Hiện trạng hạ tầng xã hội tại các KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hạ tầng xã hội tại các khu công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Hiện trạng hạ tầng xã hội tại các KCN

3.1.1.1. Tình hình nhà ở

Hiện tại, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 08 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch 1.940,87 ha; Đến nay các KCN và KCX Hà Nội đã thu hút được 607 dự án, trong đó có 315 dự án đầu tư nước ngoài, số vốn đăng ký trên 4,9 tỷ USD; 292 dự án trong nước có số vốn đăng ký gần 11.700 tỷ đồng. Năm 2015 doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN đạt trên 6 tỷ USD, nộp NSNN đạt 137,23 triệu USD. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN đạt gần 3,4 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN đạt 3,456 tỷ USD, chiếm 13,5% so với tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thành phố Hà Nội.

Tổng số lao động trong 08 khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến tháng 11/2016 là 144.375 người. Trong 08 khu công nghiệp đang hoạt động, có 03 khu công nghiệp đã và đang xây dựng nhà ở cho công nhân, với 04 dự án với tổng công suất thiết kế khoảng 27.450 chỗ ở; đã hoàn thành được 13.488 chỗ ở, bao gồm: Dự án nhà ở công nhân thí điểm tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh; Dự án nhà ở công nhân tại KCN Phú Nghĩa; Dự án nhà ở công nhân của Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam và dự án nhà ở công nhân Công ty TNHH Young Fast (tại KCN Thạch Thất – Quốc Oai).

Dự án nhà ở công nhân thí điểm tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh

Dự án khu nhà ở công nhân thí điểm tại xã Kim Chung được UBND thành phố đầu tư xây dựng, sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng được khoảng 13.350 chỗ ở cho công nhân lao động tại KCN Thăng Long. Đến nay công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp nhận chính thức

24 đơn nguyên nhà 5 tầng và 03 khối nhà 15 tầng gồm: 900 phòng ở, phục vụ 7.488 chỗ ở. Hiện nay, công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đang quản lý công nhân trong KCN Thăng Long thuê.

Dự án nhà ở công nhân KCN Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ

Dự án nhà ở công nhân KCN Phú Nghĩa do Công ty Cổ phẩn tập đoàn Phú Mỹ làm chủ đầu tư, có quy mô diện tích: 3,97 ha, bao gồm 05 khu nhà với 10 đơn nguyên nhà, gồm 1.144 phòng với tổng diện tích sàn xây dựng là 54.588 m2, sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng được khoảng 7.900 chỗ ở.

Hiện nay, tòa nhà B đã hoàn thiện với tổng diện tích sàn là 4.822 m2 tương ứng 106 phòng đáp ứng cho khoảng 800 lao động, công nhân đã thuê khoảng 70% số căn phòng với giá thuê 170.000 đồng/người/tháng. Hiện công ty Phú Mỹ đang thuê đơn vị tư vấn thiết kế các toàn nhà tiếp theo và dự kiến kế hoạch trong thời gian tới sẽ triển khai xây dựng.

Dự án Khu nhà ở công nhân Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam

Dự án Khu nhà ở công nhân do Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam làm chủ đầu tư, địa điểm xây dựng tại Lô No1, KCN Thạch Thất, Quốc Oai, với quy mô diện tích 2,07 ha, gồm 03 đơn nguyên nhà ở 6 tầng; dự kiến đáp ứng 3.000 chỗ ở.

Sau khi được UBND thành phố cho phép triển khai xây dựng 03 tòa nhà KTX, Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam đã hoàn thành 02 tòa nhà KTX A và KTX B cùng các công trình phụ trợ và bắt đầu đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu nhà ở của khoảng 2.000 công nhân viên công ty.

Dự án nhà ở công nhân Công ty TNHH Young Fast, tại KCN Thạch Thất – Quốc Oai

Dự án nhà ở công nhân Công ty TNHH Young Fast - Chủ đầu tư: Công ty TNHH Young Fast Otoelectronics Việt Nam, địa điểm tại Lô đất NHA-1, KCN Thạch Thất – Quốc Oai, thành phố Hà Nội, quy mô diện tích: 4.410,8 m2, đáp ứng khoảng 3.200 chỗ ở. Hiện nay, công ty đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu nhà ở của chuyên gia và công nhân của công ty.

