1.1 .Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý NSNN cấp xã
3.3. Đánh giá chung
3.3.1. Những mặt tích cực
Trong giai đoạn những năm 2009 đến 2013, công tác quản lý ngân sách xã có nhiều chuyển biến tích cực: Kỷ luật tài chính đã đƣợc tăng cƣờng, sự công khai minh bạch và phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, điều hành ngân sách cùng với việc thực những chế tài nghiêm minh, từng bƣớc làm lành mạnh hóa tài chính cấp cơ sở, gia tăng hiệu quả sử
dụng các nguồn lực tài chính, thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng và góp phần ổn định an ninh, trật tự ở địa phƣơng.
- Việc phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phƣơng đã là cơ sở cho chính quyền cấp xã chủ động nguồn tài chính, tích cực khai thác nguồn thu để đáp ứng cho các nhiệm vụ chi.
- Công tác quản lý thu, chi ngân sách đƣợc chặt chẽ và hiệu quả hơn mọi khoản thu, chi ngân sách xã đƣợc phân bổ qua KBNN, UBND xã điều hành, quản lý ngân sách theo dự toán và theo các quy định, tiêu chuẩn, định mức từ đó giúp hạn chế và ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực.
- Chính quyền cấp xã đã nhận thức đƣợc trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý, điều hành ngâ sách xã nhƣ một cấp ngân sách hoàn chỉnh theo luật NSNN.
- Việc ban hành chế độ kế toán ngân sách xã mới giúp cho công tác kế toán ngân sách ngày càng hoàn thiện và đia vào chuẩn mực
- Công tác thanh tra, kiểm trá ngân sách xã ngày càng đƣợc các cấp chính quyền địa phƣơng quan tâm, chú trọng. Qua đó đã phát hiện xử lý trấn chỉnh nhiều trƣờng vi phạm chế độ, chính sách tài chính.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế: Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý cấp xã trong thời gian qua còn những hạn chế cơ bản nhƣ sau:
- Việc phân cấp nguồn thu cho xã, thị trấn chƣa thực sự tạo động lực thúc đẩy trong việc khai thác nguồn thu ngân sách trên địa bàn; hiện đang tạo khoảng cách nguồn thu khá xa giữa xã và thị trấn.
- Về tỷ lệ phân chia nguồn thu ngân sách xã: Với tỷ lệ phân chia hiện nay, còn tình trạng một số xã, thị trấn thừa nguồn nhƣng UBND huyện không thể điều chuyển cho các xã khó khăn, từ đó ảnh hƣởng đến cân đối ngân sách huyện và ngân sách xã.
- Về định mức phân bổ chi ngân sách: chƣa tính hết tính chất đặc thù một số vùng, địa phƣơng, phần nào còn mang tính cào bằng, chƣa phù hợp với thực tế làm cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của xã gặp khó khăn.
- Về lập và phân bổ dự toán: Dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của cấp xã còn mang tính áp đặt, mang tính hình thức, HĐND cấp xã chƣa có thể phát huy hết vai trò là cơ quan quyết định và giám sát hoạt động của ngân sách xã.
- Về quản lý điều hành ngân sách: sự chênh lệch về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của chủ tài khoản ngân sách giữa các vùng gây ra những khó khăn cho cấp trên trong việc chỉ đạo, hƣớng dẫn quản lý điều hành ngân sách xã. Sự hạn chế về trình độ dễ dẫn đến những sai phạm trong quá trình thực hiện.
- Về báo cáo quyết toán: Việc tin học hóa công tác kế toán ngân sách của Bộ Tài chính còn nhiều bất cập, hiệu quả không cao.
- Về vai trò kiểm soát của KBNN: KBNN chủ yếu chỉ mới dừng ở mức kiểm soát khoản chi có trong dự toán đƣợc duyệt và có chứng từ kèm theo hay không, còn khoản chi đó thực tế có đảm bảo đúng tiêu chuẩn định mức, có hợp lý, chi đúng nhiệm vụ, đúng phân cấp hay không thì chƣa kiểm soát hết đƣợc.
- Về đội ngũ cán bộ kế toán cấp xã: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tài chính và kế toán xã chƣa thực sự nâng cao để tƣơng xứng, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ.
* Nguyên nhân:
Những nguyên nhân khách quan:
- Do tính chất lồng ghép của hệ thống NSNN hiện hành nên thực tế còn có sự trùng lặp về thẩm quyền, do vậy dẫn đến sự hạn chế tính độc lập và quyền hạn của các cấp ngân sách
-Về thu ngân sách xã: Ngân sách phƣờngdo không đƣợc phân chia các nguồn thu này nên không đảm bảo cân đối đƣợc ngân sách.
-Về chi ngân sách xã: Định mức phân bổ chi quản lý hành chính đƣợc xây dựng trên cơ sở đảm bảo tỷ lệ về cơ cấu chi con ngƣời là 70% và chi quản lý hành chính là 30% chỉ phù hợp với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách
- Một số chế độ chi, định mức ngân sách để làm căn cứ chi tiêu và kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng ngân sách còn chƣa kịp thời và đồng bộ
Nguyên nhân chủ quan
- Việc phân chia nguồn thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn cấp xã chƣa tạo động lực thúc đẩy và khuyến khích khai thác nguồn thu trên địa bàn, chƣa đấy mạnh việc phân cấp.
