Tổ chức triển khai hệ thống chính sách pháp luật và nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 85 - 89)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện

3.2.1. Tổ chức triển khai hệ thống chính sách pháp luật và nâng cao

năng lực thực thi chính sách pháp luật về phát triển du lịch trên địa bàn

Thứ nhất, tổ chức triển khai hệ thống chính sách, pháp luật phát triển du lịch huyện Chiêm Hóa

Việc xây dựng chính sách, pháp luật phát triển du lịch huyện Chiêm Hóa do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Tổ chức triển khai hệ thống chính sách, pháp luật giúp tạo hành lang pháp lý phù hợp, nâng cao chất lượng hệ thống thể chế, chính sách pháp luật - căn cứ quan trọng nhất cho các chủ thể thực hiện việc quản lý, điều hành cũng như cho đối tượng quản lý nhà nước chấp hành một cách khách quan, thống nhất, thuận lợi.

- Thường xuyên tổng kết đánh giá về việc thực hiện các chính sách, pháp luật, kế hoạch du lịch trên địa bàn Huyện để thấy được cái nhìn tổng quát về chính sách, những tác động của chính sách tới phát triển du lịch, tới đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ những mô hình tiên tiến cũng như từ những hạn chế, yếu kém.

- Hệ thống hóa các chính sách, pháp luật phát triển du lịch, đặt trong mối tương quan với các chính sách văn hóa, môi trường cũng như các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của vùng miền, địa phương. Hệ thống hóa, rà soát toàn bộ các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch để nhìn nhận một cách tổng thể, trên cơ sở xem xét tính hệ thống, tính hợp pháp, hợp lý của các chính sách để đề xuất những chính sách mới cần ban hành, những quy định lạc hậu, không phù hợp cần sửa đổi hay bãi bỏ. Điều này đặc biệt quan trọng để những chính sách này bắt kịp với sự phát triển và yêu cầu của phát triển du lịch, trở thành yếu tố thúc đẩy, hỗ trợ du lịch của huyện Chiêm Hóa phát triển.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp và đột phá để phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu, tính chất của ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động theo cơ chế thị trường. Ban hành cơ chế, chính sách huy động tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du lịch theo định hướng cơ cấu lại ngành Du lịch. Đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật, góp phần tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thúc đẩy du lịch phát triển. Cần tập trung vào một số chính sách sau:

+ Về đầu tư, ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch, nhất là các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Tăng cường hợp tác công - tư để huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển du lịch. Thực hiện đấu thầu xây dựng, sử dụng và phát triển tài nguyên du lịch theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).

Tỉnh Tuyên Quang và huyện Chiêm Hóa cần ưu tiên bố trí vốn cho công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá xúc tiến du lịch.

+ Về phát triển hạ tầng du lịch, phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú có chất lượng cao và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Tiếp tục rà soát, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh, trạm dừng nghỉ, nhà hàng, cơ sở mua sắm bảo đảm yêu cầu phục vụ khách du lịch.

Tăng cường tính kết nối và đảm bảo sự đồng bộ về chất lượng trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch.

Tiêu chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các điều kiện, tiện nghi phục vụ du lịch, bảo đảm an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường và phát triển bền vững.

Nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái; định vị điểm đến nghỉ dưỡng cao cấp. Mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng như du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch vui chơi giải trí, tham dự sự kiện, trình diễn nghệ thuật...

+ Về tài chính, chuyển đổi cơ chế phí tham quan sang cơ chế giá dịch vụ; điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất; có chính sách phù hợp về thuế sử dụng đất và tiền thuê đất đối với các dự án du lịch có hệ số sử dụng đất cho xây dựng thấp và hạn chế về chiều cao.

Thành lập và có cơ chế quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Ngân sách nhà nước hỗ trợ ban đầu cho Quỹ và hằng năm được bổ sung từ nguồn thu lệ phí thị thực nhập cảnh, phí tham quan du lịch, đóng góp của doanh nghiệp, khách du lịch và các nguồn hợp pháp khác.

+ Về thủ tục nhập cảnh, tiếp tục hoàn thiện, ban hành chính sách tạo thuận lợi tối đa và đơn giản về thủ tục thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Hai là, nâng cao năng lực tổ chức thực thi hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển du lịch trên địa bàn

Nâng cao năng lực cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách một cách chủ động, tích cực, linh hoạt nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa. Xác định việc hoàn thiện và cụ thể hóa các quy định chính sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện Chiêm Hóa là khâu quan trọng để thực hiện tốt phát triển du lịch bền vững, do đó Phòng Văn hóa và thông tin cần tiếp tục phối hợp với các phòng, ban ngành của Huyện tham mưu cho UBND huyện Chiêm Hóa xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản nhằm cụ thể hóa các quy định chính sách phát triển du lịch của các cấp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, hoàn thiện các chính sách khuyến khích du lịch như thu hút đầu tư vào các điểm du lịch. Trên cơ sở đó, định kỳ hằng năm, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phát triển du lịch trên địa bàn;

- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc triển khai xây dựng các dự án về du lịch, dịch vụ, giải trí.

- Đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện nhưng cũng cần có sự linh hoạt, chủ động xuất phát từ những đặc thù của địa phương. Điều này hướng tới mục tiêu cuối cùng là tính hiệu quả trong thực thi chính sách, pháp luật. Cần đặc biệt chú ý nâng cao năng lực thực thi chính sách, trực tiếp nhất là năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước. Năng lực cần được nhìn nhận trên cả 3 khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ, tức là đội ngũ cán bộ, công chức quản lý du lịch phải có hiểu biết, nhận thức về quản lý du lịch; phải có kỹ năng quản lý hành chính nhà nước vững vàng, nhuần nhuyễn; phải có thái độ tích cực, chủ động. Chính vì thế, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch phải được coi là một trong những giải pháp căn bản.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với người dân, các tổ chức đoàn thể, giữa các cơ quan ban ngành với nhau trong thực hiện chính sách pháp luật về du lịch nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)