1.1 .Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý NSNN cấp xã
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Tổng sản phẩm (GDP) năm 2013 trên địa bàn tỉnh ƣớc đạt trên 11.396,85 tỷ đồng tăng trên 8%; tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời đạt 14,631 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng trên 1,5 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc.
Trong những năm 2009-2013 tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 10,99%. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 696 USD (14.631 triệu đồng) gấp 1,66 lần so với năm 2009. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với thị trƣờng và phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 40,43% năm 2009 xuống 37,78% công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ từ 36,73% xuống 36,27% năm 2013 (Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2013)
Hoạt động tài chính, tín dụng có chuyển biến tích cực; thu ngân sách tại địa phƣơng đạt mức tăng cao và vƣợt so với Nghị quyết Đại hội XV đề ra. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc năm 2013 đạt 1.987,552 tỷ đồng bằng 130,7% so với mụa tiêu năm 2009.
Tuy nhiên với tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 40,43% cho thấy nền kinh tế Hà Giang vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ từng bƣớc đƣợc củng cố, nhƣng hầu hết các doanh nghiệp thuộc quy mô vừa và nhỏ. Trong những năm qua, trong điều kiện lạm phát đang tăng cao, diễn biến xấu và tác động mạnh của kinh tế thế
giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn do vốn ít và tiếp cận vốn tín dụng khó, lạm phát tăng làm nguyên liệu, vận tải dịch vụ đều tăng nhanh dẫn đến chi phí tăng, giá thành tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm. Bên cạnh đó còn có khó khăn về năng lực quản lý, điều hành của doanh nghiệp khi chƣa theo kịp kinh tế thị trƣờng, sản phẩm sản xuất còn nhỏ lẻ, giá thành cao, chất lƣợng thấp và chƣa phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng nên gặp bế tắc trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Hà Giang có 195 xã, phƣờng, thị trấn thuộc tỉnh và 11 huyện, thành phố; có tổng dân số trên 74,3 vạn ngƣời với 22 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 88% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Những dân tộc chiếm đa số nhƣ: Mông chiếm 31,5%; Tày 25%; Dao 15,1%; Nùng 9,8%... còn lại là các dân tộc thiểu số khác nhƣ: Dân tộc Bố y, Phù Lá… tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hóa.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Giang còn gặp nhiều khó khăn là:
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng; cơ cấu nền kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chƣa phát huy tốt lợi thế so sánh trong từng ngành, từng địa bàn. Nền kinh tế phát triển chƣa thực sự bền vững, thu không đủ chi.
- Sản xuất nông nghiệp hầu hết còn ở quy mô nhỏ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chƣa phát triển toàn diện và còn mang tính tự phát; hiệu quả sản xuất kinh doanh từ nghề rừng thấp.
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ; chủ yếu là sơ chế nông sản, thiết bị và công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế, chất lƣợng sản phẩm thấp nên khó cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Du lịch là thế mạnh nhƣng phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của địa phƣơng, nguồn lực đầu tƣ cho du lịch hạn hẹp. Mạng lƣới thƣơng mại chƣa mở rộng đến vùng sâu, vùng xa; việc tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ cho các sản phẩm hàng hóa có lợi thế so sánh của tỉnh còn nhiều hạn chế.