Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
3.2.3. Kết quả công tác tặng cho quyền sử dụng đất giai đoạn 2017– 2019
Bảng 3.4: Kết quả tặng cho QSDĐ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017 - 2019
Năm
Hồ sơ (bộ) Diện tích (ha)
Đăng ký Hoàn thành Tỷ lệ (%) Đăng ký Hoàn thành Tỷ lệ (%) 2017 358 352 98,32 9,25 9,07 98,05 2018 346 340 98,27 8,92 8,79 98,54 2019 405 401 99,01 11,06 10,91 98,64 Tổng 1109 1093 98,56 29,23 28,77 98,43
(Nguồn:Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đồng Hỷ)
Qua bảng trên cho thấy: Hoạt động tặng cho QSDĐ trên địa bàn huyện diễn ra khá sôi động. Trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019 có 1109 trường hợp đăng ký tặng cho quyền sử dụng đất với diện tích là 29,23 ha, trong đó giải quyết được 1093 hồ sơ với diện tích là 28,77 ha, chiếm 98,56%.
Hầu hết các trường hợp tặng cho trên địa bàn huyện là các trường hợp bố mẹ cho QSDĐ của mình đối với con, anh chị em ruột tặng cho nhau nhằm mục đích tách hộ khẩu và sản xuất nông nghiệp. Khi bố mẹ cho con QSDĐ thì không phải chịu thuế nhà nước do vậy khi thực hiện các hình thức chuyển quyền này không cần phải nộp thuế như hình thức khác, các thủ tục từ đó cũng được đơn giản hơn rất nhiều.
3.2.4. Kết quả công tác thừa kế quyền sử dụng đất
Bảng 3.5. Kết quả công tác thừa kế QSDĐ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017 - 2019
Năm
Hồ sơ (bộ) Diện tích (ha)
Đăng ký Hoàn thành Tỷ lệ (%) Đăng ký Hoàn thành Tỷ lệ (%) 2017 125 124 99,20 3,72 3,69 99,19 2018 106 104 98,11 3,24 3,18 98,15 2019 130 130 100,00 3,96 3,96 100,00 Tổng 361 358 99,17 10,92 10,83 99,18
(Nguồn:Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đồng Hỷ)
Bảng trên cho thấy: Giai đoạn 2017 - 2019 có 361 hồ sơ đăng ký thừa kế QSDĐ trên địa bàn huyện. Trong đó đã hoàn thành 358 hồ sơ với diện tích là 10,83ha, chiếm 99,17%.
Hình thức thừa kế QSDĐ đã tồn tại khá lâu cả khi Luật Đất đai chưa có quy định cụ thể về thừa kế QSDĐ. Từ Khi Luật Đất đai 2013 ra đời đã cũng cố thêm những quy định cụ thể, rõ ràng hơn nhằm đảm bảo những di nguyện của người đã khuất. Luật pháp ban hành luật để bảo vệ quyền lợi và bảo vệ đúng di nguyện của người đã khuất.
3.2.5. Kết quả công tác góp vốn bằng QSDĐ tại huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017 - 2019
Trong những năm qua trên địa bàn huyện Đồng Hỷ hoạt động kinh tế diễn ra rất sôi nổi, huyện đã có nhiều chính sách đúng đắn để thu hút đầu tư, rất nhiều tổ chức đã thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Góp vốn bằng giá trị QSD đất là việc người sử dụng đất có quyền coi giá trị QSD đất của mình như một tài sản dân sự đặc biệt để góp vốn với người khác cùng hợp tác sản xuất kinh doanh. Việc góp vốn này có thể xảy ra giữa hai hay nhiều đối tác rất linh động, các đối tượng có thể góp đất, góp tiền hoặc góp cái khác như: sức lao động, công nghệ, máy móc theo thỏa thuận.
Quy định này tạo cơ hội cho sản xuất hàng hoá phát triển. Đồng thời, các đối tác có thể phát huy các sức mạnh riêng của mình; từ đó thành sức mạnh tổng hợp dễ nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói riêng và sản xuất, kinh doanh nói chung. Tuy nhiên trong thời gian qua, kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 ban hành và có hiệu lực thì hình thức chuyển quyền này vẫn chưa được phát triển.
Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ hiện tại vẫn chưa có trường hợp nào tham gia đăng ký góp vốn bằng giá trị QSDĐ. Nguyên nhân chính là do hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện là do tư nhân hoặc không thì là góp vốn bằng tiền mặt; ngoài ra hình thức góp vốn bằng giá trị QSDĐ còn chưa được biết đến nhiều, sự hiểu biết về vấn đề này còn rất hạn chế.
Trong thời gian tới các cấp chính quyền địa phương cần đưa ra những kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này tại địa phương; cần
tuyên truyền để mở rộng hiểu biết của người dân về các quy định cũng như trình tự thủ tục của hình thức góp vốn bằng giá trị QSDĐ này.
3.2.6. Tổng hợp kết quả công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 3.6. Kết quả công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017 – 2019 Các hình thức chuyển QSDĐ 2017 2018 2019 Hồ sơ (bộ) Diện tích (ha) Hồ sơ (bộ) Diện tích (ha) Hồ sơ (bộ) Diện tích (ha) Chuyển đổi 0 0 0 0 0 0 Chuyển nhượng 1650 57,9 1729 61,55 1835 65,18 Tặng cho 352 9,07 340 8,79 401 10,91 Thừa kế 124 3,69 104 3,18 130 3,96 Góp vốn 0 0 0 0 0 0 Tổng 2126 70,66 2173 73,52 2366 80,05
(Nguồn:Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đồng Hỷ)
Qua bảng trên cho thấy: Giai đoạn năm 2017-2019 trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có 5 hình thức chuyển quyền sử dụng đất diễn ra có sự đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là: Chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.Trong đó chuyển nhượng QSDĐ diễn ra khá sôi nổi với số lượng đăng kí rất cao qua các năm. Còn hoạt động tặng cho, thừa kế thì vẫn diễn ra ở mức trung bình. Các hình thức còn lại là chuyển đổi và góp vốn bằng giá trị QSDĐ không có trường hợp nào đăng ký.
3.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân và cán bộ quản lý trong công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ và các yếu tố ảnh hưởng
3.3.1. Sự hiểu biết của người dân trong công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
Bảng 3.7. Mức độ thỏa mãn yêu cầu thực hiện các thủ tục chuyển QSDĐ của người dân
STT Chỉ tiêu Đánh giá Số phiếu
điều tra
Tỷ lệ (%)
1
Mức độ công khai của các thủ tục chuyển QSDĐ
Công khai 90 100,00
Không công khai 0 0,00
2
Thời gian thực hiện các giao dịch
Nhanh 35 38,89
Bình thường 46 51,11
Chậm 9 10,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Kết quả điều tra người dân tại 3 xã, thị trấn trên địa bàn huyện cho thấy 100% số phiếu cho biết huyện Đồng Hỷ đã công khai các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Có 38,89% số phiếu trong huyện cho rằng thời gian thực hiện giao dịch nhanh, 51,11% số phiếu cho rằng bình thường và 10% số phiếu cho rằng thời gian thực hiện giao dịch chậm.
Như vậy cho thấy huyện đã làm rất tốt việc công khai thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất, thời gian thực hiện các giao dịch tương đối nhanh, tuy nhiên vẫn còn một số hồ sơ giải quyết chậm do số lượng hồ sơ đăng ký chuyển quyền sử dụng đất nhiều, lực lượng cán bộ chuyên môn còn mỏng và do một số hộ còn tranh chấp, chưa giải quyết thỏa đáng nên chưa xử lý hồ sơ được.
Bảng 3.8. Sự hiểu biết của người dân về hoạt động chuyển QSDĐ
STT Chỉ tiêu Đánh giá Số phiếu
điều tra Tỷ lệ (%) 1 Mức độ thực hiện các thủ tục chuyển QSDĐ Đơn giản 15 16,67 Bình thường 72 80,00 Phức tạp 3 3,33 2 Các văn bản hướng dẫn đến hoạt động chuyển QSDĐ Dễ hiểu 26 28,89 Bình thường 42 46,67
Khó hiểu 22 24,44 3 Phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ Cao 34 37,78 Bình thường 56 62,22 Thấp 0 0,00
4 Thái độ của cán bộ tiếp nhận
Tận tình, chu đáo 19 21,11
Bình thường 65 72,22
Không tận tình,
chu đáo 6 6,67
5 Tìm kiếm thông tin và giao dịch chuyển QSDĐ
Dễ dàng 71 78,89
Khó khăn 19 21,11
Rất khó khăn 0 0,00
6
Mức độ tuyên truyền về Luật Đất đai và các Văn bản liên quan Có 35 38,89 Ít 41 45,56 Không 14 15,56 7 Mức độ hiểu biết về trình tự thủ tục chuyển QSDĐ Biết 18 20,00 Biết ít 56 62,22 Không biết 16 17,78
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua điều tra cho thấy:
Khi đánh giá về mức độ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất: có 15 hộ cho rằng thủ tục đơn giản (chiếm 16,67%), 72 hộ cho rằng bình thường (chiếm 80%), 3 hộ đánh giá thủ tục phức tạp (3,33%).
