1.1 .Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý NSNN cấp xã
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới cực bắc của tổ quốc, phía bắc và phía tây giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phía tây giáp với tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía đông giáp với tỉnh Cao Bằng, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Toàn tỉnh có 22 dân tộc với dân số trên 778.958 ngƣời. Địa hình phức tạp và hiểm trở. Hiện nay, Hà Giang có 11 huyện, thành phố và 195 xã, phƣờng, thị trấn, có đƣờng biên giới dài trên 274km tiếp giáp với nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho giao lƣu phát triển kinh tế và thu hút đầu tƣ đồng thời phát triển du lịch. Tổng diện tích đất tự nhiên: là 7.914,89 km2, tỉnh Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh mẽ, độ cao trung bình từ 800 đến 1.200m so với mực nƣớc biển. Hiện tại Hà Giang có 11 huyện, thành phố với 196 xã, phƣờng, thị trấn; 1.068 thôn, bản, tổ dân phố, mật độ dân số bình quân: 96,5 ngƣời/km2.
Là tỉnh nông nghiệp, Trong đó đất nông, lâm nghiệp chiếm 678.597,13 Ha, Đất phi nông nghiệp 26.476,85 Ha, đất chƣa sử dụng 86.414,94 Ha, cƣ dân nông thôn chiếm 84,9% và 89% lao động toàn tỉnh. Các điều kiện về tự nhiên, vị trí địa lý tạo cho Hà Giang không ít tiềm năng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn tài rừng, đất rừng và con ngƣời có đức tính cần cù lao động.
Do đặc thù của các huyện miền núi, công nghiệp và dịch vụ chƣa phát triển, chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, bƣớc đầu hình thành đƣợc những vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn nhƣ vùng chè trên 16.000 ha, sản lƣợng đạt 43.000 tấn; cây cam, quýt trên
18.000 ha... Thực hiện thâm canh trên 80% diện tích lúa và trên 70% diện tích ngô, tăng vụ đƣa hệ số sử dụng đất từ 1,7 lần (2008) lên 2,1 lần năm 2012. Chuyển đổi diện tích đất hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc trên 12.000 ha tập trung chủ yếu tại bốn huyện vùng cao núi đá, tổng đàn trâu đạt trên 147.000 con, đàn bò trên 84.000 con, đàn dê trên 150.000 con. Phát triển mạnh trồng rừng, hình thành vùng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến giấy, gỗ ván sàn, gỗ ép các loại tại các huyện vùng thấp.