7. Kết cấu của Luận văn
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện
3.2.5. Tạo lập môi trường thuận lợi, tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch
Một là, tạo lập môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch hoạt động
- Rà soát các quy định pháp luật về du lịch và dịch vụ liên quan để kiến nghị cơ quan cấp trên có thẩm quyền bãi bỏ các quy định không hợp lý, không còn phù hợp nhằm tạo lập hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển du lịch một cách thuận lợi.
- Rà soát các chính sách phát triển du lịch của nhà nước và của địa phương, sửa đổi, bãi bỏ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ những chính sách lỗi thời, không phù hợp; kiến nghị những chính sách mới phù hợp với thực tiễn địa phương, tạo cơ chế linh hoạt, tích cực thúc đẩy du lịch của Huyện phát tiển.
- Cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính; cải thiện hơn quyền tự do kinh doanh, tăng mức độ an toàn và giảm chi phí kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
- Tạo các ưu đãi về đất đai, vay vốn, thủ tục hành chính, miễn giảm một số loại phí, lệ phí…) để khuyến khích, thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch của Huyện.
- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất là về môi trường đầu tư, cơ hội tiếp cận nguồn lực, thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư, kinh doanh du lịch trên địa bàn.
- Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với định hướng xây dựng cơ cấu ngành du lịch phù hợp với tiềm năng và năng lực thực tiễn của huyện Chiêm Hóa. Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch, đặc biệt ở những bản vùng sâu, vùng xa.
- Xử lý nghiêm hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh, bảo vệ các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động chân chính.
- Tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch.
- Triển khai áp dụng mạnh mẽ bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch ở địa phương.
- Tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách, giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường.
Hai là, tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch
Quảng bá du lịch đang ngày càng trở nên quan trọng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và mang nội dung, hình thức văn hóa rất đặc trưng. Để du lịch Chiêm Hóa được biết đến nhiều hơn, trong công tác tăng cường, quảng bá du lịch, cần chú ý một số giải pháp sau:
- Tận dụng mọi cơ hội để xúc tiến, quảng bá du lịch Chiêm Hóa. Các sự kiện biểu diễn văn hóa nghệ thuật, hội chợ thương mại, sự kiện thể thao đều là một dịp quảng bá, xúc tiến du lịch để du lịch địa phương được biết đến nhiều hơn.
- Đổi mới cách thức, nội dung, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch Chiêm Hóa đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
- Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch Chiêm Hóa gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Thiết kế logo, tạo slogan về du lịch Chiêm Hóa để khách du lịch dễ nhớ, dễ nhận biết.
- Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông như Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Tuyên Quang và huyện Chiêm Hóa, báo Tuyên Quang, cổng thông tin điện tử của Huyện, web site của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh để giới thiệu du lịch địa phương. Khai thác có hiệu quả các trang thông tin điện tử của tỉnh như: tuyenquang.gov.vn; dulichtuyenquang.gov.vn; lehoithanhtuyen.com.vn...; Tiếp tục phát huy hiệu quả của Group “Góc nhìn du
lịch” để liên kết quảng bá, thu hút và phục vụ du khách được tốt hơn. Đồng thời, cần tận dụng cơ hội quảng bá du lịch địa phương qua mạng xã hội.
- Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh và khai thác các cơ hội, nguồn lực để phát triển, gắn kết du lịch Chiêm Hóa với du lịch của các nước trong khu vực và thế giới.
- Kết hợp sử dụng nguồn lực của Nhà nước và huy động sự tham gia của toàn xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cho Huyện. Tăng cường tổ chức các hoạt động liên kết, khảo sát, hợp tác để xây dựng các chương trình liên kết phát triển du lịch trong tỉnh và các tỉnh thành trong nước và quốc tế.
- Đổi mới và đa dạng hóa phương thức xúc tiến du lịch; tăng cường xúc tiến du lịch thông qua việc khuyến khích các công ty lữ hành quốc tế trải nghiệm du lịch ở địa phương.
- Khuyến khích các doanh nghiệp mở văn phòng tiếp thị du lịch ở nước ngoài, tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế, các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, các hoạt động E-marketing; chú trọng hoạt động tiếp thị du lịch tại các thị trường nguồn.
- Tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của kết nối, hợp tác, chia sẻ lợi ích giữa các đối tác trong chuỗi dịch vụ du lịch.
- Triển khai áp dụng mạnh mẽ bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch ở các địa phương.
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch .