàng. Có thể coi DongABank là một trong các ngân hàng dẫn đầu về mảng thẻ tại Việt Nam. Sản phẩm Thẻ đa năng Đông Á là chìa khóa giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ với nhiều tính năng ưu việt mà DongA Bank cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ Tài chính và Ngân hàng (Trang 35 - 37)