Tổ chức hoạt động du lịch trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 70 - 73)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện

2.3.5. Tổ chức hoạt động du lịch trên địa bàn

UBND huyện Chiêm Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, ban hành cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển du lịch địa phương. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch Phát triển du lịch huyện giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, tập trung vào các chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, giới thiệu các sản phẩm truyền thống, đặc sản của địa phương đến với du khách. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết, phát triển các tour du lịch đến các điểm, khu du lịch trong huyện; tăng cường xúc tiến, quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của huyện, khuyến khích các địa phương, người dân phát triển sản phẩm du lịch để tạo được ấn tượng với du khách khi đến với huyện…

- Về khai thác tiềm năng du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch

Thực hiện Đề án số 100/ĐA-UBND ngày 13/8/2010, huyện xây dựng Làng văn hóa du lịch gắn với việc bảo tồn các làn điệu hát then, cọi thôn An Thịnh, xã Tân An; khôi phục, duy trì và tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội gắn với đẩy mạnh các hoạt động du lịch như tổ chức hội chợ thương mại - du lịch, tổ chức sự kiện văn hóa để bảo tồn, lưu giữ và quảng bá văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc như: Đêm “Then cọi giai điệu quê hương”, Chương trình văn nghệ “Thác Bản ba vang mãi lời then”, liên hoan hát then, tính tẩu gắn với đêm văn nghệ “Âm vang Bản Ba”. Tổ chức các lễ hội truyền thống vào dịp đầu xuân như Lễ hội Lồng tông từ huyện đến xã, Hội chọi trâu, các hoạt động hưởng ứng tuần văn hóa du lịch.

Hưởng ứng liên hoan trình diễn Di sản phi vật thể Quốc gia và Lễ hội Thành Tuyên dịp Trung Thu 2019, huyện Chiêm Hóa tổ chức Hội thi và diễn diễu mô hình đèn Trung thu. 20 mô hình đèn Trung thu đến từ 12 tổ dân phố

thị trấn Vĩnh Lộc (trong đó 12 mô hình tham gia dự thi, 08 mô hình tham gia diễn diễu) [41]. Lễ hội không chỉ có người dân trong huyện đến xem và cổ vũ mà còn thu hút đông đảo các du khách đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cùng với những lễ hội như Lồng tông, Hát then,... đây không chỉ là hoạt động văn hóa giàu ý nghĩa, mang lại niềm vui cho các cháu thiếu niên, nhi đồng mà còn chứa đững những giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần quảng bá hình ảnh, con người và giá trị Di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc ở huyện vùng cao Chiêm hóa đến với du khách gần, xa.

Huyện tập trung phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, mang bản sắc địa phương. Đó là 4 loại hình chính là du lịch lịch sử - văn hóa (Khu di tích Kim Bình; du lịch tâm linh (Đền Đầm Hồng (Ngọc Hội), Đền Bách Thần (Vĩnh Lộc), Đền Pù Chua (Minh Quang), Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Yên Nguyên); du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng (Thác Bản Ba (xã Trung Hà), thác Lụa (xã Hòa Phú), hang Bó Ngoặng (xã Phúc Sơn) và du lịch lễ hội (lễ hội Lồng tông, Hội chọi trâu, lễ hội Kim Bình, lễ hội Bản Cuống xã Minh Quang, lễ hội Bản Ho xã Phú Bình, Nghi lễ Then, của dân tộc Tày; hát Páo dung, lễ cấp sắc của dân tộc Dao. Qua đó, du lịch Huyện Chiêm Hóa có bản sắc riêng, có sức thu hút riêng đối với du khách trong và ngoài nước. Anh T.V.H- một khách du lịch chia sẻ rằng anh đưa cả gia đình đến với Chiêm Hóa lần đầu tiên thông qua lời giới thiệu của bạn bè và anh rất ấn tượng với cảnh sắc thiên nhiên nơi đây cùng với các món ăn mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền. Anh sẽ quay lại vào một dịp gần nhất.

- Về phát triển, liên kết các tour du lịch

Với từng loại hình du lịch như du lịch tâm linh, du lịch lịch sử- văn hóa, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, Huyện có các biện pháp tích cực trong liên kết với các điểm du lịch của các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng, liên kết thành các chuỗi hoạt động để tạo thành sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời có chính sách liên kết với các địa phương khác để hình thành tour du lịch, hành trình du lịch qua các điểm du lịch trên địa bàn các

huyện lân cận hoặc trên toàn tỉnh. Qua đó, 12 tour, tuyến du lịch được kết nối với các điểm du lịch của huyện Lâm Bình, Na Hang, thành phố Tuyên Quang, huyện Ba Bể (Bắc Cạn),... thu hút nhiều hơn khách du lịch đến với Chiêm Hóa. Chính quyền Huyện đã quan tâm đến liên kết phát triển hoạt động du lịch với các địa phương, tuy nhiên việc liên kết phát triển này còn hạn chế, chưa thúc đẩy mạnh mẽ được sự phát triển của du lịch Chiêm Hóa nói riêng, du lịch Tuyên Quang nói chung.

- Về quảng bá, xúc tiến du lịch

Chính quyền Huyện đã chỉ đạo cơ quan quản lý du lịch phát hành tờ rơi giới thiệu du lịch Chiêm Hóa bằng song ngữ Việt - Anh, lắp đặt các pano tấm lớn quảng bá du lịch, triển khai kế hoạch xây dựng logo biểu trưng và slogan Du lịch Chiêm Hóa. Năm 2015, huyện phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức tọa đàm về liên kết phát triển du lịch với sự tham gia của hơn 30 doanh nghiệp du lịch, lữ hành trong và ngoài tỉnh để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp lữ hành đầu tư vào các điểm du lịch trên địa bàn. Thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu hành vi ứng xử văn minh văn hóa, bảo vệ môi trường cho người làm du lịch của Huyện. Huyện cũng đang phối hợp với Đài Truyền hình Tỉnh Tuyên Quang thực hiện các clip ngắn giới thiệu du lịch Chiêm Hóa để có thể giới thiệu đầy đủ hơn, sinh động hơn du lịch địa phương đến với du khách trong và ngoài nước.

Huyện xuất bản các ấn phẩm du lịch như: cuốn sách ảnh “Khu di tích lịch sử Kim Bình”; Bản đồ du lịch Chiêm Hóa; xuất bản cuốn sách “Hát then dân tộc Tày huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”.

Bên cạnh đó, chính quyền Huyện Chiêm Hóa cũng tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, sự kiện để quảng bá du lịch tỉnh, các sự kiện Hội chợ quảng bá du lịch khu vực miền núi phía Bắc,...

- Về phát triển du lịch cộng đồng

Để tạo bước đột phá trong phát triển du lịch tại địa phương, thời gian qua, huyện đã tiến hành quy hoạch, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng;

khuyến khích người dân tham gia đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch. Từ đầu năm 2016, huyện đã bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm mô hình du lịch cộng đồng tại 4 điểm, với 15 hộ dân tham gia; thành lập Tổ công tác của huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách từng hộ, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ các hộ thực hiện việc xây dựng mô hình; tổ chức cho các hộ dân tham quan, học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên. Đồng thời, huyện tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về du lịch cộng đồng; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương; xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho du khách; tuyên truyền, vận động các hộ dân gìn giữ không gian văn hóa đặc sắc của dân tộc, giữ nguyên hiện trạng, cảnh quan, kiến trúc nhà truyền thống, thực hiện chỉnh trang nhà cửa, làm nhà vệ sinh… để phục vụ khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)