kiểm soát chi NSNN một đầu mối
Qua kinh nghiệm công tác kiểm soát chi NSNN một đầu mối của KBNN Hà Nội, KBNN Nghệ An, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, công tác sử dụng và đào tạo cán bộ hợp lý, bố trí đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ. KBNN Hà Nội luôn coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ. Có chính sách động viên và khuyến khích cán bộ tham gia vào các đề tài, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng học tập nhằm nâng cao trình độ. KBNN Hà Nội thường xuyên tổ chức học tập chế độ chính sách, cập nhật kiến thức mới là một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, tiến tới tổ chức các buổi học tập sinh hoạt thường xuyên. Chính vì vậy mà KBNN Hà Nội luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Thứ hai, kiểm soát chi NSNN qua KBNN Nghệ An thực hiện việc kết nối thông tin, cơ sở dữ liệu với các sở, ban, ngành để tiến hành trao đổi, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho các cấp, các ngành trong quá trình quản lý, điều hành kiểm soát chi NSNN.
Thứ ba, thực hiện phối hợp chặt chẽ với sở, ngành liên quan trong quá trình kiểm soát chi để kịp thời trao đổi, tìm ra hướng giải quyết đối với những khó khăn, vướng mắc trong thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, thực hiện tốt vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong quá trình điều hành NSNN, đảm bảo bố trí sử dụng NSNN có hiệu quả, không để tồn đọng và gây lãng phí cho NSNN.
Thứ tư, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong công tác chi NSNN. Để thực hiện được tốt chức trách, vai trò của mình, Kho bạc Nhà nước Hà Nội, KBNN Nghệ An đã tăng cường công tác tự kiểm tra nội bộ, kiểm tra trước và sau khi thanh toán nhằm kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các sai sót xảy ra trong quá trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
Thứ năm, Định kỳ phối hợp với các ngành và các đơn vị chủ đầu tư tổ chức các buổi toạ đàm. Thông qua các buổi toạ đàm đó, có thể nắm bắt được những vấn đề phát sinh, những vướng mắc cần tháo gỡ và có những biện pháp giải quyết kịp thời.
Kết luận chƣơng 1
Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua KBNN với các nội dung chính:
Chi NSNN: khái niệm, đặc điểm, điều kiện và nội dung chi NSNN Kiểm soát chi NSNN qua KBNN: khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN qua KBNN cấp tỉnh.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN Nam Định trong quá trình thực hiện kiểm soát chi NSNN một đầu mối.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong luận văn như: Phương pháp thống kê, so sánh, logic, lịch sử, phân tích tổng hợp, xử lý thông tin… kết hợp với hệ thống bảng, hình vẽ để làm rõ những nội dung cơ bản của hoạt động kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua KBNN tỉnh Nam Định.
2.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
2.1.1. Nội dung phương pháp
Phân tích nghĩa là phân chia trong thực tế hay trong ý nghĩ hiện tượng, sự vật, thuộc tính hay quan hệ thành các yếu tố cấu thành sau đó nghiên cứu riêng lẻ chúng. Khi phân tích, các yếu tố cấu thành chính thể sẽ dần tự tách khỏi chỉnh thể, tách khỏi các mối liên hệ giữa chúng với nhau. Việc phân tích là giai đoạn rất cần thiết của quá trình nhận thức sự vật, nghiên cứu từng bộ phận cấu thành chỉnh thể một cách chi tiết.
Tổng hợp là phương pháp nhằm xác định các thuộc tính, các mối liên hệ chung, các quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành sự vật. Tổng hợp là kết quả nghiên cứu phân tích và kết hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh và thống nhất.
Phân tích và tổng hợp kết hợp, bổ sung cho nhau cho đến khi có được sự nhận thức về sự vật được hoàn chỉnh và đầy đủ.
2.1.2. Mục đích sử dụng phương pháp
Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua Kho bạc Nhà nước. Phân tích, đánh giá số liệu kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua Kho Bạc Nhà nước Nam Định.
2.1.3. Cách thức sử dụng phương pháp
Tìm và xác định vấn đề cần phân tích
Luận văn phân tích các quan điểm về công tác kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua Kho bạc Nhà nước; từ đó phân tích thực trạng tình hình
kiểm soát thanh toán vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước Nam Định. Phân tích nguyên nhân tồn tại, yếu kém để đề ra các giải pháp khắc phục.
