CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của HDBank Phú Nhuận
3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của HDBank Phú Nhuận Nhuận
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của HDBank Phú Nhuận
Với nền tảng vững chắc và những bước chuẩn bị có tính chiến lược, HDBank đã bứt phá trong năm 2011 với định hướng phát triển phát triển nhanh, đồng bộ, toàn diện để vào hàng ngũ những NHTM dẫn đầu. HDBank đã xác định rõ tầm nhìn trong tương lai với những định hướng chính yếu gồm: tiếp tục tái cấu trúc hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế, chú trọng quản trị rủi ro, đảm bảo kinh doanh hiệu quả an toàn, tăng trưởng bền vững, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, mở rộng đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng, đảm bảo lợi ích cổ đông và lợi ích khách hàng… Những mục tiêu này thể hiện rõ định hướng của HDBank về tập trung tăng cường tiềm lực cho đầu tư cho phát triển bền vững, nỗ lực vươn tầm cao mới.
Bên cạnh đó, HDBank cũng đã, đang và sẽ tiếp tục kết hợp chặt chẽ với các đối tác, tổ chức tư vấn trong và ngoài nước, đẩy mạnh dự án xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh giai đoạn 2011-2016, dự án chiến lược thương hiệu mới, chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng… nhằm hỗ trợ hiệu quả hoạt động kinh doanh và đặt nền tảng đảm bảo tốc độ phát triển bền vững của ngân hàng trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này, với sự phấn đấu nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên, ban lãnh đạo đã đưa ra định hướng kinh doanh trong giai đoạn tới của toàn bộ hệ thống HDBank như sau:
Xác định tăng trưởng dư nợ tín dụng lành mạnh và ổn định, mở rộng và phát triển các hình thức cho vay tại các trung tâm thương mại, cho vay tiêu dùng…, đầu tư cho các dự án sản xuát, chế biến các mặt hàng xuất khẩu. Hoàn thiện và phát triển bộ máy, mạng lưới kinh doanh, phát triển thị trường và mở rộng đối tượng khách hàng.
Thực hiện cải cách hành chính, phong cách giao dịch, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu HDBank, tạo ra môi trường kinh doanh tốt, đem lại lợi ích cho khách hàng cũng như lợi ích của hệ thống ngân hàng.
Tiếp tục đổi mới, phát triển và không ngừng cập nhật công nghệ thông tin ngân hàng.
Khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức tín dụng khác trong xã hội nhằm thu hút nguồn vón có lãi suất thấp nhưng giàu về tiềm năng.
Nâng cao công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, hàng năm cử cán bộ công nhân viên tham gia chương trình đào tạo của HDBank để bồi dưỡng các nghiệp vụ ngân hàng nhằm giúp thông thạo về kỹ thuật nghiệp vụ, cũng như sử dụng các thiết bị kỹ thuật một cách thành thạo. Bên cạnh đó, chi nhánh còn phát động phong trào thi đua cải tiến quy trình làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc, thái độ phục vụ khách hàng của toàn nhân viên trong ngân hàng.
Chi nhánh Phú Nhuận đã xây dựng chương trình hành động cụ thể: Chú trọng tiếp thị và mở rộng mạng lưới khách hàng.
Tích cực tăng trưởng tín dụng, phát triển dư nợ mới, khách hàng mới đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả, bền vững. Nghiên cứu và triển khai thực hiện các giải pháp mạnh để khai thác và mở rộng, đa dạng hóa đội ngũ khách hàng hướng tới đối tượng là các doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, tăng trưởng cho vay có đảm bảo tài sản.
Đẩy mạnh khai thác tăng trưởng nguồn vốn.
Gắn kết và nâng cao công tác phát triển dịch vụ ngân hàng.
Thành lập các tổ nghiên cứu áp dụng từng loại sản phẩm, dịch vụ. Phát huy phong trào tự nâng cao kiến thức, phát huy tinh thần tập thể.
Sự đầu tư về mọi mặt của HDBank trong thời gian qua nhằm mang lại cho khách hàng hình ảnh mới về một ngân hàng uy tín, hiện đại và chuyên nghiệp, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc để HDBank phát triển mạnh mẽ hơn nữa, thực hiện cam kết đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng.
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng của HDBank Phú Nhuận
3.1.2.1. Nhận định của HDBank về lĩnh vực cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. tới.
Về lĩnh vực cho vay mua ô tô: Trong thời gian qua, thu nhập của dân cư đã tăng, từ đó nhu cầu mua xe ô tô sử dụng làm phương tiện đi lại là khá phổ biến. Theo một số thống kê, sản lượng xa ô tô tiêu thụ của các hãng liên doanh lắp ráp ô tô trong nước đều tăng mạnh. Có những thời điểm các đại lý không có xe để bán, người mua phải đặt tiền trước nhiều tháng mới có được xe. Thêm vào đó, Việt Nam gia nhập WTO đã giúp cho thuế nhập khẩu ô tô giảm bớt, các loại xe ngày càng đa dạng, nhiều tiện ích nên càng thêm phần kích cầu lượng xe ô tô tiêu thụ. Vì thế, trong giai đoạn tới, lĩnh vực cho vay ô tô hứa hẹn sẽ đem lại doanh số tốt cho chi nhánh ngân hàng.
