4.2. Giải pháp nâng cao công tác kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua Kho
4.2.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình giám sát và đánh giá thực hiện
Đặc thù của hệ thống KBNN quản lý quỹ NSNN và các quỹ khác… vì vậy mang tính rủi ro cao, cùng với khối lượng và các nghiệp vụ phát sinh lớn, liên quan gắn liền với lợi ích kinh tế, phức tạp vì vậy một trong công cụ đắc lực giúp hệ thống KBNN nói chung là công tác kiểm tra giám sát, được tổ chức một cách thường xuyên và liên tục. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong KBNN thường đã được xây dựng và tổ chức khá tốt theo nguyên tắc và chuẩn mực nhất định. Có thể coi việc kiểm soát nội bộ là yếu tố quan trọng cho việc chỉ đạo điều hành của các KBNN trong việc kiểm soát và hạn chế rủi ro. Hệ thống này hoạt động không có hiệu quả sẽ không chỉ dẫn đến việc phát sinh các gian lận, sai sót, tham ô, gây thiệt hại lớn cho nhà nước mà còn làm mất sự tin tưởng của người dân với KBNN.
* Đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên
- Áp dụng quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra.
Đây là hình thực chi NSNN tiên tiến, mới được áp dụng ở một số nước trên thế giới hoặc mới được áp dụng ở một số khoản chi đặc biệt. Theo phương thức này, các ĐVSDNS phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình; căn cứ vào các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch; căn cứ các văn bản quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, dự toán năm trước để xây dựng dự toán chi, từ việc xây dựng dự toán chi NSNN khoa học và chi tiết dẫn tới công tác chi của ĐVSDNS và công tác kiểm soát của KBNN được thuận lợi và hiệu quả hơn.
* Đối với công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB
Việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi đầu tư XDCB cần xuất phát từ những nội dung chủ yếu như:
+ Đổi mới từ việc xây dựng chiến lược đầu tư và thông báo KHV đầu tư hàng năm.
Đối với việc thông báo KHV đầu tư hàng năm, sau khi được giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư hàng năm, các Bộ, Ngành và các Địa phương có trách nhiệm triển khai KHV đầu tư đúng với chủ trương, định hướng đầu tư, bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm và rút ngắn thời gian thông báo KHV trong nội bộ ngành Tài chính.
+ Tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan có liên quan, đặc biệt là cấp phê duyệt chủ trương và các chủ đầu tư, sớm nghiên cứu và ban hành, thực hiện cơ chế bảo hành những sản phẩm do các đơn vị tư vấn thực hiện; trong đó, cần gắn chặt chất lượng sản phẩm tư vấn với chất lượng của công trình đầu tư. Ngoài ra, cần ban hành và thực hiện cơ chế cho phép giữ lại một tỉ lệ vốn nhất định trong tổng mức vốn đầu tư đã được duyệt. Sau khi phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành chính thức mới thực hiện cấp hết vốn nhằm thúc đẩy việc lập, duyệt, quyết toán vốn đầu tư của các chủ dự án.
- Hoàn thiện các nội dung, phạm vi và quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB.
Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trước hết cần phải được kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ thanh toán. Nội dung và phạm vi kiểm soát của KBNN cần được xác định cụ thể đối với từng loại hồ sơ khác nhau. Cụ thể như:
+ Hồ sơ ban đầu: Cần được kiểm tra theo những nội dung như sự đầy đủ của hồ sơ; tính pháp lý của hồ sơ, hồ sơ cần đúng mẫu biểu, đúng trình tự và phương pháp ghi chép các chỉ tiêu, cấp phê duyệt...; mối quan hệ giữa các hồ sơ theo hai nguyên tắc:
+ Hồ sơ từng lần thanh toán: Ngoài việc kiểm tra sự đầy đủ, tính pháp lý và mối quan hệ giữa các hồ sơ cũng như việc kiểm tra hồ sơ ban đầu thì việc kiểm tra hồ sơ thanh toán từng lần cần chú ý đến các chỉ tiêu như:
Đối với các khoản chi thanh toán theo dự toán, yêu cầu phải kiểm tra và đối chiếu nội dung thanh toán với dự toán đã được duỵêt, áp dụng định mức đơn giá.
Đối với trường hợp thực hiện gói thầu chỉ định thầu có giảm giá, yêu cầu kiểm tra tương tự như trường hợp thanh toán theo dự toán nhưng khi thanh toán phải giảm trừ tỷ lệ giảm giá tương ứng.
Đối với các khoản chi thanh toán theo hợp đồng gồm hợp đồng chìa khoá trao tay và hợp đồng khoán gọn.
Hợp đồng chìa khoá trao tay: kiểm tra giá trị thanh toán, đảm bảo giá trị thanh toán từng kỳ cho nhà thầu phù hợp với tỷ lệ khối lượng hoàn thành của từng hạng mục và giá trị tương ứng của hạng mục đó trong hợp đồng.
Hợp đồng khoán gọn không có điều chỉnh giá: kiểm tra nội dung thanh toán đảm bảo tính phù hợp với hợp đồng đã ký.
Hợp đồng khoán gọn có điều chỉnh giá: kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá phù hợp, tránh thất thoát, lãng phí.
+ Hồ sơ thanh toán lần cuối:
Đối với các công trình, hạng mục công trình chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đã hoàn thành thì việc kiểm soát tương tự như kiểm soát hồ sơ thanh toán từng lần.
Đối với những công trình, hạng mục công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thì cần phải rà soát lại đối với những khoản trước đây đã từ chối thanh toán còn có trong quyết toán được duyệt hay không; việc áp dụng định mức, đơn giá đối với những khối lượng chưa được thanh toán cần hợp lý.
4.2.6. Nhóm các giải pháp khác
Cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính kiểm soát chi ngân sách một đầu mối qua KBNN
Công tác kiểm soát chi NSNN một đầu mối qua KBNN cần được trọng tâm đẩy mạnh cải cách hành chính bởi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành KBNN. Bên cạnh đó kiểm soát chi ngân sách qua KBNN liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp ngân sách và các ĐVSDNS. Thực tế hiện nay quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN Nam Định đã được đơn giản hóa và được niêm yết công khai, tạo thuận lợi cho ĐVSDNS đến giao dịch nhưng vẫn còn nhiều yêu cầu về hồ sơ thanh toán còn quá nhiều, gây tốn kém cho đơn vị sử dụng NSNN và tăng khối lượng công việc cho công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu tại KBNN.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước để kịp thời phát hiện và sử lý nghiêm khi vi phạm
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra là nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình chấp hành ngân sách, răn đe và xử lý đối với những vụ việc xâm tiêu, hiện tượng tiêu cực như tham ô, lãng phí trong quá trình sử dụng nguồn NSNN. Đồng thời, thông qua công tác thanh tra, kiểm toán sẽ phát hiện ra những khoảng trống trong chế độ, định mức, hình thức chi chưa phù hợp để từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng và cơ quan tại địa phương bổ sung, sửa đổi kịp thời.
KBNN tỉnh có phòng thanh tra để thực hiện chức năng và trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất tại các đơn vị KBNN trực thuộc; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành để thực hiện kiểm tra, kiển soát sau quá trình chi tiêu chính là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc tổ chức, thực hiện nhiệm vụ. Qua công tác thanh tra chuyên ngành, KBNN kiến nghị cấp có thẩm quyền, đơn vị được thanh tra xử lý hành chính đối với tập
thể, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, cá nhân có liên quan vi phạm trong công tác quản lý NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính.