Một trong những công cụ không thể thiếu của bất kỳ ngân hàng nào nhằm làm tăng khả năng huy động vốn của mình là phát hành các công cụ nợ trên thị trường tiền tệ để huy động vốn. Seabank cũng vậy, trong những năm gần đây, hoạt động trên thị trường tiền tệ đã có những thay đổi đáng kể. Hàng năm, Seabank đều phát hành giấy tờ có giá (GTCG) với nhiều hình thức và các phương thức trả lãi khác nhau nhằm thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 2009 – 2011 tình hình phát hành giấy tờ có giá của Seabank được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.7: Giá trị GTCG phát hành giai đoạn 2009 - 2011
( Nguồn: Báo cáo thường niên Seabank năm 2009, 1010 và 2011)
giấy tờ có giá do Seabank phát hành chiếm 4,7% tổng vốn huy động của Seabank. Năm 2010 là 2,3% và năm 2011 là 0,7%.
Việc phát hành giấy tờ có giá của Seabank được thực hiện theo các phương thức khác nhau nhằm thu hút được sự chú ý và tham gia của khách hàng. Căn cứ theo tính chất của giấy tờ có giá mà chúng ta có thể thấy được một cách rõ ràng hơn về công tác huy động vốn của Seabank trên thị trường này.
Bảng 2.7: Cơ cấu GTCG theo hình thức phát hành
Đơn vị: Tỷ đồng, tỷ trọng: %
Tiêu chí 2009 2010 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tổng GTCG Phát hành 1.166 100 883 100 552 100 GTCG ngang giá 557 47,77 399 45,19 271 49,09 GTCG có chiết khấu 350 30,02 300 33,98 196 35,51 GTCG có phụ trội 259 22,21 184 20,84 85 15,40
( Nguồn: báo cáo thường niên Seabank giai đoạn 2009 – 2011)
Phần lớn hoạt động phát hành GTCG của Seabank tập trung vào việc phát hành GTCG ngang giá. Năm 2009, GTCG ngang giá được phát hành chiếm 47,77% tổng giá trị GTCG phát hành trong năm. Năm 2010, GTCG ngang giá chiếm tỷ trọng 45,19% và năm 2011 chiếm 49,09%. Tuy nhiên, theo xu hướng và sự ưa chuộng của khách hàng mà cơ cấu GTCG phát hành đang ngày càng tập trung vào việc mua bán các GTCG có chiết khấu. Năm 2010 so với 2009, GTCG có chiết khấu được phát hàng tăng 3,96% và năm 2011 so với 2010 tăng 1,53%. Dù có phát hành theo hình thức nào đi chăng nữa thì
việc đảm bảo công tác huy động vốn của Seabank trên thị trường vẫn luôn được đảm bảo, tạo điều kiện cho Seabank ngày càng phát triển một cách ổn định trong công tác huy động vốn của mình.
Theo phương thức trả lãi thì những người tham gia mua bán GTCG trên thị trường tiền tệ thường ưa chuộng việc mua bán các GTCG được trả lãi sau đối với các GTCG ngắn hạn và hình thức trả lãi định kỳ với các GTCG có thời hạn dài. Sở dĩ là như vậy vì việc đầu tư vào GTCG cũng là một hình thức đầu tư mang tính chất sinh lời, cũng là khoản tiền nhàn rỗi mà các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế chưa có nhu cầu sử dụng đến trong một khoảng thời gian nhất định.
Bảng 2.8: Giá trị GTCG căn cứ theo thời hạn phát hành
Đơn vị: Tỷ đồng, tỷ trọng: %
Tiêu chí 2009 2010 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tổng GTCG phát hành 1.166 100 883 100 552 100 GTCG ngắn hạn 858 73,58 601 68,06 397 71,92 GTCG dài hạn 308 26,42 282 31,94 155 28,08
( Nguồn: báo cáo thường niên Seabank 2009 – 2011)
GTCG ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn. Điều này cũng có nghĩa là hoạt động tín dụng ngắn hạn sẽ có nguồn vốn dồi dào hơn so với hoạt động tín dụng dài hạn.Tuy nhiên, phụ thuộc vào nhu cầu vay vốn của khách hàng mà Seabank sẽ điều phối nguồn vốn sao cho hợp lý và đảm bảo được an toàn trong công tác cho vay, đồng
Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng GTCG căn cứ theo thời hạn phát hành
( Nguồn: báo cáo thường niên giai đoạn 2009 – 2011)
Có thể thấy được rằng, trong những năm qua Seabank luôn cố gắng phát triển công tác huy động vốn của mình trên tất cả các thị trường, dù nguồn vốn huy động được không phải lớn so với các ngân hàng đối thủ nhưng sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên đã góp phần làm cho nguồn vốn huy động của Seabank không ngừng gia tăng và phát triển một cách ổn định.