Một số kiến nghị đối với Đảng và Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hạ tầng xã hội tại các khu công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 109 - 116)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị đối với Đảng và Nhà nƣớc

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động; ưu tiên nguồn vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng nhà ở công nhân KKT, KCN và hạ tầng xã hội.

Xây dựng Đề án Quy hoạch xây dựng các khu nhà ở cho công nhân KCN để làm cơ sở xúc tiến kêu gọi đầu tư; xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển nhà ở công nhân; nghiên cứu thành lập Ban chỉ đạo tại địa phương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách đã ban hành.

Sử dụng quỹ đất của địa phương bên cạnh KCN hoặc quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại cho các dự án nhà ở công nhân. Đối với các KCN đang xây dựng hoặc còn đất trống thì cho phép lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết chuyển một phần đất công nghiệp sang làm nhà ở

công nhân. Đối với các KCN mới đang chuẩn bị đầu tư, quy hoạch KCN phải có khu nhà ở cho công nhân và công trình dịch vụ liền kề KCN. Công ty xây dựng hạ tầng có trách nhiệm xây dựng hạ tầng kỹ thuật và một phần nhà ở. Các doanh nghiệp được giao đất để xây dựng nhà ở cho công nhân lao động trong doanh nghiệp mình.

Có chính sách cho người lao động nhập cư về đăng ký hộ khẩu tạo điều kiện để con em họ được đến nhà trẻ, mẫu giáo, trường học theo nơi cư trú của cha mẹ. Có những quy định cụ thể trong việc quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, trong đó có quy định về điều kiện cơ sở hạ tầng trường Mầm non cho người lao động yên tâm gửi trẻ.

Có quy định về nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở mẫu giáo, nhà trẻ, đặc biệt là tại các khu công nghiệp có tập trung đông lao động nữ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Tại các khu công nghiệp có đông công nhân nhập cư, nhu cầu gửi trẻ lứa tuổi nhà trẻ là rất cao, phần lớn trẻ được gửi tại các nhóm trẻ gia đình. Chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ tại các nhóm trẻ này chưa đảm bảo theo yêu cầu. Cùng với các biện pháp quản lý chặt chẽ chất lượng của các nhóm trẻ gia đình, Nhà nước và các địa phương cũng cần có các chính sách hỗ trợ các nhóm trẻ gia đình, như: cho vay vốn với mức ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng chăm sóc - giáo dục trẻ cho những người mở nhóm/ lớp trông trẻ tại gia đình; tạo điều kiện để họ được tham quan, học tập; xây dựng mối liên kết giữa trường mầm non và các nhóm trẻ gia đình trên địa bàn, trường mầm non giúp đỡ bồi dưỡng chuyên môn cho những người trông trẻ.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các Đề án về xây dựng giai cấp công nhân theo Kết luận số 23- KL/TW ngày 08/4/2008 của Bộ Chính trị; Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 theo quyết định số Quyết định Số: 1780/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ngày 12 tháng 10 năm 2011; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 22- CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư và

Quyết định 1129/QĐ- TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách, nhất là pháp luật, chính sách về lao động, các chính sách về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động và cả người sử dụng lao động.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của đất nước, những năm qua KCN phát triển nhanh về số lượng và quy mô; thu hút và giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động; đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách địa phương và Nhà nước. Tuy nhiên, công nhân chưa được hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần tương xứng với thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Hạ tầng xã hội phục vụ công nhân lao động KCN chưa được đầu tư thỏa đáng. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động; môi trường văn hóa ở nơi làm việc và nơi sinh sống của công nhân chưa được quan tâm xây dựng và phát triển.

Từ việc nghiên cứu những cơ sở lý luận về phát triển hạ tầng xã hội tại các KCN và thực trạng chính sách phát triển của các KCN ở Hà Nội, tác giả đã đánh giá những thành tựu và hạn chế của chinh sách, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát triển hạ tầng xã hội cho NLĐ tại các KCN.

Do giới hạn về thời gian, tài chính và khả năng của bản thân, tác giả chưa có điều kiện tìm hiểu, phân tích sâu về chính sách phát triển hạ tầng tại các KCN. Đây cũng có thể là định hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả hoặc tổ chức, nhà nghiên cứu khác trong thời gian tới. Một số định hướng nghiên cứu đó là:

- Thứ nhất: Tổng hợp và rà soát các nội dung văn bản từng chính sách để chỉ rõ điểm phù hợp hay điểm chưa phù hợp, cần thay đổi, bổ sung.

- Thứ hai: Đi sâu phân tích một số nhóm chính sách cụ thể để đánh giá chính sách từ khâu của quá trình hoạch định, thực thi, phân tích chính sách.

Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và sự hoàn thiện việc thực hiện chính sách về hạ tầng xã hội tác giả hy vọng hệ thống Hạ tầng xã hội tại các KCN trên địa bàn Hà Nội sẽ ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, trường học, cơ sở y tế, khám chữa bệnh, đời sống văn hóa tinh thần của người lao động, từ đó giúp người lao động yên tâm làm việc, tăng năng suất lao động và giúp đảm bảo an sinh xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương, 2016. Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất. Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương, 2012. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Hà Nội.

3. Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản và UBND tỉnh Bình Dương, 2011. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về “Nhà ở công nhân- thực trạng và giải pháp”. Bình Dương.

4. Ban Nữ công Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, 2014. Những rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập cư ở khu công nghiệp.

Luận văn Thạc sĩ. Hà Nội: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

5. Bộ kế hoạch và đầu tư, 2012. Kỷ yếu hội nghị: “Tổng kết 20 năm xây dựng và

phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế ở Việt Nam”. Hà Nội.

6. Chính phủ, 2008. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP về quy định về việc phát triển nhà ở cho người lao động khu công nghiệp. Hà Nội.

7. Chính phủ, 2009. Nghị quyết số 18/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị Hà Nội. Hà Nội.

8. Chính phủ, 2015. Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Hà Nội.

9. Chính phủ, 2013. Nghị định số 164/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP. Hà Nội.

10.Bùi Văn Dũng, 2015. Giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu

công nghiệp - Nghiên cứu trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ. Luận án

Tiến sĩ. Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

11.Nguyễn Ngọc Dũng, 2011. Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa

bàn Hà Nội. Luận án Tiến sĩ. Hà Nội: Đại học Kinh tế quốc dân.

12.Phan Huy Đường, 2015. Chính sách xã hội: Các vấn đề và sự lựa chọn theo

hướng phát triển bền vững. Hà Nội: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

13.Đinh Thị Giang, 2014. Những rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế của

lao động nhập cư ở khu công nghiệp. Luận văn Thạc sĩ. Hà Nội: Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn.

14.Lê Quốc Hội, 2012. Việc làm và đời sống của người lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ở Việt Nam. Hà Nội: Đại học

Kinh tế Quốc dân.

15.Lê Thị Lan Hương, 2015. Thực trạng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của

công nhân các khu công nghiệp hiện nay. Hà Nội: Tổng Liên đoàn lao động

Việt Nam.

16.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật giáo dục 38/2005/QH11 tháng 6/2005. Hà Nội.

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2009. Luật giáo dục 44/2009/QH12 tháng 11/2009. Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Luật lao động 10/2012/QH13 tháng 6/2012. Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. Hiến pháp nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. Luật đất đai 45/2013/QH13 tháng 11/2013. Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Luật nhà ở số 65/2014/QH13. Hà Nội.

22. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định 1081/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội.

23. Thủ tướng Chính phủ, 2015. Chỉ thị số 09/CT-TTg về việc đẩy mạnh các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các KCN,KCX. Hà Nội.

24.Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định 1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011 Phê

duyệt đời sống văn hóa công nhân ở các KCN đến 2015, định hướng 2020. Hà Nội.

25.Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 Phê

duyệt chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.

26.UBND Thành phố Hà Nội, 2007. Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê trong các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Hà Nội.

II. Các website

1. Bộ Lao động - thương binh và xã hội, 2015. Đồng Nai: Tập trung tháo gỡ

khó khăn về nhà ở cho người lao động.

<http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=22239>. [Ngày truy cập : 15 tháng 9 năm 2016]

2. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

<http://www.moj.gov.vn/Pages/home.aspx>. 3. Cổng thông tin điện tử Chính phủ

<http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu>. 4. Cổng thông tin điện tử Bộ xây dựng

<http://www.xaydung.gov.vn>.

5. Cổng giao tiếp điện tử UBND Thành phố Hà Nội <http://www.hanoi.gov.vn>

6. Linh Chi - Nguyệt Anh (2016). Đời sống công nhân tại các khu công nghiệp: Nhiều áp lực, ít cơ hội.

< http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phong-su-Ky-su/835493/bai-cuoi-se-chia- ganh-nang >. [Ngày truy cập : 5/8/2016]

7. Đình Lý (2015).Bình Dương: Chương trình nhà ở xã hội giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho trên 111.000 người. Trang thông tin điện tử tỉnh Bình Dương.

<http://www1.binhduong.gov.vn/trangchu/news_detail.php?id=15890&idcat =17&idcat2=286> .[Ngày truy cập : 15 tháng 8 năm 2016].

8. Võ Mai, 2015. Tình hình xây dựng và phát triển các KCN, KKT 7 tháng đầu

năm 2015. Khu công nghiệp Việt Nam.

<http://khucongnghiep.com.vn/dinhhuong/tabid/65/articleType/ArticleView/ articleId/1393/Default.aspx>. [Ngày truy cập: 20 tháng 9 năm 2016].

9. Trang thông tin điện tử Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. <http://hiza.gov.vn/portal/Home/default.aspx>

10.Trang thông tin Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam <www.congdoanvn.org.vn/>.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hạ tầng xã hội tại các khu công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 109 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)