4. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển hạ tầng xã hội KCN
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển hạ tầng xã hộ
tại các KCN
Đánh giá chính sách là một công việc nghiên cứu, là quá trình áp dụng những nghiên cứu xã hội để phán xét, đánh giá các biện pháp chính sách của chính quyền. Đánh giá chính sách là đánh giá từ các khái niệm, thiết kế và độ hữu ích của chính sách nói chung và từng biện pháp của chính sách. Việc đánh giá thường được thực hiện ở các nội dung sau: đáp ứng yêu cầu quản lý, mục tiêu quản lý, xem xét để xác định cần thay cái gì, cần đánh giá xem các chính sách có còn phù hợp không, đề xuất cách để hoàn thiện chính sách, phân tích đáp ứng về mặt tài chính thực thi chính sách.
Mục tiêu đánh giá: đánh giá chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu được khi thực thi một chính sách công. Đánh giá chính sách phát triển hạ tầng xã hội là đánh giá một chính sách vừa giải quyết vấn đề xã hội, vừa mang ý nghĩa kinh tế.
Để phù hợp với việc đánh giá chính sách nhà nước về phát triển hạ tầng xã hội khu công nghiệp, tác giả tập trung vào một số tiêu chí như sau:
1.2.4.1. Tính cấp thiết
Tính cấp thiết của chính sách: Tính cấp thiết của chính sách thể hiện việc chính sách đáp ứng kịp thời các nhu cầu cần giải quyết của đời sống kinh tế - xã hội nói chung và đời sống của lao động tại các KCN nói riêng. Các chính sách được ban hành kịp thời sẽ giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh, đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển bền vững, bắt kịp những thay đổi chung của quốc gia, toàn cầu.
1.2.4.2 Tính phù hợp của chính sách
Tính phù hợp của chính sách: Chính sách có tính khoa học, phù hợp mục
tiêu, quy luật khách quan và thực tiễn hạ tầng xã hội KCN, phù hợp điều kiện hạ tầng KCN, chính sách đó có thể thích nghi với sự thay đổi của thị trường, công nghệ, kiến thức, xã hội, điều kiện chính trị và môi trường, việc thực hiện chính sách có giúp giải quyết tận gốc vấn đề không, việc thực hiện mục tiêu cụ thể của chính sách có góp phần thực hiện mục tiêu chung của các nhóm chính sách không.
1.2.4.3 Tính công bằng
Tính công bằng: Với cách nhìn tổng thể, có thể hiểu công bằng xã hội là các
giá trị định hướng để con người sinh sống và phát triển trong các quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng về vật chất cũng như về tinh thần. Cụ thể ở đây là những giá trị cơ bản trong các quan hệ giữa lợi ích của các nhà đầu tư hạ tầng xã hội và chất lượng đời sống của người lao động tại các KCN, mà để có được sự công bằng phụ thuộc rất lớn vào những chính sách an sinh của Nhà nước. Công bằng xã hội là mục tiêu cốt lõi của chính sách xã hội, nhằm hướng tới ổn định xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt của đời sống người lao động và sự phát triển bền vững của đất nước.
1.2.4.4. Tính hiệu quả của KT-XH
Tính hiệu quả của KT-XH: là sự so sánh giữa đầu ra và đầu vào. Khi xem xét
hiệu quả của chính sách, việc quan tâm giữa khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội là cần thiết. Hiệu quả chính sách= kết quả thu được/ đầu vào.
1.2.4.5. Tính khả thi
Tính khả thi: Tính khả thi thường được đánh giá ở sự phù hợp giữa nội dung
chinh sách với các điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại. Sự phù hợp này phản ánh rất rõ mối tương quan giữa trình độ pháp luật với trình độ pháp triển kinh tế - xã hội. Pháp luật và kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu văn bản phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, chứa đựng nội dung phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu các quản lý nhà nước sẽ tạo
những “đòn bẩy” tăng trưởng kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Ngược lại, những trường hợp chính sách không phù hợp, không phản ánh đầy đủ các hướng vận động của đời sống xã hội, của kinh tế - xã hội, là nguyên nhân làm giảm sút hiệu quả của quản lý nhà nước. chính sách cũng có thể có tác động tiêu cực nếu nó đi ngược lại sự vận động phát triển của đời sống xã hội sẽ làm kìm hãm pháp luật, không phù hợp với sự phát triển kinh tế. Do vậy, yêu cầu đặt ra chính sách phải vừa phản ánh được những quy định chung về sự phát triển của xã hội, vừa phản ánh được những quy luật mang tính đặc thù trong từng giai đoạn, lĩnh vực. Trên thực tế, chỉ một quy định nhỏ hoặc một khoản, một điểm của khoản cũng có tác động tới tình hình phát triển kinh tế.