CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.3. Áp dụng quy trình thu thập bằng chứng khi thực hiện kiểm toán số dư năm đầu
4.3.3.1. Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục tiền:
Mục tiêu kiểm toán của khoản mục tiền mà kiểm toán viên cần xem xét là: − Hiện hữu: số dư tài khoản tiền vào ngày lập báo cáo là có thực.
− Đầy đủ: tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền đều được ghi chép đầy đủ, tất cả các loại tiền đều được ghi chép, phản ánh.
− Đánh giá: tiền và các khoản tương đương tiền phải được đánh giá đúng đắn theo các nguyên tắc được quy định trong hạch toán tiền.
− Chính xác: số dư tài khoản tiền mặt phải được tính toán, ghi sổ và chuyển sổ chính xác.
− Phân loại và trình bày: tiền phản ánh trên báo cáo bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển theo đúng cách phân loại đối với tiền quy định.
− Quyền và nghĩa vụ: tiền của doanh nghiệp phải phản ánh đúng là tài sản của doanh nghiệp.
Các kỹ thuật mà công ty kiểm toán GTV áp dụng trong kiểm toán tiền mặt: phỏng vấn, quan sát, phân tích, kiểm kê, tính toán, kiểm tra tài liệu.
Sau đây là chương trình kiểm toán được xây dựng để tiến hành kiểm toán khoản mục tiền mặt của GTV (Phụ lục 2: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền). Trong phần này khóa luận trích quá trình thu thập bằng chứng khi thực hiện kiểm toán số dư khoản mục tiền trên BCTC năm 2014 của Công ty CP ABC
4.3.3.2.Phương pháp thu thập BCKT đối với khoản mục tiền mặt
a) Phỏng vấn
KTV tiến hành phỏng vấn nhằm tìm hiểu các quy trình về tiền, từ đó đưa ra đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ khoản mục tiền của đơn vị. Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là kế toán trưởng, tuy nhiên nếu có các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ tiền thì KTV có thể trực tiếp phỏng vấn kế toán tiền. Các thông tin thu được qua quá trình phỏng vấn phải được ghi chép lại trong giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ.
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty CP ABC, Tài liệu lưu hành nội bộ)
Ngoài ra, KTV còn tiến hành phỏng vấn thông qua hệ thống các câu hỏi soạn sẵn, nhằm đánh giá trung thực hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ khoản mục tiền của công ty và các khoản mục khác (Phụ lục 1: Bảng câu hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục).
b) Quan sát
KTV sẽ tiến hành quan sát hoạt động thu, chi tiền thực tế tại công ty CP ABC, sau đó ghi nhận các kết quả quan sát được vào giấy tờ làm việc. Dựa vào các thực tế quan sát, KTV đưa ra kết luận về hệ thống kiểm soát nội bộ khoản mục tiền của công ty ABC.
Bảng 4.9. Kết quả quan sát thực tế thu chi tiền tại Công ty CP ABC.
(Nguồn: Trích BAn – Kiểm toán Khoản mục tiền hồ sơ kiểm toán Công ty CPABC, Tài liệu lưu hành nội bộ) c) Thủ tục phân tích
KTV sẽ tiến hành lập biểu tổng hợp để phân tích xu hướng biến động của tài khoản tiền qua các năm.
(Nguồn: Trích Kiểm toán Khoản mục tiền, hồ sơ kiểm toán Công ty CPABC, Tài liệu lưu hành nội bộ) d) Kiểm kê
KTV không trực tiếp chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt tại ngày 31/12/2013 và ngày 31/12/2014. Vì vậy, KTV thu thập Biên bản kiểm kê tại quỹ của đơn vị vào ngày 31/12/2013 và Biên bản kiểm kê tại quỹ vào ngày 31/12/2014.
Bảng 4.11. Biên bản kiểm kê tiền mặt tại quỹ ngày 31 tháng 12 năm 2013
Bảng 4.12. Biên bản kiểm kê tiền mặt tại quỹ ngày 31 tháng 12 năm 2014
(Nguồn: Biên bản kiểm kê tiền mặt tại quỹ của Công ty CP ABC)
Tuy nhiên, do Biên bản kiểm kê tại quỹ là do người của đơn vị thực hiện nên độ tin cậy của bằng chứng này thấp hơn so với Biên bản do chính kiểm toán viên trực tiếp chứng kiến kiểm kê. Đồng thời, tiền là khoản mục nhạy cảm, dễ xảy ra rủi ro nhưng đơn vị cất giữ tiền mặt tại quỹ lớn vì vậy KTV đề xuất Ban Giám đốc nên đưa ra chính sách tồn quỹ tối đa là khoảng 300.000.000 triệu đồng, nếu vượt số tiền tối đa, thủ quỹ phải có trách nhiệm gởi tiền vào ngân hàng để hạn chế rủi ro mất cắp. Do đó, KTV sẽ thực hiện những kỹ thuật thu thập bằng chứng khác để đảm bảo rằng khoản mục tiền được trình bày trên BCTC là trung thực và hợp lý, người viết trình bày phương pháp thu thập bằng chứng ở khoản mục tiếp theo.
e) Tính toán
KTV sẽ kiểm tra tính chính xác của các số dư trên sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản tiền mặt. Dư cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Phát sinh nợ - Phát sinh có trên sổ chi tiết tài khoản 111 và so sánh kết quả đó với bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, biên bản kiểm kê quỹ.
Bảng 4.13. Bảng đối chiếu số dư đầu kì trên sổ sách, chứng từ.
(Nguồn: hồ sơ kiểm toán năm 2014 của Công ty ABC, Tài liệu lưu hành nội bộ) f) Kiểm tra tài liệu
Đối với TK tiền mặt, Kiểm toán viên lựa chọn những một số nghiệp vụ trên sổ chi tiết tiền để thực hiện kiểm ta chi tiết bằng cách thu thập các Phiếu thu, Phiếu chi tương ứng bằng cách chọn mẫu dựa vào phần mềm chọn mẫu IDEA của Grant Thornton.
Sau đó, KTV kiểm tra: Hình thức của phiếu thu, phiếu chi có phù hợp với quy định hiện hành hay không, có chữ ký, số tiền, nội dung rõ ràng không…để khẳng định các mục tiêu phê chuẩn, tính toán, hạch toán được thỏa mãn. Tính liên tục của việc đánh số thứ tự các phiếu thu, phiếu chi. Chứng từ gốc như hợp đồng, đề nghị mua hàng, đề nghị thanh toán, hóa đơn tài chính gốc…để khẳng định nghiệp vụ phát sinh là có căn cứ hợp lý được thỏa mãn. Sau khi kiểm tra kiểm toán viên tiến hành ghi chép lại các vấn đề sai sót trên giấy làm việc.
Sau đây là bảng kiểm tra chi tiết chứng từ một số mẫu chọn ra từ phần mềm IDEA.
Bảng 4.14. Kiểm tra chi tiết tiền mặt
CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON (VIỆT NAM)
Client: Công ty CP ABC Prepared by: Hằng
Period ended: 31/12/2014 Reviewed: Lâm Date: 26/01/2016 Subject: Kiểm tra chi tiết tiền mặt
Objective (Mục tiêu kiểm toán)
− Chọn mẫu kiểm tra chi tiết tiền mặt.
− Đối chiếu từ chứng từ vào sổ sách để đảm bảo ghi nhận chính xác và đầy đủ.
(Nguồn: Kiểm toán Khoản mục tiền, hồ sơ kiểm toán năm của Công ty CP ABC, Tài liệu lưu hành nội bộ).
Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục tiền mặt: Số dư tài khoản tiền mặt
tại ngày 31/12/2013 và ngày 31/12/2014 của Công ty CP ABC là rất lớn. KTV không chứng kiến kiểm kê vào thời điểm ngày 31/12/2014 mà chỉ thực hiện thủ tục thu thập Biên bản kiểm kê tại ngày 31/12/2013 và ngày 31/12/2014 rồi kiểm tra các chứng từ có liên quan. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán với số tiền lớn đều được Công ty ABC thực hiện qua tài khoản ngân hàng. Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán tiền mặt, với số lượng bằng chứng kiểm toán thu được, KTV nhận thấy số dư tài khoản tiền mặt tại ngày 31/12/2014 là trung thực và hợp lý và không có đề nghị điều chỉnh.
Bảng 4.15. Bảng tổng hợp số dư tài khoản tiền mặt sau kiểm toán.
(Nguồn: Trích Kiểm toán Khoản mục tiền, hồ sơ kiểm toán năm 2014 của Công ty CPABC, Tài liệu lưu hành nội bộ)