- Công tác quản lý điều hành thu, chi ngân sách cấp xã tại các xã vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn gặp khó khăn do trình độ năng lực của chính quyền xã có hạn.
- Định mức phân bổ dự toán cho cấp xã chƣa phù hợp tình hình thực tế ảnh hƣởng đến việc đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên.
- Công tác kiểm tra quản lý ngân sách cấp xã chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, kịp thời.
- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý tài chính cấp xã còn hạn chế, đội ngũ kế toán cấp xã hay bị thay đổi, không ổn định.
CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang
Thực hiện theo Nghị quyết của đại hội tỉnh đảng bộ Hà Giang về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang với mục tiêu: Nâng cao chất lƣợng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế; ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ trong sản xuất và quản lý; nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao; đến năm 2020 Hà Giang trở thành tỉnh phát triển của vùng núi cực bắc của tổ quốc, có kinh tế phát triển ổn định và bền vững, có hệ thống kết cấu hạ tầng tƣơng đối đồng bộ, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân đƣợc nâng cao, quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, GDP bình quân đầu ngƣời bằng mức bình quân cả nƣớc.
Phƣơng hƣớng xây dựng và phát triển Hà Giang đến năm 2020, tỉnh phấn đấu thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, có trình độ phát triển đạt mặt bằng chung của khu vực; trở thành trung tâm du lịch của cả nƣớc gắn với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; có hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ; có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng; chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đƣợc nâng cao rõ rệt; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện.
Hà Giang cần cân nhắc, điều chỉnh một số chỉ tiêu cho phù hợp với thực tế, có tính khả thi hơn nhƣ: Vấn đề thu nhập, tỷ lệ xây dựng nông thôn mới, xuất khẩu lao động, thành lập phân hiệu đại học quốc gia, trung tâm du lịch của cả nƣớc.
Để thực hiện phƣơng hƣớng trên, Đảng bộ Hà Giang cần bám sát đặc điểm, khai thác, phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phƣơng để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Đại hội. Đó là tiềm năng về nông lâm nghiệp, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu, du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị to lớn của di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; phát triển rừng, cây dƣợc liệu, chăn nuôi, thủy điện, khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trƣờng.
Để đạt đƣợc mục tiêu này thì công tác quản lý điều hành ngân sách của các cấp chính quyền địa phƣơng nói chung và ngân sách xã nói riêng đòi hỏi phải thật sự hiệu lực, hiệu quả để cung cấp nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của từng địa phƣơng và trên phạm vi toàn tỉnh Hà Giang.
4.2. Định hƣớng công tác tài chính ngân sách giai đoạn 2015-2020
* "Đẩy mạnh cải cách hành chính" là một trong những nhiệm vụ chủ yếu đã đƣợc nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Để thực hiện nhiệm vụ này, vấn đề cải cách để đạt mục tiêu sử dụng tài chính công có hiệu quả là một trong những yêu cầu quan trọng của cải cách hành chính, tập trung vào các nội dung:
- Làm rõ nội dung quản lý ngân sách, thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể của từng cấp ngân sách tƣơng ứng với từng cấp chính quyền trong việc tổ chức thu, chi ngân sách.
- Xây dựng đƣợc chế độ dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra và mục tiêu quản lý của từng đơn vị hành chính, khắc phục việc cấp ngân sách theo biên chế.
- Tiến hành cải cách, cơ cấu lại ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng hợp lý, khoa học, đƣợc sử dụng đúng và hiệu quả; điều chỉnh cơ cấu giữa đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nhiệm vụ quốc phòng an ninh, xóa đói giảm nghèo với chi thƣờng xuyên cho bộ máy quản lý và chi tiền lƣơng công chức xứng đáng.
- Hoàn thiện chế độ kiểm toán nhà nƣớc, kiểm soát độc lập và kiểm toán nội bộ bất kỳ cơ quan, tổ chức nào có sử dụng ngân sách nhà nƣớc.
Trên cơ sở đó, đổi mới công tác quản lý ngân sách xã là nhiệm vụ chung của cả nƣớc nhằm hƣớng tới một nền tài chính công lành mạnh và hiệu quả.
Thực hiện đề án "Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc giai đoạn 2015-2020" trên địa bàn tỉnh Hà Giang với mục tiêu:
- Làm cơ sở để ngành thuế, các ngành, các cấp và các địa phƣơng trong tỉnh xây dựng Chƣơng trình hành động thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu NSNN giai đoạn 2015-2020, đảm bảo số thu ngân sách về tổng thể, về tỷ trọng các khoản thu và tốc độ thu không thấp hơn chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.
