CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát triển hạ tầng
4.2.5. Nhóm các giải pháp nhằm đảm bảo điều kiện để hoàn thiện chính sách về
phát triển các hạ tầng xã hội
Thứ nhất: giải pháp về con người xây dựng và thực thi chính sách
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ xây dựng và thực thi chính sách có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nói chung và hạ tầng khu công nghiệp nói riêng. Để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cần tập trung một số giải pháp sau:
- Xây dựng lực lượng chuyên gia tư vấn, tư duy chiến lược chuyên nghiệp ở các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ cấp trung ương đến địa phương, các cơ quan, đơn vị. Đó có thể là các chuyên gia làm việc tại các ban của Đảng, các bộ, ngành của Chính phủ hoặc các tổ tư vấn của Chính phủ, các chuyên gia làm việc tại các viện nghiên cứu chính sách…giảng viên các trường Đại học, chuyên gia làm việc tại các viện nghiên cứu tư nhân, tư vấn độc lập.
Bố trí công việc phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất cán bộ. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thích nghi hơn với cơ chế thị trường và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, việc hoạch định chính sách, khả năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương được nâng lên rõ rệt, tính chủ động sáng tạo cần được phát huy. Tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động của các viện nghiên cứu, các cơ quan tư vấn của Chính phủ cũng như các tổ chức hoạt động trong
lĩnh vực nghiên cứu về chính sách hạ tầng KCN. Bên cạnh đó, những tổ chức, cơ quan nghiên cứu, tư vấn của Nhà nước cần nghiên cứu để có cơ sở xây dựng, phát huy nguồn lực trí tuệ của xã hội.
Về thu hút trí lực nguồn nhân lực trí tuệ trong công tác xây dựng và thực thi chính sách. Nhà nước cần có chế độ thu hút, tuyển chọn được những người tài vào làm việc tại các cơ quan tư vấn, hoạch định đường lối, chính sách của nhà nước, tránh chảy máu chất xám. Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm chính sách, hoàn thiện cơ chế tuyển chọn cán bộ công chức, cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm và từ chức của cán bộ, cơ chế sàng lọc, thay thế những người kém phẩm chất và năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ. Để thu hút nguồn lực cán bộ làm chính sách cần cải cách chế độ tiền lương và chế độ theo lương hợp lý, công bằng, phấn đấu để tiền lương là nguồn thu nhập cơ bản, đảm bảo cho cán bộ có đời sống ổn định, chuyên tâm vào công việc, góp phần hạn chế tham ô, tham nhũng, tạo động lực, kích thích phấn đấu vươn lên và góp phần thu hút người có đức, có tài vào bộ máy lãnh đạo, quản lý cao cấp.
Bồi dưỡng cán bộ và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ chính sách theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo sự đồng bộ, kế thừa và phát triển. Cần có chương trình đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn, tư duy chiến lược trong hệ thống các trường chính trị và hành chính ở trung ương và trong cả nước. Tạo điều kiện cho cán bộ làm chính sách có điều kiện được thâm nhập thực tế, rèn luyện, trải nghiệm qua nhiều môi trường khác nhau, tích lũy kinh nghiệm, trau dồi bản lĩnh ứng phó trước mọi tình huống. Đội ngũ chuyên gia tư vấn chiến lược của đất nước nói chung và phát triển hạ tầng xã hội KCN nói riêng cần có tri thức phong phú và đạt tầm toàn cầu, phải am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy cần làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia tư vấn chiến lược, chính sách, không ngừng phát huy nguồn lực trí tuệ to lớn trong nhân dân thông qua cơ chế chính sách phản hồi xã hội, tiếp nhận thông tin, phát huy kinh nghiệm đội ngũ cán bộ, chuyên gia cao cấp thuộc các ngành, lĩnh vực liên quan.
Mở rộng hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với đội ngũ chuyên gia tư vấn chiến lược các nước trong khu vực và quốc tế. Nghiên cứu xây dựng chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, CNH, HĐH, và chủ động hội nhập quốc tế. Lực chọn những cán bộ trẻ có năng lực, phẩm chất, triển vọng đưa đi đào tạo nước ngoài, nhất là những nước phát triển. Cùng với đào tạo về lý luận, về khoa học xã hội và nhân văn, cần chọn những người có khả năng về kinh tế, khoa học công nghệ, chú trọng phát triển tư duy, phân tích và phản biện. Hàng năm nhà nước nên có hoạt động tôn vinh những tổ chức, cá nhân có nhiều đề xuất, sáng kiến chính sách có giá trị đối với đất nước.
