Nội dung, hình thức, quy trình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước một đầu mối qua Kho bạc Nhà nước Nam Định (Trang 30 - 32)

1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước về công tác kiểm soát chi

1.3.2. Nội dung, hình thức, quy trình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách

sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Vai trò của chi thường xuyên trong các nhiệm vụ chi của NSNN là rất quan trọng. Bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường và thực hiện các chức năng của mình hay không là do công tác chi thường xuyên. Nếu quốc gia nào kiểm soát tốt nhiệm vụ chi thường xuyên có thì sẽ kích thích tích lũy và tiêu dùng.

Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN:

- Kiểm soát dự toán: Kiểm tra, kiểm soát số dự toán, thời gian phân bổ dự toán, hình thức dự toán.

- Kiểm soát hồ sơ: kiểm soát viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sơ bộ hồ sơ, chứng từ.

- Kiểm soát cam kết chi:

Kiểm soát việc cam kết chi là điều kiện để đảm bảo rằng các khoản chi từ nguồn NSNN phải được giữ lại (dành dự toán) và đảm bảo công tác giải ngân khi trong tương lai điều kiện thanh toán đã đầy đủ. Thực hiện cam kết chi là ưu điểm trong cải cách tài chính công, việc thực hiện cam kết và đảm bảo dành ra một khoản dự toán để thanh toán các khoản chi phí phát sinh ngay từ khi đưa ra quyết định của ĐVSDNS. Mục đích của cam kết chi đảm bảo việc thanh toán hợp đồng đã được đơn vị ký kết giữa đơn vị sử dụng NSNN với các nhà cung cấp; theo dõi, phản ánh được số công nợ phải trả cho các nhà cung cấp; giảm thiểu tình trạng một số đơn vị vẫn có thể thực hiện ký

kết hợp đồng với nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ khi mà dự toán của đơn vị không còn đáp ứng nhu cầu chi tiêu hoặc ký kết hợp đồng không phù hợp với nhiệm vụ được giao của đơn vị hoặc chưa đáp ứng với các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu của đơn vị…

Cam kết chi trong lĩnh vực chi thường xuyên là việc các ĐVSDNS cam kết sử dụng dự toán (một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa ĐVSDNS với các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

- Kiểm soát Thanh toán:

+ Kiểm tra hồ sơ, chứng từ xem tính hợp pháp của chứng từ; kiểm tra số dư trên tài khoản, số dư trên dự toán, kiểm tra về mẫu dấu, chữ ký và các điều kiện chi trả đối với mỗi nội dung chi cụ thể. Nếu hồ sơ được đánh giá đủ điều kiện chi theo quy định, kiểm soát viên của KBNN sẽ thực hiện hạch toán kế toán, ký chứng từ và chuyển hồ sơ, chứng từ cho Lãnh đạo KBNN duyệt theo quy định;

+ Thực hiện thanh toán: Chuyển tiền theo yêu cầu của Chủ tài khoản.

Hình thức, quy trình kiểm soát chi thường xuyên:

kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua KBNN với những khoản chi có tính chất thường xuyên là việc KBNN kiểm soát và thanh toán các khoản chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng NSNN đảm bảo khách hàng chỉ làm việc với một bộ phận tiếp nhận hồ sơ từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả cuối cùng. Kiểm soát chi thường xuyên và đầu tư đều được thực hiện theo nguyên tắc một đầu mối tại Phòng KSC đối với KBNN tỉnh và Bộ phận KSC đối với KBNN huyện.

Nguyên tắc thực hiện kiểm soát chi thường xuyên một đầu mối:

- Thủ tục hành chính rõ ràng, đơn giản, đúng quy trình nghiệp vụ và chế độ; Kiểm soát viên giải quyết công việc nhanh, không gây phiền hà cho khách hàng;

- Công khai các hồ sơ, thủ tục, quy trình; trách nhiệm của cán bộ KBNN; thời gian giải quyết công việc;

- Nhận và trả hồ sơ chi NSNN cũng như kết quả tại một đầu mối,

không yêu cầu khách hàng phải liên hệ với nhiều bộ phận, nhiều đầu mối.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước một đầu mối qua Kho bạc Nhà nước Nam Định (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)