Về các văn bản hướng dẫn đến hoạt động chuyển quyền sử dụng đất các hộ dân đánh giá là dễ hiểu có 26 hộ chiếm 28,89%; 42 hộ đánh giá là hiểu được chiếm 46,67%, 22 hộ nào đánh giá là khó hiểu, chiếm 24,44%.
Đối với phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ: có 34 hộ cho rằng thuế và phí cao chiếm 37,78%; 56 hộ cho rằng thuế và phí vừa phải, chiếm 62,22%.
Thái độ của cán bộ tiếp nhận còn chưa thực sự tận tình, chu đáo, đa số các hộ đánh giá thái độ ở mức bình thường.
Việc tìm kiếm thông tin và giao dịch chuyển quyển sử dụng đất được đánh giá là dễ dàng, thành phố cũng đã tuyên truyền về Luật Đất đai và các văn bản có liên quan đến người dân nên đa số các hộ được phỏng vấn trả lời có biết về
3.3.2. Sự hiểu biết của cán bộ quản lý trong công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
Bảng 3.9. Sự hiểu biết của cán bộ quản lý về hoạt động chuyển QSDĐ
STT Nội dung điều tra
Kết quả điều tra Số
phiếu
Tỷ lệ (%)
1
Thủ tục hồ sơ về chuyển quyền sử dụng đất nộp
lên có đầy đủ không 20 100,00
Có 14 70,00
Không 6 30,00
2
Có cần tuyển thêm cán bộ chuyên môn để thực
hiện công tác chuyển quyền sử dụng đất 20 100,00
Có 17 85,00
Không 3 15,00
3
Trang thiết bị có đáp ứng được nhu cầu sử
dụng 20 100,00
Có 15 75,00
Không 5 25,00
4
Nắm chắc quy trình, thủ tục chuyển quyền sử
dụng đât không 20 100,00
Có 18 90,00
Không 2 10,00
5
Người sử dụng đất có hiểu biết pháp luật
chuyển QSDĐ 20 100,00
Có 9 45,00
Không 11 55,00
6
Các đối tượng sử dụng đất có hiểu biết về các quy định trong công tác chuyển quyền sử dụng đất
20 100,00
Có 5 25,00
Không 15 75,00
7
Còn tình trạng người dân chuyển quyền sử dụng đất cho nhau không có sự công nhận của
nhà nước 30 100,00
Có 2 10,00
Không 18 90,00
8
Có nên tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn
cho cán bộ 20 100,00
Không 0 0,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng điều tra ta thấy thủ tục, hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất do người dân nộp lên có 14 cán bộ cho rằng hồ sơ đã đầy đủ chiếm tới 70%, có 6 cán bộ cho rằng hồ sơ chưa đầy đủ chiếm 30%, do chưa nắm được kiến thức về luật đất đai và chưa được hướng dẫn cụ thể.
Trong quá trình phỏng vấn 20 cán bộ, có 17 cán bộ cho rằng cần tuyển thêm cán bộ chuyên môn về đất đai để phục vụ công tác chuyển quyền sử dụng đất cũng như các công tác khác về đất đai chiếm 85%. Có 3 cán bộ cho rằng không cần tuyển thêm cán bộ chuyên môn vê đất đai chiếm 15%.
Có 15 cán bộ quản lý cho rằng trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ công tác chuyển quyền sử dụng đất như máy in, thiết bị đo đạc... Chiếm 75% trên tổng số ý kiến.
Trong quá trình làm hồ sơ và hướng dẫn người dân làm hồ sơ, có 18 cán bộ đã nắm chắc quy trình, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất chiếm 90%. Còn 2 cán bộ trả lời còn ấp úng chiếm 10%, do một số cán bộ quản lý ở các địa phương chưa thực sự nắm chắc và am hiểu về luật đất đai.
