CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển hạ tầng xã hội tại các KCN
3.3.3. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công bước đầu, chính sách phát triển hạ tầng xã hội trong quá trình triển khai vấp phải không ít khó khăn. Mặc dù việc quy hoạch đất
đai để xây dựng hạ tầng xã hội, các ưu đãi đối với chủ đầu tư hạ tầng xã hội đã được đề cập trong các Luật, Văn bản của Trung ương, địa phương nhưng việc thực hiện gặp rất nhiều vướng mắc.
Thực tế hiện nay trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, mới đáp ứng được 9,34% số nhu cầu về chỗ ở của các công nhân. Hiện nay, đa số công nhân đang phải sống rất khó khăn do thiếu chỗ ở. Một số phải chấp nhận sống trong những khu nhà tạm bợ với diện tích khiêm tốn, một số khác phải thuê nhà ở bên ngoài. Một thực tế hiện nay ở các khu công nghiệp đó là người công nhân đang phải sống trong những điều kiện hết sức khó khăn, đa số phải đi thuê nhà với chất lượng nhà ở thấp. Một số khu công nghiệp cũng đã có những khu nhà ở dành cho công nhân nhưng số lượng nhà như vậy là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, việc phát triển quỹ nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp đang là mục tiêu được thành phố hướng tới để từng bước nâng cao chất lượng sống tại các khu vực này.
Các chính sách để phát triển hệ thống trường học, y tế, văn hóa nhằm chăm sóc sức khỏe thân thể, tinh thần cho công nhân khu công nghiệp mới ở giai đoạn hoạch định chính sách, việc thực thi chưa có kết quả khả quan. Hiện nay, trong các khu công nghiệp chỉ mới có 8 trường mầm non với 29 nhóm lớp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu gửi con của các nữ công nhân. Nhiều công nhân phải gửi con ở các trường tư thục với chi phí lớn, vì vậy phải cắt giảm các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày để dành kinh phí cho con học tập. Tại các khu công nghiệp mới chỉ xây dựng các trạm y tế với trang thiết bị thô sơ, có khả năng khám chữa các bệnh thông thường, chưa đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho công nhân. Các thiết chế văn hóa cũng mới chỉ ở trong giai đoạn quy hoạch, chứ chưa được xây dựng, vì vậy đời sống tinh thần của công nhân lao động chưa được đảm bảo.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là:
Thứ nhất, do quỹ đất ở thành phố Hà Nội hiện nay rất hạn hẹp vì vậy rất khó
lớn quy hoạch không gian và thiết kế công trình, lựa chọn vị trí xây dựng nhà ở cho công nhân không phù hợp và có rất ít nhà đầu tư bất động sản quan tâm.
Thứ hai, việc huy động các nguồn vốn từ khu vực tư nhân để xây dựng hạ
tầng xã cho người lao động còn khó khăn, do đây là các dự án gắn liền với phúc lợi xã hội, có khả năng sinh lợi thấp và thu hồi vốn chậm, vì vậy việc phát triển hạ tầng xã hội tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa thỏa mãn nhu cầu của công nhân lao động.
Thứ ba, do tập quán sinh hoạt của người lao động và công nhân, họ chưa có
tập quán sinh hoạt chung cư văn minh. Vì vậy, đa số các công nhân chưa biết cách sử dụng hiệu quả và giữ gìn các công trình hạ tầng xã hội.
Thứ tư, xây nhà ở không đồng bộ với việc xây dựng hạ tầng xã hội (như nhà
trẻ, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, bưu điện, chợ, siêu thị,v.v..). Tình trạng này dẫn đến hiện tượng ở một số khu nhà ở đã được xây dựng hoàn chỉnh nhưng người lao động không muốn vào ở. Một trong những đặc điểm khác biệt giữa nhà ở cho sinh viên và nhà ở cho người lao động là người lao động có nhu cầu về lập gia đình, có nhu cầu sinh con, như vậy nhu cầu nhà trẻ, trường học, trạm y tế là không thể thiếu. Tuy nhiên do không có quy hoạch quỹ đất nên việc quy hoạch và thiết kế nhà ở cho sinh viên và cho công nhân lao động không có sự khác biệt lớn.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XÃ HỘI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020