Nhóm giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách về phát triển nhà ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hạ tầng xã hội tại các khu công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 89 - 97)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát triển hạ tầng

4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách về phát triển nhà ở

4.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động KCN

Xây dựng và ban hành Nghị định về xây dựng và quản lý nhà ở cho người lao động khu công nghiệp

Nghị định về xây dựng nhà ở cho người lao động các KCN sẽ là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề nhà ở đối với đối tượng lao động này. Không bàn đến nội dung Nghị định, ở đây chỉ khuyến nghị hai vấn đề mà Nghị định phải quy định rõ.

Thứ nhất, cần quy định trách nhiệm xây dựng nhà ở cho người lao động cũng

là trách nhiệm của các doanh nghiệp và chủ đầu tư sử dụng lao động. Đối với các dự án sử dụng nhiều lao động phải có cam kết của chủ đầu tư khi tiếp nhận dự án.

Thứ hai, ban hành hệ thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu cho người lao động

trong KCN, đồng thời điển hình hóa các thiết kế nhà ở nhằm thống nhất và đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng của người lao động các KCN.

Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính để khuyến khích việc xây dựng nhà ở

cho người lao động các khu công nghiệp

Bên cạnh chính sách đất đai, cần hoàn thiện cơ chế chính sách về tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp, các ban quản lý các KCN và các công ty xây dựng kết cấu hạ tầng KCN xây dựng nhà ở cho người lao động các KCN.

Trong khuyến khích tài chính để các doanh nghiệp sử dụng lao động, các Ban quản lý KCN, các Công ty xây dựng kết cấu hạ tầng và người dân xây dựng nhà cho người lao động thuê cần chú trọng tới những vấn đề sau:

Thứ nhất, thành lập Quỹ hỗ trợ nhà ở cho người lao động các KCN và cho

vay với mức lãi suất ưu đãi thông qua Ngân hàng Nhà nước, hoặc phải có chính sách cụ thể; bổ sung quy định chủ đầu tư xây dựng khu nhà ở cho người lao động các KCN được phép cho thuê và bán nhà ở cho người lao động, được phép cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất, được phép cho thuê lại đất, bán đấu giá quyền sử dụng đất các công trình công cộng, dịch vụ phục vụ đồng bộ trong phạm vi quy hoạch khu nhà ở cho người lao động;

Thứ hai, điều chỉnh, bổ sung các chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư, xây

quy định hiện hành, đồng thời ban hành cụ thể quy trình, thủ tục thực hiện chính sách ưu đãi thống nhất trên cả nước;

Thứ ba, có kế hoạch xem xét áp dụng một số ưu đãi để khuyến khích các

thành phần kinh tế xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc các KCN; xem xét thêm quy định chính sách hỗ trợ trực tiếp một phần cho người lao động thông qua quỹ hỗ trợ phát triển nhà ở được hình thành từ nhiều nguồn;

Thứ tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thẩm định, phê duyệt dự án

đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động các KCN bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; dành một khoản ngân sách nhà nước để hỗ trợ các địa phương có các KCN, đồng thời quy định có tính bắt buộc các địa phương bố trí vốn ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động các KCN tùy theo số lượng lao động tại các KCN của địa phương.

Thứ năm, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn chính quyền địa

phương, các hộ dân bên cạnh các KCN, quy hoạch lại các khu nhà ở cho thuê, nâng cấp cải tạo về chất lượng các khu nhà ở cho thuê đã xây dựng, nhằm từng bước nâng cao đời sống cho người lao động các KCN.

4.2.1.2. Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp sử dụng lao động tại các khu công nghiệp và các ban quản lý khu công nghiệp, các công ty xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, nhà nước và người dân có nhà ở cho thuê vào cung ứng các dịch vụ xã hội nói chung và giải quyết vấn đề nhà ở nói riêng

Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động tại các khu công nghiệp

+ Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp sử dụng lao động tại các khu công nghiệp và các ban quản lý khu công nghiệp, các công ty xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, nhà nước và người dân có nhà ở cho thuê vào cung ứng các dịch vụ xã hội nói chung và giải quyết vấn đề nhà ở nói riêng

+ Có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các dự án nhà ở công nhân, cụ thể như các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng dự án nhà ở cho công dân thuê được vay nguồn vốn ưu đãi với lãi suất 0%.

+ Quy định các doanh nghiệp phải có trích đóng góp một tỷ lệ thu nhập doanh nghiệp cho quỹ phát triển nhà ở công nhân, đối với các doanh nghiệp chưa có quỹ nhà ở cho công nhân.

+ Có chế độ khen thưởng xứng đáng đối với các tổ chức, cá nhân đã tích cực tham gia chương trình xây dựng nhà ở công nhân.

Việc yêu cầu các doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong công tác bảo đảm nhà ở đã được quy định tại Điều 26 của Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Theo đó, các doanh nghiệp đã và đang sản xuất tại khu công nghiệp có trách nhiệm thành lập quỹ đầu tư tài chính để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở đối với công nhân, người lao động tại cơ sở đó gặp khó khăn về nhà ở.

Đối với các doanh nghiệp thành lập mới hoặc mở rộng sản xuất có trách nhiệm phải xác định nhu cầu về nhà ở cho công nhân, đồng thời phải lập kế hoạch bảo đảm nhà ở cho công nhân tại công ty mình.

Đối với nhà nước và người dân có nhà ở cho thuê

Thứ nhất, cần giải tỏa những ách tắc trong chính sách của nhà nước về nhà ở xã hội cho người lao động các khu công nghiệp nói riêng, cho người nghèo, người có thu nhập thấp nói chung

Trong Chiến lược nhà ở giai đoạn 2011 - 2020 đã khẳng định nhà ở xã hội phải được ưu tiên xây dựng để những người thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà.

Nghị định 188/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành đã cụ thể hóa chiến lược này hay Luật Nhà ở Quốc hội Khóa XIII thông qua Kỳ họp thứ 8 cũng có một chương riêng về phát triển nhà ở xã hội. Chính sách này cho thấy sự tôn trọng quyền có chỗ ở của người dân như Hiến pháp đã khẳng định, nó cũng phù hợp với các quan điểm của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội. Các đối tượng khó khăn về nhà ở, đặc biệt, là đối tượng được hỗ trợ như hộ dân nghèo ở nông thôn, người có công, lực lượng vũ trang, công chức viên chức trong hệ thống chính trị, sinh viên, người lao động ở KCN đều là đối tượng

được thụ hưởng trong chính sách nhà ở xã hội.

Nguyên nhân khiến những người lao động các KCN có nhu cầu vẫn chưa tiếp cận được nguồn ưu đãi này một phần do vấn đề thủ tục để người nghèo được vay gói tín dụng này còn nhiều bất cập. Theo quy định, để mua được nhà ở xã hội người lao động phải chi trả 20 - 30% giá trị hợp đồng mua nhà trước khi nhận gói vay ưu đãi. Đối với người lao động các KCN là điều khó khăn, bởi lẽ với mức thu nhập thấp và bấp bênh (khoảng từ 80 - 100 nghìn đồng/ngày), những người lao động làm việc các KCN khó có thể tích cóp một số tiền lớn như vậy. Nếu như đề xuất cho người mua nhà được phép thế chấp chính ngôi nhà đó được thông qua thì vấn đề này sẽ dễ dàng hơn với những người chưa đủ khả năng chi trả cho số tiền ban đầu.

Nguyên nhân khiến những người lao động các KCN có nhu cầu vẫn chưa tiếp cận được nguồn ưu đãi này một phần do vấn đề thủ tục để người nghèo được vay gói tín dụng này còn nhiều bất cập. Theo quy định, để mua được nhà ở xã hội người lao động phải chi trả 20 - 30% giá trị hợp đồng mua nhà trước khi nhận gói vay ưu đãi. Đối với người lao động các KCN là điều khó khăn, bởi lẽ với mức thu nhập thấp và bấp bênh (khoảng từ 80 - 100 nghìn đồng/ngày), những người lao động làm việc các KCN khó có thể tích cóp một số tiền lớn như vậy. Nếu như đề xuất cho người mua nhà được phép thế chấp chính ngôi nhà đó được thông qua thì vấn đề này sẽ dễ dàng hơn với những người chưa đủ khả năng chi trả cho số tiền ban đầu.

Một vướng mắc nữa về vấn đề thủ tục là đa số số lao động các KCN chưa có nhà ở hiện nay đều thuộc đối tượng KT3, tức là dân nhập cư. Theo quy định đối với đối tượng này thì thủ tục hồ sơ pháp lý đầy đủ cần có bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên. Trong khi đó, hiện tại nhiều doanh nghiệp tại các KCN lại không chấp hành đóng BHXH cho người lao động. Vì thế, để khắc phục khó khăn này, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tuân thủ luật BHXH cho người lao động.

Trong điều kiện số lao động ngày càng tăng, doanh nghiệp, các BQL KCN, các Công ty xây dựng KCHT các KCN chưa đáp ứng được, việc khuyến khích người dân xây dựng nhà ở cho người lao động các KCN cũng là một giải pháp thực tiễn... Tuy nhiên hiện nay Nhà nước chưa có cơ chế chính sách để người dân xây dựng nhà ở cho người lao động tại các KCN thuê.

Gần đây, mặc dù, Nhà nước có chủ trương khuyến khích người dân xây nhà ở cho người lao động các KCN thuê, nhưng từ chủ trương đến thực thi còn rất nhiều thủ tục phiền hà và nhiều khi không thể thực hiện được.

