Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 69 - 75)

2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

chế trong công tác huy động vốn có thể được đề cập tới như sau:

- Nguồn vốn tăng trưởng không ổn định và chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay.

Mặc dù vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tăng trưởng nguồn vốn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Do nguồn vốn huy động chưa đủ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng nên cuối năm 2010 và đầu 2011 các ngân hàng áp dụng lãi suất huy động tăng vọt nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Nhưng đồng thời với lãi suất huy động cao như vậy thì kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng mạnh khiến khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh sản xuất. Do đó ngoài việc áp dụng lãi suất huy động cao thì Seabank cần áp dụng các biện pháp như phát triển sản phẩm, marketing ngân hàng,…để đẩy mạnh tăng trưởng vốn trong dài hạn. Do giai đoạn cuối năm 2010 có nhiều biến động về tỉ giá, lạm phát, giá vàng tăng cao và thị trường bất động sản hấp dẫn khiến việc gửi tiền tại ngân hàng không phải là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn. Với tâm lý khách hàng bất ổn như vậy cũng là nhân tố tác động tới tăng trưởng nguồn vốn của Seabank.

Mặc khác, mặc dù tổng nguồn vốn tăng nhưng tính ổn định lại không cao. Bởi lẽ nguồn vốn tăng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, là do Seabank thực hiện chính sách lãi suất cao cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn để bù đắp kịp thời sự thiếu hụt vốn tạm thời. Trong khi đó Seabank thiếu trầm trọng nguồn vốn trung và dài hạn từ dân cư và các tổ chức kinh tế thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu. Mà nguồn vốn trung và dài hạn là nguồn đảm bảo cho sự tăng trưởng dài hạn và giảm thiểu các rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nguồn vốn tăng mà không ổn định của ngân hàng.

- Mạng lưới, thị phần huy động vốn của Seabank vẫn còn ở mức thấp so với các ngân hàng thương mại khác

Với mạng lưới hoạt động hơn 103 chi nhánh và phòng giao dịch, trong đó chỉ có 26 chi nhánh và chủ yếu ở hai khu vực Hà Nội và Hồ Chí Minh, con số này quá khiêm tốn so với các ngân hàng thương mại lớn khác. Chúng ta có thể thấy được sự khiêm tốn này thông qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.12: Bảng thống kê mạng lưới hoạt động của một số NHTM tại Việt Nam hiện nay.

STT NGÂN HÀNG TỔNG SỐ CHI NHÁNH

1 Ngân hàng VietinBank Việt Nam 150

2 Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 114

3 Ngân hàng TMCP ACB 81

4 Ngân hàng Vietcombank 74

5 Ngân hàng TMCP SeaBank 26

( Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM 31.12.2011)

Nguyên nhân của hạn chế này một phần là do thâm niên hoạt động trong lĩnh vực trong ngân hàng của Seabank mới có 18 năm và chỉ thực sự mới nổi trong 5 năm gần đây nên cái tên Seabank chưa được nhiều người dân biết đến. Bên cạnh đó, vốn điều lệ còn hạn chế nên ảnh hưởng tới khả năng mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và dẫn tới thị phần huy động còn yếu. Thêm vào đó, chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như năng lực Marketing quảng bá về thương hiệu uy tín của ngân hàng, về các sản phẩm dịch vụ chưa thực sự đủ mạnh và đủ hấp dẫn so với các ngân hàng khác như Vietcombank, ACB, …Những nguyên nhân này ảnh hưởng lớn tới thị phần huy động của Seabank.

- Quản trị rủi ro trong hoạt động huy động vốn còn kém về mức độ an toàn. Trong giai đoạn này, cũng giống như các NHTM khác do ảnh hưởng

chính sách tiền tệ của NHNN, lãi suất huy động cao nên các NH đều giảm kỳ hạn huy động vốn để tránh rủi ro song lại kéo dài kỳ hạn cho vay trung – dài hạn nên tình hình huy động và sử dụng vốn của Seabank thể hiện sự mất cân đối về kỳ hạn. Chính điều này đã đặt ra cho Seabank những rủi ro cao có thể xảy ra như: rủi ro về kỳ hạn, tính thanh khoản…làm giảm hiệu quả công tác huy động vốn.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan:

- Việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn chưa triệt để, mặc dù

đã có sự thay đổi đáng kể trong việc phát triển các hình thức huy động vốn nhưng các hình thức huy động vốn truyền thống, đơn giản vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Sản phẩm huy động vốn của ngân hàng còn mang tính đại trà cho tất cả các khách hàng.Trong thời gian qua, Seabank cũng triển khai một số hình thức mới nhưng hiệu quả mang lại chưa cao do các ngân hàng khác cũng đưa ra các sản phẩm tương tự với lãi suất cạnh tranh hơn.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm. Thiếu cán

bộ đáp ứng tốc độ phát triển mạng lưới.

