Thực trạng huy động vốn thông qua hoạt động đi vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 59 - 66)

Để thu hút được nguồn vốn huy động thì bên cạnh các hoạt động huy động vốn truyền thống Seabank còn phát triển và tận dụng tối đa một số hoạt động khác để góp phần nâng cao và phát triển hoạt động huy động vốn của mình. Theo như số liệu thống kê trong những năm gần đây thì công tác huy động vốn của Seabank còn có sự góp mặt của chính phủ, ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Cụ thể chúng ta có thể thấy rõ hơn thông qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.9: Cơ cấu huy động vốn qua hoạt động đi vay Đơn vị: Tỷ đồng, tỷ trọng: % Tiêu chí 2009 2010 2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Vay CP và NHNN 1.362 43,60 2.766 40,22 2.262 38,80 Vay TCTD 1.762 56,40 4.111 59,78 3.568 61,20 Tổng huy động 3.124 100% 6.877 100% 5.830 100%

( Nguồn: báo cáo thường niên Seabank giai đoạn 2009 – 2011)

Cơ cấu huy động vốn của Seabank qua hoạt động đi vay tập trung phần lớn vào hoạt động đi vay từ các TCTD. Hoạt động này chiếm đến 56,40% trong tổng nguồn vốn huy động từ hoạt động đi vay năm 2009, 59,78% vào năm 2010 và 61,20% vào năm 2011. Điều này chứng tỏ một điều rằng các NHTM và tổ chức tín dụng có mối quan hệ ngày càng mật thiết lẫn nhau, luôn hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động và phát triển.

Tương ứng với việc vay nợ từ các TCTD là việc giảm các khoản vay từ Chính phủ (CP) và NHNN của Seabank. Năm 2010 so với 2009 khoản vay từ CP và NHNN giảm 3,38%, năm 2011 so với 2010 giảm 1,42%. Việc vay vốn từ CP và NHNN chủ yếu nhằm giải quyết các nhu cầu cấp bách trong hoạt động thanh khoản của NHTM, việc Seabank vay CP và NHNN ngày càng giảm chứng tỏ Seabank đã ngày càng tự chủ được nguồn vốn của mình, giảm tối đa việc huy động từ NHNN. Mức độtương quan giữa 2 nguồn vốn vay này được thể hiện rõ hơn thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu huy động vốn qua hoạt động đi vay

(Nguồn: báo cáo thường niên Seabank giai đoạn 2009 – 2011)

Thông thường NHNN thường cấp vốn cho các NHTM dưới hình thức tái cấp vốn và tái chiết khấu. Trong những năm qua, Seabank vay NHNN chủ yếu dưới hình thức tái cấp vốn, cụ thể như sau:

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu huy động vốn từ vay CP và NHNN

( Nguồn: báo cáo thường niên Seabank giai đoạn 2009 – 2011)

dưới hình thức này chiếm đến 41,69% tổng nguồn vốn vay từ CP và NHNN, năm 2010 chiếm 50,68% và năm 2011 chiếm 53,71%. Hình thức cho vay lại theo HSTD không được NHNN cho vay với tỷ lệ cao do trong những năm gần đây tình hình tín dụng gặp rất nhiều rủi ro do công tác thẩm định không thật sự chất lượng và tình hình thị trường biến động mạnh do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.

Qua việc phân tích công tác huy động vốn của Seabank trong những năm qua có thể thấy được sự nỗ lực và cố gắng trong toàn hệ thống để góp phần nâng cao và phát triển công tác huy động vốn của mình. Dù huy động vốn dưới hình thức nào đi chăng nữa thì Seabank vẫn hướng đến việc phát triển bền vững và lâu dài. Có thể thấy rõ hơn sự tăng trưởng này thông qua bảng số liệu đối chiếu hoạt động huy động vốn của Seabank so với các ngân hàng khác dưới đây:

Bảng 2.10: Tình hình huy động vốn của một số ngân hàng Việt Nam

Đơn vị: Tỷ đồng STT TÊN NGÂN HÀNG HĐV 2010 HĐV 2011 TĂNG TRƯỞNG SO VỚI NĂM 2010 (%)

1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam (BIDV) 251.942 320.659 27,3

