Đối với ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 87 - 93)

tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, bảo vệ lợi ích chính đáng của người gửi tiền. Để thực hiện điều đó, NHNN cần có quy định về việc tham gia bảo hiểm tiền gửi của các ngân hàng và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định về bảo hiểm tiền gửi của các ngân hàng. Đồng thời phổ biến rộng rãi các quy định về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng cho công chúng biết và tạo sự an tâm cho khách hàng khi đến mở tài khoản thanh toán, gửi tiết kiệm, và tham gia sử dụng các dịch vụ của NHTM. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân

hiểu được những tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng.

Thứ hai, tạo điều kiện và khuyến khích các ngân hàng hiện đại hóa

công nghệ thông tin đồng thời sớm xây dựng và hoàn thiện các quy định, khung pháp lý về thanh toán điện tử trong ngân hàng. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, rút ngắn thời gian thanh toán điện tử liên ngân hàng, hạn chế các lỗi kỹ thuật gây chậm trễ trong việc thanh toán của cả hệ thống, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ và cơ chế quản lý hệ thống bù trừ NHNN. Xây dựng hệ thống chữ ký điện tử bảo mật, an toàn, cũng như ban hành các quy trình, nghiệp vụ lưu trữ chứng từ đúng pháp luật.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động của các

ngân hàng nhằm đảm bảo các ngân hàng hoạt động theo đúng khuôn khổ pháp lý và theo đúng quy định của luật ngân hàng. Phát hiện các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng như việc tung tin đồn thất thiệt về các ngân hàng đối thủ nhằm hạ uy tín của ngân hàng, gây sự bất ổn cho toàn hệ thống ngân hàng. Đồng thời xây dựng cơ chế xử phạt đối với những trường hợp vi phạm quy định của NHNN. Đặc biệt hiện nay vốn huy động rất khan hiếm nên các ngân hàng vì muốn thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền

hơn nhiều so với trần lãi suất được quy định.Điều này đã tạo nên một cuộc “chạy đua lãi suất” trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, làm cho thị trường tài chính biến động mạnh, kết quả kinh doanh của các NHTM đều giảm sút do không dự báo được rủi ro lãi suất. Đây là một biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh và NHNN cần có cơ chế xử phạt nghiêm khắc.

Thứ tư, tạo điều kiện cho các NHTM cổ phần tăng quy mô vốn điều lệ

và việc tăng vốn pháp định cũng cần có sự quản lý từ phía Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển và xây dựng nền tài chính tiền tệ quốc gia; tránh tình trạng tăng vốn hỗn loạn vì lợi ích cục bộ, dẫn đến tình trạng không kiểm soát được. Trong quá trình tăng vốn điều lệ, NHNN có trách nhiệm quản lý chặt chẽ hoạt động tăng vốn (trừ trường hợp bổ sung vốn điều lệ bằng nguồn lợi nhuận để lại) nhằm hạn chế và loại trừ các trường hợp có thể phát sinh như các hiện tượng tăng vốn nóng bằng cách các cổ đông đi vay vốn tại ngân hàng mình có cổ phần hoặc các ngân hàng khác để bổ sung vốn. Việc tăng vốn phải nhằm góp phần giải quyết những vấn đề ở tầm vĩ mô trong quản lý và đảm bảo tính thanh khoản trong hệ thống.

KẾT LUẬN

Trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh trong huy động vốn. Sự cạnh tranh ấy diễn ra không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà giữa các ngân hàng trong nước với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập như hiện nay, các rào cản đối với ngân hàng nước ngoài sẽ đến lúc phải dỡ bỏ hết, các ngân hàng nước ngoài sẽ thực sự xâm nhập vào thị trường Việt Nam.Với tình hình khan hiếm về vốn như hiện nay, sự gia nhập của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên thị trường vốn của Việt Nam thực sự là một thách thức lớn đối với các ngân hàng thương mại cổ phần. Chính vì vậy các Ngân hàng TMCP của Việt Nam muốn tồn tại và phát triển được thì không cách nào khác là phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng tất cả các hoạt động của mình, và hoạt động có vai trò quan trọng không thể thiếu được là phát triển công tác huy động vốn cá nhân.

Trong bài viết này, với đề tài “Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á” tác giả đi vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, luận văn nêu lên cơ sở lý luận chung về ngân hàng thương mại, về khái niệm, vai trò của huy động vốn và và nguồn vốn trong ngân hàng. Trên cơ sở đó, tác giả đã nghiên cứu tình hình phát triển huy động vốn của ngân hàng thương mại, các nhân tố chủ quan cũng như khách quan tác động lên khả năng thu hút vốn và huy động vốn của ngân hàng.

Thứ hai, luận văn nêu lên một số nét cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng, cơ cấu tổ chức hoạt động và các hoạt động chính của ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, luận văn nêu lên thực

Nam Á, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba, trên cơ sở mục tiêu, định hướng chiến lược và một số dự báo cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Đông Nam Á, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

Nhìn chung, với đề tài phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á là một đề tài đang vô cùng nóng hổi hiện nay, qua các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày trong luận văn, tác giả mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn công tác huy động vốn nhằm đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn cho các ngân hàng TMCP nói chung và ngân hàng TMCP Đông Nam Á nói riêng. Tuy nhiên, với khả năng và thời gian có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tác giả mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô giáo, các nhà kinh tế và quản lý ngân hàng cũng như những ai quan tâm tới lĩnh vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học kinh

tế quốc dân, Hà Nội.

2. Hà Thị Huyền (2010), Tăng cường công tác huy động vốn tại ngân

hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học

kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Kiều (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Nxb

Thống kê, Hà Nội

4. Ngô Thị Mai Lan (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt

động huy động vốn của NH TMCP Đông Nam Á, Luận văn thạc sỹ kinh tế,

Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội

5. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2009 – 2011), Bảng cân đối kế

toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 12 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Hà Nội

6. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2009 – 2011), Báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Hà Nội

7. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2009 – 2011), Báo cáo thường niên

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Hà Nội

8. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2009 – 2011), Kế hoạch kinh

doanh ngân hàng TMCP Đông Nam Á từ năm 2013 đến 2015, Hà Nội

9. Tô Kim Ngọc (2005), Lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng, tái bản lần thứ

nhất, Nxb Thống kê, Hà Nội

10. Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ

chức tín dụng, hiệu lực 01/01/2011

11. Nguyễn Văn Tiến (2009), Ngân hàng thương mại, xuất bản lần thứ

13. www.chinhphu.vn 14. www.sbv.gov.vn 15. www.seabank.com.vn 16. http://techcombank.com.vn 17. http://vneconomy.vn 18. http://vietcombank.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)