Thứ hai: giải pháp về tổ chức bộ máy xây dựng và thực thi chính sách
Để hoàn thiện chính sách nhà nước đối với phát triển hạ tầng xã hội KCN , giải pháp về tổ chức bộ máy xây dựng và thực thi chính sách là quan trọng và rất cần thiết. Do vậy cần thay thế tình trạng từng bộ, ngành đứng ra xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách và các chương trình một cách độc lập bằng cách huy động tất cả các lực lượng, quản lý các cấp và các thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động, chia sẻ vai trò, trách nhiệm để đạt được những mục tiêu đề ra:
- Các cấp chính quyền cần có sự phối hợp hoạt động từ Trung Ương đến địa phương
+ Xác định khung thể chế chung để giải quyết các vấn đề về hạ tầng xã hội KCN. Thống nhất giao cho một cơ quan đầu mối duy nhất chịu trách nhiệm trước nhà nước và chính phủ về hoạt động phát triển hạ tầng xã hội KCN.
+ Tham vấn các bên liên quan chính từ khu vực nhà nước như các Bộ, Ban ngành liên quan…để có thể đánh giá và thực hiện một cách có hệ thống hạ tầng xã hội tại các KCN.
+ Phổ biến kết quả thu hoạch nhằm nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của hạ tầng xã hội KCN.
- Xây dựng các phương án chính sách cần có sự phối hợp giữa các đơn vị và tổ chức Nhà nước: Vai trò cơ bản của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước
là xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Các cấp chính quyền tham gia xây dựng phương án chính sách như: Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên môi trường…cần phối hợp có hiệu lực và hiệu quả. Cấp chính quyền thành phố Hà Nội cần lồng ghép các chính sách và biện pháp của các ngành để giải quyết vấn đề.
- Bên cạnh đó cần có sự tham gia tích cực của các thành viên có liên quan
đến chính sách tham gia vào công tác hoạch định chính sách: Đặc biệt khu vực tư
nhân là thành phần tham gia chủ yếu vào quá trình xây dựng, sử dụng hạ tầng xã hội KCN, chính sách nhà nước cần cụ thể hóa và đầy đủ hơn nữa để cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khu vực tư nhân có thể đầu tư và tham gia chủ động hơn. Cần có sự đối thoại giữa doanh nghiệp Thành phố với Nhà nước và người lao động tại các KCN khi xây dựng chính sách về hạ tầng.
Thứ ba: Giải pháp về nguồn lực đầu tư để xây dựng và thực thi chính sách
Kinh phí hoạt động để xây dựng và thực thi chính sách phát triển hạ tầng xã hội KCN, là do ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố đảm bảo và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Thành phố. Do vậy, Nhà nước cần dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho việc xây dựng, thực thi và đánh giá chính sách. Việc bỏ ra một nguồn kinh phí cần thiết và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đó sẽ đem lại lợi ích đáng kể cho quá trình tiếp tục vận hành chính sách trong giai đoạn tiếp theo, khắc phục những hạn chế, bất cập của chính sách và đảm bảo cho chính sách đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.
Tăng cường nguồn lực cho công tác xây dựng và thực thi chính sách như: Chi phí xây dựng cơ sở vật chất cho việc thực thi chính sách; mua sắm thiết bị vật tư; phương tiện kỹ thuật và các chi phí vật chất khác. Do vậy, khi thông qua chính sách cần phải dự toán trước nguồn kinh phí về mặt số lượng cũng như các nguồn đầu tư nhằm tạo điều kiện cho quá trình chính sách. Ngoài ra cần huy động, tiếp nhận các nguồn kinh phí khác cho việc hoạch định và thực thi chính sách từ các tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ.
Thứ tư: Các chế tài và biện pháp khác
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ hoạch định chính sách, phải chú trọng toàn diện các khâu, các mặt trong công tác cán bộ, từ phát hiện, đánh giá đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, bổ nhiệm, đề bạt đến điều động luân chuyển, giáo dục rèn luyện, kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật, chính sách cán bộ và chế độ đãi ngộ cán bộ. Cần có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với cán bộ chinh sách tham ô, tham nhũng, vụ lợi và trục lợi, dẫn tới tha hóa biến chất…Vì vậy trong chính sách cán bộ, không chỉ đánh giá sử dụng cán bộ mà còn thường xuyên quan tâm phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái, bất minh, bất chính. Do vậy cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, tăng cường pháp luật, kỷ cương để xử lý kịp thời những cán bộ xây dựng và thực thi chính sách không hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần xây dựng các chế tài để xử phạt đối với cán bộ thực thi không tuân thủ chính sách hoặc gây phiền hà, nhũng nhiễu trong quá trình thực thi chính sách. Hơn nữa, cần có chế tài xử phạt những doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm túc chính sách đã đề ra.