Vì thế, để để khuyến khích người dân tham gia xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại các KCN, Nhà nước cần sớm ban hành các nghị định và thông hướng dẫn thị hành Luật Nhà ở hỗ trợ về vay vốn (số vốn, lãi suất) tương tự như doanh nghiệp. Hỗ trợ thủ tục pháp lý, tạo điền kiện thuận tiện cho việc xây dựng nhà ở cho người lao động các KCN của người dân. Đặc biệt, đối với đất thuộc quyền sử dụng của người dân cũng được miễn tiền chuyển quyền sử dụng đất. Tất nhiên, nhà ở cho người lao động được hỗ trợ phải làm theo quy chuẩn quy định không được làm nhà cấp 4, mái tôn quá đơn giản. Bên cạnh đó, tiền điện nước nhà do dân làm được hỗ trợ từ nhà nước cũng phải tuân thủ mức giá cho thuê do nhà nước quy định, không được vượt giá trần.

Tăng cường vai trò nhà nước trong tổ chức quản lý, phối hợp các chương trình, thực hiện kiểm tra, giám sát và sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, trước hết là tổ chức công đoàn trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động

Thứ nhất, hoàn thiện công tác quy hoạch và kiểm tra, giám sát thực hiện quy

hoạch nhà ở cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, thực tiễn cho thấy, chỉ có những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về vốn, có kỹ thuật hiện đại, có ý định hoạt động lâu dài mới chú ý đến việc xây dựng nhà ở cho người lao động. Ngược lại, các doanh nghiệp tiềm lực kinh tế mỏng, kỹ thuật giản đơn, làm ăn mang tính cơ hội thường không chú ý đến

việc xây dựng nhà ở cho người lao động. Điều này đặt vấn đề trách nhiệm đối với cơ quan quản lý nhà nước. Theo tác giả, cơ quan quản lý nhà nước không những cần quy hoạch đất để xây dựng nhà ở cho người lao động đồng thời với quy hoạch các KCN như quy định của Chính phủ, mà khi cấp phép cho các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động các KCN cũng phải lựa chọn doanh nghiệp được vào đầu tư. Trong thời gian tới, việc thu hút đầu tư vào các KCN để mở rộng, nâng cấp các KCN, cần ưu tiên cho các doanh nghiệp có vốn lớn, kỹ thuật hiện đại, triển vọng làm ăn lâu dài là chủ yếu. Trong chủ trương tái cơ cấu kinh tế hiện nay, chúng ta đang dịch chuyển từ đầu tư chiều rộng là chủ yếu sang đầu tư kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu và tiến tới đầu tư theo chiều sâu, việc lựa chọn các doanh nghiệp vốn lớn, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại là hoàn toàn phù hợp với đề xuất này.

Thứ hai, tăng cường tổ chức cung ứng các dịch vụ xã hội cho người lao động

làm việc tại các khu công nghiệp

Các địa phương có các KCN cần chú trọng đầu tư phát triển các dịch vụ xã hội gần các KCN, nhất là nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, bệnh viện, bưu điện, bến xe, hệ thống cửa hàng, siêu thị, chợ, sân vận động… tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong làm việc tại các KCN tiếp cận với các dịch vụ xã hội.

Đồng thời cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là các hạn chế của chính sách hộ khẩu hiện hành, cải thiện tính công bằng cho người lao động di cư từ các địa phương khác đến các KCN làm việc, tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ pháp luật, nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục, việc làm, học nghề,… sao cho giảm chi phí và phiền hà cho người lao động nhập cư.

Thứ ba, Nhà nước cần có biện pháp tác động đến về giá cả thuê nhà, giá điện, nước cho người lao động thuê nhà phải chi trả.

Hiện nay, vấn đề này đang bị nhà nước bỏ rơi, đặc biệt là người thuê nhà ở luôn phải trả giá điện cao, giá nước cao, ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người lao động. Vì thế, cần nghiên cứu có chính sách để người thuê nhà được hưởng giá điện, giá nước hợp lý.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phối hợp tổ chức thực hiện chủ trương xây dựng nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp

Cùng với quy hoạch xây dựng nhà ở cho người lao động và lựa chọn doanh nghiệp đầu tư vào các KCN như trên, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần sớm nghiên cứu đưa ra các quy chuẩn về nhà ở cho người lao động thuê. Nhà nước cần sớm nghiên cứu đưa ra quy chuẩn về nhà ở cho người lao động thuê để nơi ở của người không còn là tạm bợ như hiện nay là điều cần thiết.

Đồng thời, Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động. Ở các địa phương cần thành lập Ban chỉ đạo tại địa phương về chính sách nhà ở để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách đã ban hành, giải quyết kip thời đối với những trường hợp vi phạm các quy định, hợp đồng, cam kết. Trong Ban chỉ đạo cần có các thành phần Đảng, Chính quyền, các đoàn thể, trước hết là tổ chức công đoàn, các Ban quản lý KCN và đại diện các doanh nghiệp sử dụng lao động tham gia.

Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động các khu công nghiệp

Nhu cầu tất yêu của con người ai cũng muốn có được việc làm tốt, nơi ăn chỗ ở khang trang, tiện lợi. Không ai muốn ở chen chúc trong một diện tích chặt hẹp như hiện nay mà nhiều người lao động các KCN đang phải chấp nhận. Tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hạ tầng xã hội tại các khu công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)