2 Ngân hàng NN và Phát triển nông

thôn (AGB) 427.372 515.232 20,8

3 Ngân hàng công thương (Vietinbank) 208.320 400.418 92,2

4 Ngân hàng TMCP kỹ thương (TCB) 80.551 97.178 20,6

5 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 137.881 279.055 102

6 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Với những nỗ lực của của toàn thể đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên Seabank, trong năm 2011 Seabank đã có bước tiến rõ rệt trong công tác huy động vốn, là một trong những ngân hàng đạt được tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao (106%) so với các ngân hàng khác trên địa bàn mặc dù số năm hoạt động còn ít, mạng lưới chi nhánh còn ở mức khiêm tốn so với các đối thủ trên thị trường. Trong khi đó, các ngân hàng thuộc khu vực nhà nước như NH NN & PT Nông thôn VN tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm 2011 so với 2010 chỉ là 20,8%, Ngân hàng đầu tư và phát triển VN là 27,3%. Sự tăng trưởng về vốn huy động tập trung chủ yếu vào các NHTM như: NH TMCP Công thương, Ngân hàng TMCP Á Châu. Nguyên nhân của sự tăng trưởng không đồng đều giữa khu vực các NH thuộc khối Nhà nước và các NH TMCP chủ yếu là do sự điều phối của Nhà nước trong hoạt động Ngân hàng. Các NH thuộc khu vực Nhà nước dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội, việc này làm cho công tác huy động vốn của các ngân hàng này luôn ổn định, không có nhiều biến động trong hoạt động khi môi trường kinh tế xã hội thay đổi. Vả lại, nguồn vốn huy động của các ngân hàng này vốn đã rất dồi dào, một sự tăng trưởng trung bình cũng là rất lớn nếu nó đặt trong tình hình hoạt động của các NHTM. Ngược lại với các ngân hàng thuộc khối Nhà nước thì các NHTM phải luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để tìm kiếm và lôi kéo khách hàng.Để có thể hoạt động tốt thì vấn đề tiên quyết cần đặt ra là công tác huy động vốn phải có hiệu quả, phát triển và ổn định trong mọi thời điểm. Một sự sai lầm trong công tác quản lý và chính sách khách hàng có thể làm cho uy tín của NHTM bị ảnh hưởng, từ đó tất cả mọi hoạt động của những NH này đều đi xuống. Chính vì vậy, việc tăng trưởng và phát triển công tác huy động vốn của Seabank những năm vừa qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng của Seabank trong những năm gần đây, khẳng định vị thế của Seabank trên thị trường tài chính.

Để đánh giá sự phát triển trong công tác huy động vốn của một NHTM thì bên cạnh việc đánh giá thực trang của công tác huy động vốn của NH đó chúng ta còn cần quan tâm đến nguồn vốn trong nội tại của ngân hàng nữa.

chắn và bền vững không kém. Nguồn vốn trong nội tại của ngân hàng ở đây chính là nguồn vốn điều lệ của ngân hàng. Trong những năm gần đây Seabank luôn hoạt động với mục tiêu phấn đấu trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam với các giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Seabank luôn không ngừng nâng cao vốn điều lệ trong suốt 3 năm qua. Nếu như năm 2009 Seabank có tổng vốn điều lệ là 5.068 tỷ đồng thì đến năm 2010 tổng vốn điều lệ của Seabank là 5.335 tỷ đồng, tăng 267 tỷ đồng so với năm 2009 (tương đương với tốc độ tăng trưởng 5,27%). Đến năm 2011 tuy tổng vốn điều lệ của Seabank là 5.335 tỷ đồng - không có sự gia tăng về mặt nguồn vốn nhưng Seabank vẫn nằm trong top tám ngân hàng TMCP Việt Nam có vốn điều lệ cao nhất cả nước và vẫn luôn nỗ lực để mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Bảng 2.11: So sánh vốn chủ sở hữu của một số NHTM Việt Nam tại thời điểm 31/12/2011

Đơn vị: Tỷ đồng

STT TÊN NGÂN HÀNG VỐN ĐIỀU LỆ

1 Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 366.268 2 Ngân hàng Vietcombank 17.588 3 Ngân hàng VietinBank Việt Nam 15.173 4 Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu 10.560 5 Ngân hàng TMCP Á Châu 9.376 6 Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín 9.179 7 Ngân hàng TMCP Techcombank 6.932 8 Ngân hàng TMCP SeaBank 5.335 9 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 4.000 10 Ngân hàng TMCP Việt Nam - Quốc tế (VIB) 4.000 11 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 3.497 12 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Hà Nội 3.000

Vốn chủ sở hữu của SeaBank ở mức khá cao so với các NHTM cổ phần khác nhưng chỉ ở mức khiêm tốn so với các NHTM thuộc chính sách phát triển của nhà nước. Năm 2011, vốn điều lệ của Seabank nằm trong top 8 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam. Tuy nhiên Seabank cần tiếp tục nỗ lực cố gắng trong việc gia tăng vốn điều lệ nhằm củng cố uy tín và vị thế của SeaBank trong hệ thống NHTM Việt Nam cũng như giảm thiểu rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn của mình.

Ngoài mối quan hệ tất yếu trong bối cảnh các quy định mới về an toàn hoạt động ngân hàng của NHNN ngày càng được thắt chặt và môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, việc Seabank luôn cố gắng không ngừng để gia tăng vốn điều lệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo điều kiện cho Seabank nâng cao năng lực hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh, tạo cơ hội để bứt phá mạnh mẽ và phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả. Cụ thể là nâng cao khả năng huy động vốn và cung ứng các sản phẩm tín dụng tới khách hàng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và gia tăng lợi nhuận cho Seabank, nâng cao khả năng đầu tư tài sản, đầu tư tài chính (chứng khoán vốn, chứng khoán nợ, giấy tờ có giá khác,…), phát triển hệ thống công nghệ hiện đại phục vụ công tác quản trị ngân hàng, phát triển mạng lưới và cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời nâng cao khả năng chống đỡ đối với các rủi ro trong hoạt động và đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Với tốc độ gia tăng vốn điều lệ như vậy thì tổng tài sản của Seabank cũng có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây để đáp ứng được quy mô hoạt động ngày càng mở rộng của ngân hàng. Có thể thấy được sự tương quan này thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.11: Mối quan hệ giữa vốn điều lệ và tổng tài sản giai đoạn 2009 - 2011

( Nguồn: báo cáo thường niên Seabank giai đoạn 2009 – 2011)

Bên cạnh những nỗ lực tăng vốn điều lệ thì tổng tài sản của Seabank cũng tăng lên với tốc độ đáng kể, điều này cho thấy năng lực tài chính của Seabank trong vòng 3 năm qua không ngừng được cải thiện, đó là một trong những nhân tố chứng tỏ khả năng huy động vốn của Seabank cũng được tăng dần lên qua các năm và là một nhân tố tốt để tăng uy tín trong huy động vốn của Seabank.

2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)