2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Na mÁ
2.1.2. Cơ cấu, tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng
Seabank là một ngân hàng thương mại cổ phần do đó mô hình tổ chức quản lý của Seabank cũng giống như ngân hàng thương mại cổ phần khác. Seabank được tổ chức theo chiều dọc, bao gồm 04 cấp: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành và mạng lưới các chi nhánh/điểm giao dịch. Ban tổng giám đốc và phụ trách các khối đều có sự hỗ trợ tư vấn của các chuyên gia tài chính từ tập đoàn Societe General của Pháp. Với mục tiêu hướng tới một ngân hàng bán lẻ, vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế, Seabank đã tiến hành cải cách cơ cấu tổ chức vận hành theo các khối nghiệp vụ cùng với mô hình hạch toán theo kế toán tập trung. Mô hình tổ chức quản lý của Seabank được tổ chức quản lý dưới đây:
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2009 – 2011 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Đối với Seabank cũng như các ngân hàng Thương mại cổ phần khác, hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động cốt yếu, là hoạt động quyết định sự sống còn của ngân hàng, do đó huy động vốn luôn là hoạt động được Seabank quan tâm và thúc đẩy phát triển ngay từ khi mới thành lập nhằm đảm bảo nguồn vốn cho tín dụng, an toàn cho thanh khoản, tăng nhanh tài sản,…
Các sản phẩm huy động vốn của Seabank vô cùng phong phú, gồm các sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm dành cho cá nhân đến tiền gửi có kỳ hạn dành cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và tín dung. Riêng các sản phẩm dành cho các nhân là phong phú nhất, căn cứ vào các kỳ hạn gửi tiền, số tiền gửi mà được phân thành các sản phẩm tiền gửi khác nhau tương ứng với mức lãi suất khác nhau: ví dụ sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm thông minh, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm 36 tháng lãi suất thả nổi.… Ngoài các sản phẩm tiết kiệm truyền thống Seabank còn áp dụng những chương trình huy động hấp dẫn khác như “Mừng xuân mới – đón lộc mới”, “Tiết kiệm gửi trước – rước lộc về nhà”, “ Nghìn năm Thăng Long rồng vàng gõ cửa”,... Bên cạnh việc phát triển các chương trình huy động vốn từ đối tượng là khách hàng cá nhân, Seabank cũng triển khai một số chương trình huy động vốn nhằm thu hút vốn từ phía doanh nghiệp như sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán với mức lãi suất và các điều kiện ưu đãi hấp dẫn. Có thể thấy tình hình huy động vốn của Seabank trong vòng ba năm qua liên tục có sự tăng trưởng, được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Tổng huy động vốn giai đoạn 2009 – 2011
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009 – 2011) 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn luôn là hai hoạt động song hành với nhau. Cùng với hoạt động huy động vốn, Seabank cũng chú trọng thúc đẩy hoạt động sử dụng vốn hay còn gọi là hoạt động tín dụng.
Trong năm 2011, SeABank đã thực hiện rà soát và điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm bán lẻ đã ban hành đồng thời tiếp tục đẩy mạnh triển khai các sản phẩm mới phục vụ cho hoạt động tín dụng bán lẻ như: cho vay thấu chi, sản phẩm cho vay tiêu dùng có thế chấp, sản phẩm thẻ tín dụng.
