Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2. Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa hiện nay

2.2.1. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sang tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

- Phân loại tài nguyên du lịch gồm 3 loại chính, đó là:

Một là, Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, phong cảnh…có thể nói chung là tất cả những gì thiên nhiên ban tặng cho con người.

Hai là, Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm những di sản do con người tạo ra qua nhiều thế hệ và để lại cho các thế hệ mai sau đó là các di tích lịch sử, công trình kiến trúc, văn hóa nghệ thuật…

+ Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống…

Ba là, Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội do con người đương đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

Huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) là mảnh đất rất giàu tài nguyên du lịch. Thứ nhất phải kể đến Tài nguyên du lịch thiên nhiên, đó là cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ với nhiều danh thắng đẹp như: Thác Bản Ba (xã Trung Hà), thác Lụa (xã Hòa Phú), hang Bó Ngoặng (xã Phúc Sơn) thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên, mạo hiểm. Bên cạnh đó, huyện Chiêm Hóa còn có nguồn Tài nguyên du lịch nhân văn và nguồn tài nguyên du lịch xã hội đa dạng: Đó là nền văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc với nhiều phong tục tập quán tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc còn lưu giữ như: Các lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo. Hệ thống các khu di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng dày đặc với 131 điểm di tích, danh thắng phân bố tại 23 xã, thị trấn, trong đó 81 điểm di tích đã được xếp hạng, trong đó nổi bật là Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình. Ngoài ra huyện có hệ thống du lịch tâm linh như Đền Đầm Hồng (Ngọc Hội), Đền Bách Thần (Vĩnh Lộc), Đền Pù Chua (Minh Quang), Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Yên Nguyên); các lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới đã thu hút đông đảo du khách đến với Chiêm Hóa như lễ hội Lồng tông, Hội chọi trâu, lễ hội Kim Bình, lễ hội Bản Cuống xã Minh Quang, lễ hội Bản Ho xã Phú Bình... Nhiều di sản văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghi lễ Then, Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày; hát Páo dung, lễ cấp sắc của dân tộc Dao. Vào các ngày lễ, tết, đồng bào thường tụ họp theo làng, bản cùng nhau ném còn, hát then, hát cọi... Những điệu hát chứa đựng nhiều nội dung phong phú, trong sáng và đầy sức thuyết phục của một nền nghệ thuật văn hoá dân tộc giầu sức sống. Ngày nay, cứ vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội Lồng Tông lại được tổ chức

tại trung tâm huyện với nhiều loại hình văn hoá, thể thao... đã thực sự trở thành ngày hội văn hoá của nhân dân các dân tộc trong Huyện [40].

Với nhiều lợi thế, huyện Chiêm hóa đang là điểm đến hấp dẫn du khách bởi tài nguyên du lịch phong phú giàu tiềm năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)