Cán bộ nhân viên trẻ, năng động, đào tạo bài bản, tinh thông ngoại ngữ nhưng do tuổi đời còn trẻ nên đội ngũ nhân sự này không tránh khỏi việc thiếu kinh nghiệm chuyên môn lẫn thực tế. Ban lãnh đạo trẻ tuy có đồng đều nhưng Seabank chưa có những nhà lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm. Việc phát triển mạng lưới, mở rộng mạng lưới với tốc độ nhanh như thời gian qua với tốc độ từ 20 – 30 chi nhánh, điểm giao dịch một năm đã làm cho Seabank thiếu cán bộ có chất lượng để đáp ứng tốc độ phát triển của mạng lưới, điều

này thể hiện ở việc có rất nhiều cán bộ sơ cấp chỉ khoảng 27-28 tuổi mới ra trường được vài năm.

- Chính sách lãi suất chưa thực sự linh hoạt.

Trong tình hình nền kinh tế luôn biến động, áp lực cạnh tranh huy động

vốn ngày càng gia tăng, các NHTM khác đua nhau tăng lãi suất, khuyến mại, tiện ích sản phẩm thì chính sách lãi suất linh hoạt càng trở lên quan trọng. Các mức lãi suất mà SeABank đưa ra chưa thực sự nổi trội. Lãi suất, đặc biệt là lãi suất tiết kiệm được điều chỉnh nhưng chưa kịp thời và luôn đi chậm hơn so với các NHTM khác. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều khách hàng của SeABank đã rút tiền gửi tiết kiệm sang gửi tại các ngân hàng khác để được hưởng mức lãi suất cao hơn. Nếu ngân hàng không có những thay đổi hợp lý trong chính sách lãi suất thì việc thoái lui của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng cá nhân truyền thống có số dư tiền gửi lớn, kỳ hạn dài là điều

không thể tránh khỏi.

* Nguyên nhân khách quan:

- Lạm phát liên tục gia tăng, đặc biệt là từ cuối năm 2007 đã gây tâm

lý lo sợ cho người dân về sự trượt giá của đồng tiền, mất sự tin tưởng vào đồng nội tệ. Kết quả là rất nhiều khách hàng của Seabank đã đến ngân hàng rút tiền để cất trữ tài sản dưới dạng ngoại tệ, vàng, bất động sản…làm quy mô huy động vốn của các ngân hàng nói chung ảnh hưởng đáng kể.

- Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam có những tác

động nhất định tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng bởi đây là một thị trường vốn tương đối toàn diện, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường này phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn của ngân hàng do làm tăng tính thanh khoản của các công cụ nợ do ngân hàng phát hành. Việc niêm yết cổ phiếu, trái phiếu tăng vốn của ngân hàng trên thị trường chứng khoán sẽ làm tăng tính hấp dẫn của chúng với nhà

đầu tư, ngân hàng huy động vốn sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng đồng nghĩa với việc quy mô huy động vốn trung, dài hạn của ngân hàng có xu hướng bị thu hẹp vì một lượng vốn này đương nhiên sẽ được công chúng, các tổ chức rút ta đầu tư trên thị trường chứng khoán thay vì để ở ngân hàng như trước. Tuy nhiên, hiện nay lượng vốn này vẫn nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

- Hoạt động kinh doanh của SeABank chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc điểm kinh tế - xã hội và sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô.

Trong những năm qua, tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới đang có nhiều biến động, nền kinh tế thế giới đang trong chuỗi ngày của khủng hoảng, thiên tai, nội chiến...xảy ra ở các nước đã ảnh hưởng đến phạm vi kinh tế toàn cầu. Những thay đổi liên tục trong giai đoạn ngắn về chính sách tiền tệ của NHNN như việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định mức trần lãi suất huy động...đã có tác động rất lớn đến tới hoạt động ngân hàng, buộc các ngân hàng phải thay đổi chiến lược hoạt động đã được hoạch định, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác huy động vốn cũng như tính chủ động trong hoạt động của các ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á

3.1. Định hướng phát triển huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)