Có thể thấy tình hình sử dụng vốn của Seabank trong vòng ba năm trở lại đây qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2009 – 2011
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009 – 2011)
Qua biểu đồ trên có thể thấy tình hình sử dụng vốn trong vòng 3 năm qua của Seabank liên tục giảm nhẹ: năm 2009 tổng dư nợ của Seabank đạt 24.009 tỷ đồng, năm 2010 tổng dư nợ đạt 20.512 tỷ đồng và năm 2011 tổng dư nợ đạt 19.641 tỷ đồng. Trong năm 2011 SeABank đã tăng cường và hiện đại hóa các công cụ kiểm soát tín dụng, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng. Kết quả là ngân hàng đã tăng được hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng và kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, dẫn đến nợ xấu chỉ ở mức 2,14% tổng dư nợ. Có thể thấy tình hình tỷ lệ nợ quá hạn của Seabank trong vòng ba năm từ 2009-2011 qua biểu đồ dưới đây. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2010 và 2011 có chiều hướng tăng so với các năm trước xong vẫn ở mức chấp nhận được.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2009 – 2011
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009 – 2011) 2.1.3.3. Hoạt động khác
* Kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động thường xuyên của hầu hết các ngân hàng thương mại. Tại Seabank, hoạt động kinh doanh ngoại tệ được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng hệ thống máy móc giao dịch hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng với tỷ giá tốt nhất, thủ tục nhanh gọn, thuận tiên. Năm 2011, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã mang lại lợi nhuận 77,99 tỷ đồng cho Seabank, tăng 155% so với năm 2009.
* Thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương. Các phương thức thanh toán quốc tế mà Seabank áp
Chuyển tiền bằng: Điện chuyển tiền hoặc bằng Thư chuyển Nhờ thu (Collection).
Tín dụng thư (L/C: Letter of Credit).
Hiện nay, Seabank đã thiết lập quan hệ đại l ý với 299 ngân hàng/chi nhánh ngân hàng tại 49 nước trên thế giới.Với sự phát triển nhanh chóng cùng những thành tựu đạt được trong thời gian qua, các Ngân hàng nước ngoài đã biết đến hình ảnh của SeABank như một Ngân hàng năng động với nhiều cải tiến mới. Một vài Ngân hàng thuộc khu vực Châu Âu đã chủ động đề nghị thiết lập và trao đổi quan hệ hợp tác với Seabank
* Thanh toán trong nước
Đây là dịch vụ mang lại nguồn phí đáng kể cho ngân hàng. Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, Seabank thực hiện thanh toán cho khách hàng theo hai phương thức là bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, Seabank hiện cung cấp các hình thức thanh toán như:
- Thanh toán online nội bộ ngân hàng: Được thực hiện cho những khách hàng có quan hệ chi trả với nhau và có cùng tài khoản tại ngân hàng.
- Thanh toán điện tử liên ngân hàng áp dụng đối với những lệnh thanh toán mà người thụ hưởng tại các ngân hàng đóng trên địa bàn các tỉnh.
- Thanh toán bù trừ áp dụng đối với lệnh thanh toán mà người thụ hưởng đóng trên địa bàn Hà Nội có tham gia thanh toán bù trù tại Ngân hàng Nhà nước.
- Thanh toán qua Vietcombank: áp dụng với lệnh thanh toán mà tài khoản của người thụ hưởng tại địa bàn có ngân hàng Vietcombank.
Trong giai đoạn 2009 - 2011, dịch vụ thanh toán trong nước của Seabank có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, điều này được thể hiện thông
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh dịch vụ thanh toán trong nước giai đoạn 2009-2011
TT CHỈ TIÊU 2009 2010
CHÊNH LỆCH
2011
CHÊNH LỆCH
Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
1 Doanh số (tỷ đồng) 320.860 365.849 44.989 14,02 854.002 488.153 133,43
2 Số lượng giao dịch 69.171 118.202 49.031 70,88 194.126 75.924 64,23
3 Phí dịch vụ (tỷ đồng) 1,54 3,67 2,13 138,31 9,2 5,53 150,68
* Hoạt động dịch vụ khác
Dịch vụ trả lương qua tài khoản (Seapay): Seabank thực hiện mở tài khoản và trả lương qua tài khoản tự động cho doanh nghiệp. Đây là gói sản phẩm giành cho khách hàng doanh nghiệp với tiện ích chi trả lương hiện đại và hiệu quả: tiết kiệm chi phí nhân công, thời gian trả lương, đảm bảo bảo mật thông tin về lương,…
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến InternetBanking (Seanet): Với sản phẩm Ngân hàng điện tử SeANet, chỉ cần một máy tính có kết nối Internet khách hàng có thể dễ dàng kiểm soát tài khoản của mình 24h/ngày,7 ngày/tuần và giao dịch chuyển tiền trong nội bộ ngân hàng cũng như ngoài ngân hàng tại bất kỳ nơi nào mà không cần đến Ngân hàng, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, tiền của với độ an toàn và bảo mật cao. Đặc biệt, chuyển tiền qua SeANet sẽ giúp khách hàng của SeABank tiết kiệm được 50% chi phí so với hình thức chuyển tiền thông thường.
- Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại Seamobile - Dịch vụ SMS, Email
- Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại Seacall - Dịch vụ ủy nhiệm chi tự động
- Dịch vụ thu chi hộ SGVF: là dịch vụ trong đó SEABANK thu hộ các khoản nợ lãi và gốc vay từ các khách hàng của SGVF bằng tiền mặt qua tài khoản của SGVF mở tại SEABANK.
Có thể tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Seabank trong ba năm 2009-2011 qua bảng số liệu kết quả tăng trưởng hoạt động kinh từ năm 2009- 2011 dưới đây:
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011 Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Giá trị Giá trị Tăng trưởng so với 2009 (%) Giá trị Tăng trưởng so với 2010 (%) 1 Vốn điều lệ 5.068 5.335 5,27 5.335 - 2 Tổng tài sản 30.597 55.242 80,55 101.096 83 3 Tổng huy động 24.643 39.685 61 81.798 106 4 Tổng dư nợ 24.009 20.512 -14,56 19.641 -4,25 5 TN thuần từ dịch vụ 101 241 137,6 118 -51 6 KH hoạt động 66.400 73.203 10,24 101.909 39,2 7 LN trước thuế 600 828 38 157 -81
8 Lợi nhuận sau thuế 460 629 36,7 126 -80
(Nguồn: Báo cáo tài chính 31/12/2011 ngân hàng TMCP Đông Nam Á)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy tổng tài sản năm 2011 tăng 80,55% so với năm 2009 và tăng 83% so với năm 2010. Tổng huy động năm 2010 tăng 61% so với năm 2009, năm 2011 tăng 106% so với năm 2010.Trong khi đó dư nợ năm 2010 giảm14,56% so với năm 2009 và năm 2011 giảm 4,25% so với năm 2010. Điều này là tín hiệu tốt, cho thấy các chính sách phát triển sản phẩm và huy động vốn hợp lý của Seabank trong vòng 3 năm qua. Kết quả là thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2010 tăng 137,6% so với năm 2009, năm 2011 giảm 51% so với năm 2010. Bên cạnh đó, trong ba năm qua hoạt động tín dụng của Seabank cũng có xu hướng giảm đi, nguyên nhân chủ yếu là do
này gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi nợ của các ngân hàng. Chính vì vậy mà hoạt động tín dụng ngày càng bị thu hep lại. Do đó, lợi nhuận của Seabank trong năm 2011 có sự giảm đi đáng kể so với năm 2010 và 2009, cụ thể năm 2011 so với 2010 lợi nhuận sau thuế giảm 80%.
2.2. Phân tích thực trang hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường trong những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát tăng cao, giá vàng và giá ngoại tệ biến động mạnh, đặc biệt là cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt song Seabank vẫn đạt được những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong ba năm hoạt động tài chính 2009, 2010 và 2011 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á liên tục có những sự phát triển mang tính bước ngoặt, nhất là trong công tác phát triển hoạt động huy động vốn. Qua đó đánh dấu vị thế của mình trong hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng và trong hệ thống các ngân hàng trong khu vực nói chung.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động căn cứ theo loại hình huy động
Đơn vị: Tỷ đồng Loại hình huy động 2009 2010 2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Vốn tiền gửi 20.353 82,6 31.925 80,4 75.416 92,2 Vốn vay 3.124 12,7 6.877 17,3 5.830 7,1 Giấy tờ có giá 1.166 4,7 883 2,3 552 0,7 Tổng 24.643 100 39.685 100 81.798 100
( Nguồn: Báo cáo thường niên Seabank năm 2009, 2010, 2011)
Với mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài, NH TMCP Đông Nam Á luôn phấn đấu phát triển công tác huy động vốn của mình trong những năm
qua. Chính vì sự nỗ lực này mà mà tổng nguồn vốn huy động năm 2010 đã tăng 15.042 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 61%. Năm 2011 tăng 42.113 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 106%. Qua đây chúng ta có thể thấy được nguồn vốn huy động của SeaBank có xu hướng tăng trưởng đều qua các năm. Đây là dấu hiệu cho thấy công tác huy động vốn của Seabank là rất hiệu quả và ngày càng có những bước phát triển xa hơn.