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp về nhà ở công nhân các KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016

STT Tên KCN Địa điểm Diện tích quy

hoạch (ha) Số lao động

Nhà ở công

nhân Dự kiến chỗ ở Chỗ ở đã bố trí Ghi chú

Không 1 2 3 5 6 7 7 8 9 10 1 KCN Thăng Long Xã Kim Chung, Đại Mạch, Võng

La, Hải Bối (huyện Đông Anh)

274 59.713 x 13.350 7.488 2 KCN Nội Bài Xã Mai Đình, Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) 100 18.626 x Thiếu quỹ đất bố trí XD NOCN 3 KCN Sài Đồng B P.Sài Đồng - Q.Long Biên 97 8.778 x Thiếu quỹ đất bố trí XD NOCN 4 KCN Hà Nội – Đài Tƣ Phường Sài Đồng

– Quận Long Biên 40 2.142 x

Thiếu quỹ đất bố trí XD NOCN 5 KCN Nam Thăng Long Xã Thụy Phương – Liên Mạc – Từ Liêm 260,87 1.458 x Thiếu quỹ đất bố trí XD NOCN

6 KCN Thạch Thất – Quốc Oai Xã Phùng Xá – huyện Thạch Thất, TT. Quốc Oai – huyện Quốc Oai

155 12.060 x 6.200 5.200 Thiếu quỹ đất bố trí XD NOCN 7 KCN Phú Nghĩa Xã Phú Nghĩa, Tiên Phương, Ngọc Hòa – huyện Chương Mỹ 670 9.167 x 7.900 800 8 KCN Quang Minh Xã Quang Minh –

huyện Mê Linh 344 32.431 x

Có thể điều chỉnh QHCT KCN tạo quỹ đất xây dựng NOCN Tống 144.375 27.450 13.488

3.1.1.2. Hệ thống trường học

Hiện nay, tại hầu hết các KCN mới chỉ có các trường mầm non được thành lập với tốc độ “cung không đủ cầu”. Tại Việt Nam, giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Mỗi năm, cả nước có 12.976 trường mầm non đón nhận các em vào học. Tuy nhiên, số lượng các trường phân bố không đều, gần như vắng bóng trường mầm non trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khiến không ít các bậc phụ huynh phải gửi con em mình vào những lớp mầm non không đạt chuẩn, thậm chí bị bạo hành.

Thành phố Hà Nội đã có sự quan tâm và ưu tiên xây dựng trường mầm non tại khu công nghiệp, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 09/CT-TTg của Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết trường, lớp mầm non ở khu công nghiệp, TP Hà Nội đã xây dựng Đề án nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, trong đó có nội dung quan tâm xây dựng trường mầm non tại các khu công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu gửi con của nữ công nhân. Hiện trên địa bàn thành phố có 3 khu công nghiệp tại huyện Đông Anh, Mê Linh và Thạch Thất đã xây dựng 7 trường mầm non và 17 nhóm lớp tư thục. Riêng tại huyện Đông Anh, thành phố đã đầu tư xây dựng thêm 1 điểm trường của Trường Mầm non Kim Chung (xã Kim Chung), nâng tổng số điểm trường của trường mầm non này lên 4 điểm trường. Trong tháng 8/2016, thành phố tiếp tục xây dựng 1 trường mầm non mới trên địa bàn xã Kim Chung với quy mô 12 nhóm lớp. Việc phát triển mạng lưới trường mầm non tại địa bàn có khu công nghiệp, đông nữ công nhân về cơ bản sẽ đáp ứng tốt nhu cầu gửi con của người lao động trên địa bàn.

3.1.1.3. Hệ thống cơ sở y tế, khám chữa bệnh

Hiện nay tại các Khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội chỉ có các trạm y tế, tuy nhiên chỉ khám được những bệnh đơn giản, trang thiết bị thiếu thốn, trình độ y bác sỹ còn hạn chế, nên không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của lao động

trong khu công nghiệp. Một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng với các trung tâm y tế, bệnh viện xung quanh trong khu vực.

Theo Bộ luật Lao động, doanh nghiệp sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, ít nhất một lần/năm. Ðối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại thì ít nhất 06 tháng/lần. Tuy vậy, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, công ty, chủ sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ này, nếu có, chỉ khám qua loa, hình thức nhằm đối phó với các quy định của pháp luật về lao động.

3.1.1.4. Hạ tầng xã hội về các thiết chế văn hóa

Cùng với sự phát triển của đất nước, những năm qua các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh về số lượng và quy mô; thu hút và giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội luôn quan tâm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đã được ban hành và tổ chức thực hiện đạt kết quả ban đầu. Công tác xây dựng đời sống văn hoá công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất được quan tâm hơn. Hệ thống thiết chế văn hoá ngày càng được tăng cường; các hoạt động, phong trào văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí của công nhân phong phú, đa dạng. Đời sống văn hoá tinh thần của công nhân được cải thiện, góp phần xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu. Công nhân chưa được hưởng thụ đời sống văn hoá tinh thần tương xứng với thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Hệ thống thiết chế văn hoá, công trình phúc lợi, trường học, bệnh viện, nhà ở phục vụ công nhân lao động khu công nghiệp chưa được đầu tư thoả đáng. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động; môi trường văn hoá ở nơi

làm việc và nơi sinh sống của công nhân chưa được quan tâm xây dựng và phát triển; một số công nhân có lối sống thiếu lành mạnh, vướng vào tệ nạn xã hội; một số bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động chống phá, gây rối.

