Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đối với việc phát triển hạ tầng xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hạ tầng xã hội tại các khu công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 42 - 45)

4. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm phát triển hạ tầng xã hội tại các KCN ở một số địa phƣơng

1.3.2. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đối với việc phát triển hạ tầng xã

tại các KCN trên địa bàn Hà Nội

Như vậy, trong quá trình ban hành và thực thi chính sách phát triển hạ tầng xã hội tại các KCN tập trung trên địa bàn một số địa phương nước ta, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dung đối với việc phát triển hạ tầng xã hội KCN trên địa bàn Hà nội.

Thứ nhất, việc xây dựng nhà ở, trường mầm non, cơ sở y tế khám chữa bệnh,

khu vui chơi… cho người lao động các khu công nghiệp là trước hết là trách nhiệm của chính quyền các cấp. Chính quyền cần có chính sách phát triển hạ tầng xã hội, nhất là cần có quy hoạch đất đai để xây dựng nhà ở, trường mần non, khu vui chơi… cho người lao động ngay từ khi quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn; bên cạnh đó, cần chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp cũng như người dân cùng tham gia xây dựng nhà ở, trường mầm non, khu vui chơi…cho người lao động.

Thứ hai, trong điều kiện nhà nước, doanh nghiệp chưa đảm bảo giải quyết

chỗ ở, trường mầm non, khu vui chơi cho người lao động các khu công nghiệp, việc đa dạng hóa các hình thức giải quyết nhà ở như là biện pháp quan trọng. Các chính quyền sẽ thất bại khi sử dụng sức mạnh để cưỡng ép nhằm xóa bỏ các khu cư trú chưa đảm bảo quy chuẩn hoặc thậm chí là bất hợp pháp. Chính quyền địa phương các KCN đã buộc phải hướng sự quan tâm tới những nhu cầu của các nhóm đối tượng khác nhau. Đó là những người chủ sử dụng lao động tại các khu công nghiệp, những nhà đầu tư bất động sản và của chính những người nhập cư.

Thực tiễn cho thấy, quản lý sự phát triển công nghiệp và ổn định nhà ở cho người lao động nhập cư là hai nhiệm vụ hoàn toàn trái ngược nhau, nó đòi hỏi có những chính sách khác nhau. Với Việt Nam nói chung, thành phố Hà nội nói riêng, giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động nên bằng những giải pháp “mềm” như tạo điều kiện, cho phép hoặc hỗ trợ nâng cấp thay cho các giải pháp “cứng” như xóa bỏ, săn đuổi, cưỡng bức di dời.

Thứ ba, về lâu dài để giải quyết nhà ở cho người lao động các khu công

nghiệp có hiệu quả là nhà nước cần có sự phối với các doanh nghiệp các KCN xây dựng nhà ở chung cư dưới hình thức nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp để đảm bảo chỗ ở cho người lao động. Từ thực tiễn của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN trên các khía cạnh thành công cũng như chưa thành công, có thể khẳng định rằng, chính sách phát triển nhà ở cho NLĐ tại các KCN cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung và có hướng dẫn kịp thời. Bởi vì, chính sách phát triển nhà ở cho người lao động tại các KCN hiện nay mới chỉ dành cho đối tượng nhà đầu tư là doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở theo tiêu chuẩn nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành, chưa đề cập đến những nhà đầu tư là nhân dân xung quanh KCN hiện đã đầu tư xây dựng và cung cấp nhà ở cho 80% lao động KCN thuê để họ nâng cấp, cải tạo nhà cho thuê nhằm cải thiện điều kiện sống của người lao động và góp phần giảm giá nhà cho thuê.

Đối với địa bàn thành phố Hà Nội, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động; ưu tiên nguồn vốn ngân

sách cho đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động KKT, KCN và hạ tầng xã hội. Việc quy hoạch KCN phải được gắn với quy hoạch nhà ở cho người lao động. Khi phê duyệt quy hoạch các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải dành 20% quỹ đất làm nhà xã hội (trong đó có nhà ở cho người lao động KCN) theo quy định tại Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg. Tích cực kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tại các KCN tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động KCN. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động; xem xét áp dụng áp dụng một số ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế xây nhà ở cho người lao động; kêu gọi và yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tại các KCN có kế hoạch, lập dự án đầu tư nhà ở cho người lao động trong diện tích đất đã được quy hoạch cho từng KCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển hạ tầng xã hội tại các khu công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)