- Phân cấp rõ nguồn thu, tránh chồng chéo nhiệm vụ thu của các cơ quan thuộc tỉnh và nhiệm vụ thu của chính quyền địa phƣơng cấp huyện, cấp xã; xác định tỷ lệ điều tiết hợp lý, để các địa phƣơng chủ động khai thác nguồn thu, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng; phấn đấu đến cuối năm 2020 các nguồn thu đều đƣợc phân cấp cho cấp huyện, cấp xã quản lý và thực hiện thu.
- Tập trung các giải pháp thu đối với các khoản thu lớn, các khoản thu có dấu hiệu thất thu ngân sách để tổ chức thu đúng, thu đủ vào ngân sách Nhà nƣớc đồng thời tạo sự bình đẳng trong thu nộp ngân sách giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân; đẩy mạnh các biện pháp chống thát thu thuế, phí.
- Tạo điều kiện cho cơ quan chức năng, các đoàn thể và nhân dân thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện nghĩa vụ với NSNN của các đối tƣợng nộp thuế và các tổ chức, cá nhân đƣợc giao nhiệm vụ thu ngân sách.
Đây là cơ sở quan trọng để ngành tài chính và chính quyền các cấp triển khai thực hiện trên cơ sở tập trung vào các khâu chủ yếu có tác động, ảnh hƣởng lớn đến quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc, xác định nhiệm vụ thu ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã ở Hà Giang 4.3.1. Khai thác đi đôi với nuôi dƣỡng nguồn thu
Một quan điểm cần quán triệt cho chính quyền cấp xã là không chỉ biết khai thác thu từ "cái đã có sẵn" mà phải biết tạo ra "cái mới" có thể đem lại nguồn thu cho địa phƣơng. Cụ thể nhƣ đầu tƣ một số cơ sở hạ tầng có thể đem lại nguồn thu cho xã nhƣ xây dựng các kiosque, quầy sạp để cho thuê, đầu tƣ nạo vét ao hồ để cho đấu thầu chăn nuôi thủy sản, làm các bến bãi để vừa giữ gìn trật tự an toàn giao thông vừa thu đƣợc lệ phí trông giữ xe...
Về giải pháp, Hà Giang cần tiếp tục quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng, điện, đƣờng, trƣờng, trạm, chợ, đặc biệt là hạ tầng giao thông, chăm lo đào tạo nguồn nhân lực, phát triển mạnh mẽ giáo dục-đào tạo, chú ý đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ. Hà Giang cần chú trọng huy động mọi nguồn lực xã hội, tăng cƣờng liên kết với các tỉnh bạn, tập trung đầu tƣ cho phát triển. Tỉnh cần quan tâm thực hiện tốt chính sách dân tộc, đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò của các nghệ nhân, các già làng, trƣởng bản, xây dựng văn hóa thôn bản.
4.3.2. Hoàn thiện phƣơng thức quản lý thu
Tổ chức thu trên cơ sở phân loại nguồn thu để triển khai thu cho phù hợp và hiệu quả. Phát huy nội lực, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở và các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc tăng cƣờng quản lý khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách qua việc phân cấp thu hoặc ủy nhiệm cho cấp xã thu.
+ Đối với đội Thuế: Tiến hành trực tiếp thu các khoản thuế phí mà phƣơng pháp xác định, quản lý thuế tƣơng đối phức tạp nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp, hoặc quy trình thu nộp liên quan đến nhiều cơ quan nhƣ lệ phí trƣớc bạ.
+ Đối với UBND xã: Chi cục Thuế thực hiện phƣơng thức ủy nhiệm cho UBND cấp xã để tổ chức thu đối với các loại thuế, phí sau: Thuế sử dụng
doanh và doanh nghiệp nhỏ có mức thuế môn bài từ bậc 4-6 (bao gồm thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt...). UBND xã ủy quyền cho các thôn, tổ dân phố thu các khoản thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thu huy động nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và thu các quỹ công chuyên dùng. Các khoản thu thuế phí còn lại, các khoản thu ngân sách xã hƣởng 100% nhƣ thu từ hoạt động sự nghiệp thuộc xã quản lý, thu phạt vi phạm hành chính, thu hoa lợi công sản và thu khác ngân sách sẽ do bộ phận tài chính kế toán xã tiến hành thu.
4.3.3. Điều hành chi trên cơ sở dự kiến tiến độ thu ngân sách
Do các nguồn thu không rải đều trong suốt niên độ ngân sách, mỗi nguồn thu có tính chất và đặc điểm thu khác nhau. Cụ thể nhƣ nguồn thu thuế môn bài, thu tiền hợp đồng đấu thầu hoa lợi công sản thƣờng tập trung vào quý 1, nguồn thu thuế nhà đất thƣờng đƣợc thu tập trung trong quý 2, nguồn thu lệ phí công chứng phát sinh nhiều trong thời điểm tuyển sinh đại học, nguồn thu nhân dân đóng góp lại tập trung thời điểm các hộ có thu nhập khi thu hoạch sản phẩm cây công nghiệp vào quý 4, có nguồn thu lại tƣơng đối ổn định