Tổng quan và thu thập thông tin cần phân tích
Tổng quan và thu thập dữ liệu dụng chủ yếu trong luận văn là dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các nguồn như: Các số liệu và tài liệu do Kho bạc cung cấp, quy trình kiểm soát chi NSNN một đầu mối, báo cáo tổng kết hoạt động của KBNN Nam Định, báo cáo tổng kết tình hình thanh toán vốn đầu tư các năm; các loại sách báo, tạp chí ngân quỹ quốc gia, thông tư, quyết định…
Diễn giải, phân tích dữ liệu
Trên cơ sở những thông tin thu thập được về kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua Kho bạc Nhà nước, luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua Kho bạc Nhà nước Nam Định và tiến hành phân tích những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân của mặt tích cực và hạn chế đó là gì?
Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả phân tích
Sau khi tiến hành phân tích thông tin đã thu thập, luận văn tổng hợp kết quả phân tích để đưa ra nhận định chung về vấn đề phân tích
Tổng hợp kết quản phân tích là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất kiến nghị của tác giả đối với việc hạn chế kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua Kho bạc Nhà nước Nam Định.
2.2. Phƣơng pháp thống kê
2.2.1. Nội dung phương pháp
Là phương pháp dựa trên các số liệu thu thập, tổng hợp được; sau đó trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu đó nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán kết quả để ra quyết định.
Thống kê thường được chia ra làm 2 lĩnh vực: + Thống kê mô tả
+ Thống kê suy luận.
Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến thu thập số liệu, tóm tắt số liệu, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Thông kê suy luận là phương pháp thống kê bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng cơ bản của tổng thể, phân tích các mối liên hệ giữa các hiện tượng trong nghiên cứu, sau đó đưa ra các dự đoán hoặc quyết định trên cơ sở thông tin từ kết quả quan sát mẫu thu thập được.
2.2.2. Mục đích sử dụng phương pháp
Sử dụng các số liệu thống kê để mô tả lại sự thay đổi và xu hướng thay đổi của một hiện tượng kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả dùng để mô tả quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN được thực hiện như thế nào, qua đó xác định được kết quả của từng khâu trong công tác, các khó khăn, phức tạp của công tác kiểm soát chi NSNN từ đó mà ta chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong từng khâu, nhằm mục đích đề xuất những giải pháp có tính khả quan để khắc phục các hạn chế.
2.2.3. Cách thức sử dụng phương pháp
Bƣớc 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng
khác nhau của các nội dung nghiên cứu về kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua Kho bạc Nhà nước
Bƣớc 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi
trong quá trình nghiên cứu về kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua Kho bạc Nhà nước như: Thực trạng tình hình kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua Kho bạc Nhà nước Nam Định trong giai đoạn 2014-2017 như thế nào? Điểm mạnh và hạn chế của kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua Kho bạc Nhà nước Nam Định là gì?
Bƣớc 3: Dự đoán hoặc đưa ra các kết luận, kiến nghị trên cơ sở kết quả
2.3. Phƣơng pháp so sánh
2.3.1. Nội dung của phương pháp
Là phương pháp nghiên cứu, xem xét các chỉ tiêu dựa trên việc so sánh số liệu cần so sánh với một chỉ tiêu gốc (chỉ tiêu cơ sở).
2.3.2. Mục đích sử dụng phương pháp
Đối chiếu và tìm hiểu sự tương đồng hay khác biệt trong các nghiên cứu về kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua Kho bạc Nhà nước. Thông qua so sánh các chỉ số, phân tích các luận cứ, các giả thuyết đưa ra sẽ sâu sắc hơn, quá trình đánh giá hiệu quả của việc kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua Kho bạc Nhà nước.
2.3.3. Cách thức sử dụng phương pháp
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:
Là kết quả của hiệu số kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc các chỉ tiêu, chỉ số.
∆y = y1 - yo Trong đó:
yo : chỉ tiêu, chỉ số năm trước y1: chỉ tiêu, chỉ số năm sau
∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nghiên cứu với số liệu năm trước của các chỉ tiêu, chỉ số xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu, chỉ số, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
- Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối:
Là kết quả của thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu, chỉ số.
∆y = y1 * 100% - 100% yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu, chỉ số năm trước. y1 : chỉ tiêu, chỉ số năm sau.