Về lĩnh vực cho vay du học: Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế, nhiều tổ chức giáo dục quốc tế đã mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam nhằm đưa học sinh, sinh viên có nhu cầu và khả năng sang đào tạo tại nước ngoài. Mặt khác, khi thu nhập tăng, chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhiều gia đình có xu hướng cho con theo học tại các trường danh tiếng trên thế giới với mong muốn cơ hội con mình sẽ được tiếp cận với công nghệ hiện đại và nền giáo dục tiên tiến. Do vậy, nhu cầu du học sẽ tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là du học tự túc.
Về lĩnh vực đồ dùng gia đình: Hiện nay, các nhu cầu về đồ dùng gia đình như máy giặt, máy hút bụi, điều hòa, tủ lạnh…là rất lớn. Hơn nữa, hàng hóa trên thị trường khá phong phú, đa dạng và được sản xuất từ nhiều nước trên thế giới. Những mặt hàng này chỉ nhận được sức tiêu thụ cao trong những năm gần đây nên nhu cầu mua sắm chúng được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển tín dụng tiêu dùng
Sau khi đánh giá xu hướng tiêu dùng của người dân trong thời gian tới, HDBank tập trung vào các sản phẩm như cho vay mua nhà chung cư, cho vay mua ô tô, cho vay mua sắm đồ dùng trong gia đình, đồng thời giảm bớt dư nợ tập trung vào lĩnh vực xe máy. HDBank Phú Nhuận cũng biết rằng không chỉ chi nhánh ngân hàng nhận định được những xu thế trên, mà các NHTM khác hoàn toán có thể làm và đi trước, nên việc phân tích động thái của đối thủ cạnh tranh cũng luôn được HDBank chú ý khi thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng. Hiện nay, đối thủ cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng được chia thành 3 nhóm chính:
Nhóm 1: Bao gồm các NHTM quốc doanh. Đây là các ngân hàng có ưu thế nổi trội về vốn, thị trường, bề dày hoạt động và mạng lưới đối tác. Các ngân hàng này có quy mô hợp lý, cơ cấu tối ưu, lãi suất huy động vốn thấp nên họ cạnh tranh mạnh mẽ về lãi suất cho vay. Song điểm yếu của họ là chất lượng và tinh thần phục vụ, tác phong làm việc còn mang nặng tính quan liêu. Tuy nhiên, gần đây, họ đã bắt đầu đầu tư vào việc nâng cấp chất lượng dịch vụ và cạnh tranh ngày càng mạnh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, tạo sức ép ngày càng lớn lên các ngân hàng cổ phần như HDBank.
Nhóm 2: Gồm các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh vốn. Các ngân hàng này nhằm vào các khách hàng truyền thống là cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam do họ có ưu thế về chất lượng dịch vụ. Nổi bật trong nhóm này là HSBC, ANZ.
Nhóm 3: Gồm các NHTM cổ phần. Đây là nhóm gồm các ngân hàng không đồng nhất. Các ngân hàng thành công nhất luôn có định hướng khách rõ ràng và tập trung vào một thị phần nhất định.
Nhưng có một thực tế là các NHTM quốc doanh tuy có khả năng cạnh tranh mạnh về lãi suất, vốn; song chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của những cá nhân cá thu nhập cao. Các ngân hàng nước ngoài chỉ tập trung vào cộng đồng người nước ngoài nên đôi khi sao lãng các đối tượng khác. Các ngân hàng TMCP khác đều đã chọn được thị phần cho mình; song hiện nay, các ngân hàng hầu hết cho vay với mọi đối tượng tiêu dùng mà không tập trung vào một đối tượng cụ thể nên chuyên môn hóa chưa sâu. Chính vì những lý do trên, cùng với hệ thống dịch vụ tốt, đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình, cơ sở vật chất hiện đại mà HDBank quyết định tập trung vào phân đoạn thị trường gồm các cá nhân có thu nhập vừa và cao tại các đô thị lớn và các vùng phụ cận. Mục tiêu đặt ra là trong thời gian tới, HDBank đưa doanh số cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 30% tổng doanh số cho vay bằng cách mở rộng đối tượng khách hàng, khai thác thị trường tiềm năng tại các vùng phụ cận, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển và hoàn thiện các sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm tạo hệ thống sản phẩm – dịch vụ cung ứng liên kết cho khách hàng cá nhân, giúp họ có thể hưởng những lợi ích đầy đủ nhất khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.