Phần lớn cán bộ cho rằng, người sử dụng đất chưa hiểu biết về các quy định trong công tác chuyển quyền sử dụng đất. 90% cán bộ cho rằng vẫn còn tình trạng người dân chuyển QSDĐ cho nhau mà không có sự công nhận của Nhà nước.
Trong quá trình phỏng vấn, tất cả 20 cán bộ quản lý cho rằng nên tổ chức tập huấn chuyên môn cho các cán bộ quản lý chiếm 100% tổng số ý kiến. Do nhiều cán bộ quản lý chưa thực sự hiểu biết về luật đất đai, chưa có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ còn rất yếu.
3.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017 - 2019 đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017 - 2019
Các yếu tố chính trị pháp lý: Sựthayđổi về đường lối chính sách củaNhà nước và chính quyền địa phương có những tác động đến hoạt động chuyển QSDĐ.
Các yếu tố thuộc về kinh tế vĩ mô: Do phát triển kinh tế đòi hỏi phảicông nghiệp hóa, vấn đề này sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, kéo theo sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang sử dụng đất cho công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch,… Từ đó làm gia tăng các giao dịch đất đai nói chung. Đặc biệt là chuyển QSDĐ.
Các yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội cũng tácđộng lớnđến chuyểnquyền sử dụng đất. Những khu vực trong trung tâm huyện mà mật độ dân số đột nhiên tăng cao do tốc độ tăng của dân số cơ học thì chuyển quyền sử dụng đất sẽ tăng lên do cân bằng cung - cầu bị phá vỡ. Mặt khác các yếu tố khác trong khu vực khác nhau của huyện như: chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, trình độ dân trí, vấn đề an ninh, tập quán người dân trong vùng cũng có ảnh hưởng đến chuyển quyền sử dụng đất. Tình trạng những người sống trong khu vực, tình trạng sức khoẻ, nghề nghiệp và tình trạng việc làm, các mối quan hệ tình cảm gia đình, xã hội của những người đang chung sống… Những vấn đề liên quan đến thuyết phong thuỷ ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ.
3.4. Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ quản lý hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
3.4.1 Thuận lợi
Đến nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có hệ thống bản đồ địa chính tương đối đầy đủ với các tỷ lệ 1/500 - 1/1000. Vì vậy, tất cả các thửa đất trên địa bàn đều được quản lý trên cơ sở bản đồ địa chính và hệ thống hồ sơ địa chính. Cán bộ địa chính xã, thị trấn có sự phối hợp chặt chẽ với cán bộ quản lý
cơ sở của huyện tạo sự thống nhất và nắm chắc mọi hoạt động đất đai trên địa bàn.
Sự ra đời của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (một cửa) phần nào đã góp phần giúp huyện trong công tác tiếp nhận và trả kết quả giúp cho công việc được giải quyết nhanh gọn và đạt hiệu quả.
Cán bộ làm công tác quản lý đất đai trong huyện đều có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên trao đổi, hướng dẫn về nghiệp vụ cho cán bộ địa chính xã, thị trấn.
3.4.2. Khó khăn
Việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất ở các đơn vị xã, thị trấn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu về thời gian.
Nhiều trường hợp đã mua bán trao tay nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng và thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
Công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai còn chậm trễ, ảnh hưởng đến việc chuyển quyền QSD đất tại những khu vực trong vùng tranh chấp và những khu vực có liên quan.
Đội ngũ nhân viên của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đồng Hỷ còn trẻ so với các huyện còn lại, kinh nghiệm chưa nhiều nhưng khối lượng công việc lớn làm ảnh hưởng đến thời gian thẩm tra, chuyển thông tin nghĩa vụ tài chính và trả kết quả.
Cán bộ địa chính còn phải kiêm nhiều công tác khác làm ảnh hưởng đến việc theo dõi hồ sơ trễ hẹn, chưa phản ánh kịp thời dẫn đến có một số lượng hồ sơ trễ hẹn và bị phàn nàn của người dân trên địa bàn.
Việc thực hiện các văn bản pháp luật hướng dẫn, bổ sung và quy định mới trong Luật Đất đai còn chậm trễ và chưa hoàn tất nên hoạt động chuyển quyền