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, tính cấp bách của việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động; chưa làm tốt vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực này. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên. Việc đầu tư cho các công trình phúc lợi còn hạn chế. Sự phối hợp của các cấp, các ngành thiếu chặt chẽ. Vai trò của công đoàn, các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân chưa được chú trọng, phát huy.

Những năm tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; mức độ hội nhập, toàn cầu hoá ngày càng cao. Số lượng doanh nghiệp, doanh nhân, công nhân lao động nước ngoài vào làm việc trong các khu công nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng; sự đan xen, giao thoa văn hoá giữa các nước, dân tộc, vùng miền, khu vực ngày càng nhiều. Trong nước, có sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; đội ngũ doanh nhân, công nhân lao động không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều vấn đề xã hội mới, phức tạp có thể xuất hiện, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất, nhất là thanh niên công nhân tiếp tục bị kẻ xấu lôi kéo, kích động, chia rẽ; bị tác động của mặt trái các phương tiện truyền thông hiện đại. Do vậy, môi trường lao động, văn hoá, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất tiếp tục là vấn đề cần được quan tâm sâu sắc.

Chính vì những lý do cấp bách trên mà mới đây nhất Ban Bí Thư Trung Ương Đảng khóa XI đã ra Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của về “Tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất”.

3.1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách phát triển hạ tầng xã hội KCN trên địa bàn Hà Nội

3.1.2.1. Các yếu tố khách quan của chính sách phát triển hạ tầng xã hội KCN (1)Đặc điểm tự nhiên

Hà Nội trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, Hà Nội có diện tích 332.432, 8 ha (Năm 2008, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính Theo Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 12 năm 2000); Với vị trí địa – chính trị thuận lợi và quan trọng, Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; là nơi tập trung nhiều các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện nước ngoài; tập trung đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực, với hàng trăm viện nghiên cứu và nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Hà Nội có nhiều thuận lợi cho việc tiếp nhận thông tin, mở rộng quan hệ giao lưu, hình thành và phát triển KCN.

Tuy nhiên, Hà Nội nằm giữa khu vực năng động vì thế phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt không chỉ trong nước, mà cả quốc tế. Sự phát triển nhanh của các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai ... sẽ tạo ra lực hút về đầu tư. Vì vậy đòi hỏi Hà Nội phải có những chính sách nhằm thu hút phát triển KCN.

(2)Đặc điểm kinh tế

Bảng 3.2: Tăng trưởng và quy mô GRDP của Hà Nội

Năm

GRDP

2011 2012 2013 2014

Quy mô GRDP(tỷđồng) 271.983 296.593 321.691 349.867 Tốcđộ tăng trưởng GRDP (%) 10, 40 8, 10 8, 25 8, 80

(Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội)

quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2014 không ngừng tăng cao, năm 2011 quy mô GRDP là 271.983 tỷ đồng sang đến năm 2014 là 349.867 tỷ đồng, như vậy trong vòng 4 năm quy mô GRDP của TP Hà Nội tăng được 77.884 tỷ đồng. Năm 2014, GRDP của Hà Nội bằng khoảng 60% so với GRDP của TP Hồ Chí Minh và GRDP Hà Nội chiếm khoảng 12, 6% GDP cả nước. Kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển kinh tế khu vực phía Bắc và ngày càng giữ vị trí quan trọng đối với kinh tế của cả nước.

Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các khu vực trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2014 – 2015

Tiêu chí 2014 2015

1. Tốc độ tăng trƣởng (%) 7.9 8,3

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 1.8 2

Công nghiệp và xây dựng 8 8,2

Dịch vụ 8.4 8,8

2. Đóng góp của các khu vực vào tăng trƣởng (Điểm

phần trăm) 7.9 8,3

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 0.1 0,1 Công nghiệp và xây dựng 3.7 3,5

Dịch vụ 4.1 4,7

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội

Quy mô GRDP 9 tháng năm 2015 tăng 8,3% so cùng kỳ năm trước, cao hơn so

với mức tăng của cùng kỳ năm 2013 và 2014 (năm 2013 tăng 7,88%, năm 2014 tăng 7,9%). Giá trị tăng thêm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 2% so cùng kỳ năm trước (đóng góp 0,1% vào mức tăng chung ). Giá trị tăng thêm ngành công nghiê ̣p -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hạ tầng xã hội tại các khu công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)