Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 40 - 41)

1.1 .Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý NSNN cấp xã

2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

2.1.1. Phƣơng pháp luận

Luận văn sử dụng phƣơng pháp chung và tổng quát cho toàn bộ đề tài sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng làm cơ sở phƣơng pháp luận, qua đó có thể đánh giá các hiện tƣợng, sự vật nghiên cứu một cách khách quan khoa học nhất, cụ thể ở đây là đánh giá quá trình thực hiện thu chi ngân sách xã, cơ chế phân cấp quản lý thu chi ngân sách xã và nhân tố con ngƣời trong công tác quản lý tài chính ngân sách xã, các cơ chế, chính sách chế độ liên quan đến ngân sách xã…quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ta phƣơng pháp nhìn sự vật, hiện tƣợng trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Ngoài ra luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu: Tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa để phục vụ cho mục đích nghiên cứu; kết hợp phƣơng pháp khảo sát thực tế để đánh giá cả về mặt chất và lƣợng của kết quả nghiên cứu các tài liệu thống kê kết hợp với khảo sát thực tế. Nghiên cứu các tài liệu thống kê, báo cáo thu, chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã.

2.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu

Tác giả trực tiếp thu thập dữ liệu, số liệu, tài liệu có sẵn từ bàn làm việc để đọc và nghiên cứu. Bao gồm thu thập thông tin từ các nguồn dữ liệu xuất bản hay không xuất bản và tìm những nguồn đó. Đó chính là chìa khóa thành công trong việc nghiên cứu và phát hiện và khai thác triệt để các nguồn thông tin đó.

Ngày nay trong thời đại công nghệ , tin học, thông tin về những dữ liệu, số liệu … vô cùng phong phú nên có thể lấy thông tin từ các nguồn nhƣ: Qua hệ thống Internet, các cơ quan thống kê, qua sách, báo, tạp chí, sƣu tầm các

Có thể nói phƣơng pháp phổ thông nhất, thuận tiện nhất là nghiên cứu tại bàn làm việc vì nó đỡ tốn kém nhất là về mặt thời gian và phù hợp với mọi điều kiện, tuy nhiên cũng có hạn chế nhƣ về mức đô tin cậy. Kết quả nghiên cứu tại bàn cũng phải bổ sung bằng trực tiếp đi thực tế nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề đang nghiên cứu.

* Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:

- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng trong hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với ngân sách cấp xã từ NSNN.

- Phƣơng pháp phân tích thực chứng làm nổi bật thực trạng về quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn tỉnh.

- Phƣơng pháp phân tích thống kê, so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với ngân sách nhà nƣớc cấp xã.

- Phƣơng pháp thu thập thông tin: Đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu Thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các tài liệu liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng các tài liệu để tổng hợp các kết quả đã đạt đƣợc, kế thừa, tiếp thu những lý luận đã công bố, hệ thống hóa lại cho phù hợp với nội dung của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)