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng cơ cấu nguồn vốn huy động
( Nguồn: báo cáo thường niên Seabank giai đoạn 2009 – 2011) 2.2.1. Thực trạng huy động vốn từ nguồn tiền gửi
Trong những năm qua Seabank đã có rất nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn của mình, nhất là trong việc thu hút vốn từ nguồn tiền gửi. Với sự đa dạng trong các loại hình huy động tiết kiệm: tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ, tiết kiệm bâc thang… Với mỗi loại hình tiết kiệm này Seabank luôn có những chính sách ưu đãi dành cho khách hàng để làm tăng tính hấp dẫn trong các sản phẩm của mình, vì vậy công tác huy động vốn tiền
gửi của Seabank trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể. Có thể thấy được điều này thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 2009 – 2011
Đơn vị: Tỷ đồng, tỷ trọng: %
Kỳ hạn 2009 2010 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tổng tiền gửi 20.353 100 31.925 100 75.416 100
Không kỳ hạn 5.933 29,15 12.112 37,94 25.783 34,19
KH < =12 tháng 9.627 47,3 15.998 50,11 34.189 45,33
KH >12 tháng 4.793 23,55 3.815 11,95 15.444 20,48
(Nguồn: báo cáo thường niên Seabank giai đoạn 2009 – 2011)
Vốn tiền gửi theo kỳ hạn của Seabank có tập trung chủ yếu vào loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm - loại tiền gửi ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế luôn có nhu cầu sử dụng vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Mặt khác, tâm lý chung của những người tham gia gửi tiền, nhất là tiền gửi có kỳ hạn luôn mong đợi có sự tăng lên của lãi suất hay bất kỳ một hình thức ưu đãi nào. Chính vì vậy mà loại tiền gửi trung – dài hạn thông thường không được ưa chuộng như loại hình gửi ngắn hạn và không kỳ hạn.
* Vốn tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn trong hệ thống ngân hàng Seabank trong 3 năm gần đây luôn có sự tăng trưởng và ở mức tương đối ổn định. Cụ thể: năm 2010 so với 2009 tăng 6.179 tỷ đồng, năm 2011 so với năm 2010 tăng 13.671 tỷ đồng. Sự tăng trưởng liên tục của nguồn tiền gửi không kỳ hạn cho thấy công tác huy động vốn của Seabank là liên tục phát triển, đánh dấu những bước đi lên từng ngày của mình.
Về mặt cơ cấu, nguồn tiền gửi không kỳ hạn tập trung chủ yếu ở các đối tượng là tổ chức kinh tế vì họ chính là những người cần quay vòng vốn một cách nhanh nhất theo chu kỳ kinh doanh. Chính vì vậy mà với đối tượng này, hình thức gửi tiền không kỳ hạn rất được ưa chuộng.
Bảng 2.5 : Cơ cầu vốn tiền gửi không kỳ hạn theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng, tỷ trọng: %
Đối tượng 2009 2010 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tổng vốn KKH 5.933 100 12.112 100 25.783 100
TCKT 5.023 84,66 11.230 92,72 24.914 96,63
TCTD 557 9,39 716 5,91 798 3,1
Dân cư 353 5,95 166 1,37 71 0,28
(Nguồn: Báo cáo thường niên Seabank giai đoạn 2009 – 2011)
Nguồn tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng gia tăng theo từng năm và chủ yếu là do các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng. Năm 2009, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của TCKT là 84,66%, năm 2010 là 92,72% và đến năm