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, chỉ số phân tích. Phương pháp so sánh bằng số tương đối dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ chỉ tiêu, chỉ số trong khoảng thời gian nhất định. So sánh sự tăng trưởng của chỉ tiêu, chỉ số giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, chỉ số. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh tác giả dùng trong luận văn để so sánh KHV so với số đã được giải ngân, để tiến hành so sánh tỉ lệ phần trăm thanh toán với kế hoạch được giao. Để phân tích, đánh giá kết quả đạt được cũng như tiến độ thực hiện kiểm soát chi trong năm ngân sách.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống điển hình
Dựa vào kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN của hai Kho bạc Nhà nước: Kho bạc Nhà nước Hà Nội và KBNN Nghệ An để đúc kết cho Kho bạc Nhà nước Nam Định những kinh nghiệm quý báu trong công tác kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua KBNN. Học tập các mặt tích cực của từng Kho bạc, phân tích nguyên nhân của những hạn chế yếu kém đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại yếu kém đó.
2.5. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát
Các thông tin, số liệu sơ cấp là các thông tin, số liệu có liên quan đến việc phân tích nhân tố tác động đến công tác kiểm soát chi NSNN một đầu mối. Đánh giá của CBCC KBNN Nam Định đối với việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát trong thời gian qua. Đánh giá của các các đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình tham gia thực hiện và chịu tác động vào quá trình kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua KBNN Nam Định
Phiếu điều tra khảo sát được thiết kế bao gồm 3 nội dung. Trong đó nội dung về đánh giá thực trạng Kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua KBNN Nam Định giai đoạn 2014-2017 được xây dựng theo 3 cấu phần của hệ thống kiểm soát chi và ý kiến đánh giá được chia theo 5 cấp độ. Các nội dung khác lấy ý kiến đánh giá về tính hiệu quả của công tác kiểm soát và ý kiến đề xuất để hoàn thiện công tác kiểm soát chi đối với hoạt động tín dụng. Trên cơ sở các ý kiến của các chuyên gia, luận văn sẽ đi sâu phân tích thực trạng, đánh giá mặt đạt được và mặt hạn chế của kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua KBNN Nam Định
2.6. Quy trình nghiên cứu
Tác giả thực hiện quy trình nghiên cứu theo tuần tự các bước như sau :
Bƣớc 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý
luận về kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua KBNN Nam Định.
Bước này chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu tại chương 1 và chương 3. Trong các chương này, tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản, chế độ chính sách về công tác kiểm soát chi NSNN một đầu mối.
Phần tổng quan tài liệu tác giả chủ yếu thu thập số liệu trên tài liệu về KBNN và NSNN, các báo, tạp chí (tạp chí Tài chính, tạp chí Ngân quỹ Quốc gia); dựa trên các luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn của trường và của Ngành Kho bạc.
Ở đây tác giả sử dụng nhiều đến phương pháp thống kê mô tả để liệt kê, trình bày lại những khái niệm cơ bản, những nội dung cốt yếu của vấn đề trong chương 1.
Bƣớc 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng kiểm
soát chi NSNN một đầu mối qua KBNN Nam Định giai đoạn 2014-2017. Tiến hành phân tích thực trạng kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua KBNN Nam Định.
Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết, báo cáo quyết toán do phòng KSC KBNN Nam Định tổng hợp. Các số liệu này được xử lý và vẽ biểu đồ trên bằng phần mềm Microsoft Excel.
Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tình hình kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua KBNN Nam Định.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích tỉ lệ để thu thập thông tin, phân tích số liệu về tình hình KSC, đánh giá cụ thể những kết quả làm được, những hạn chế trong công tác KSC, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm soát chi giai đoạn 2014-2017.
Phân tích đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được của các nghiên cứu trước đó nhằm tìm ra những khoảng trống trong nghiên cứu, những điểm mới mà các tác giả trước chưa thực hiện được.
Bƣớc 3: Trên cơ sở kết luận phân tích thực trạng quản lý, đề xuất một
số định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua KBNN Nam Định.
Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 4. Trong bước này tác giả tiến hành công tác thu thập dữ liệu thứ cấp được trích dẫn từ các văn bản, chế độ chính sách quy định, từ định hướng phát triển của ngành kho bạc, dựa vào tài liệu trên cổng thông tin của Bộ Tài chính, Cổng thông tin KBNN, bài viết về hoạt động của KBNN và KBNN Nam Định, trên các tạp chí để đưa ra những nhận định, đề xuất những giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN một đầu mối cho các năm tiếp theo.
Kết luận chƣơng 2
Chương 2, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn của mình với các nội dung chính sau: