Các tỷ số đánh giá hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng phát triển tp HCM chi nhánh phú nhuận giai đoạn 2011 2013​ (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.6.Các tỷ số đánh giá hiệu quả tín dụng

1.6.1.Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với NHTM, nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn.

1.6.2.Dư nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm (%) trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.

Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa.

Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

1.6.4.Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại.

1.6.5.Hệ số thu nợ

Hệ số này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động, cách thức mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tiêu dùng tại các NHTM nói chung và HDBank Phú Nhuận nói riêng. Chúng ta cũng đã thấy được hoạt động tín dụng – đặc biệt tín dụng tiêu dùng là một trong những hoạt động quan trọng của các NHTM, nhất là trong điều kiện hiện nay, mức sống của người dân ngày một tăng lên, xu hướng hiện đại hóa và chủ trương đa dạng hóa của hoạt động ngân hàng để khẳng định vị thế trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.

Vấn đề được đặt ra tiếp theo là nghiên cứu về thực trạng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – Chi nhánh Phú Nhuận, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP.HCM – CHI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng phát triển tp HCM chi nhánh phú nhuận giai đoạn 2011 2013​ (Trang 30 - 33)