7. Kết cấu của Luận văn
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức và tăng
cường sự tham gia trong quản lý nhà nước về du lịch
Một là: Kiện toàn tổ chức bộ máy
- Tiến hành rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ phụ trách theo dõi du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. Trong đó chú ý việc phân công trách nhiệm rõ ràng các bộ phận. Bố trí đủ biên chế, tuyển dụng đúng chuyên ngành cho công chức theo dõi mảng du lịch, đây là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt công tác tham mưu cho việc phát triển du lịch trên địa bàn Huyện.
- Từng bước nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức theo dõi, phụ trách lĩnh vực du lịch của Huyện. Thường xuyên thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ công chức Phòng Văn hóa thông tin huyện Chiêm Hóa quản lý lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện, giúp công chức cập nhật những thông tin, kỹ năng mới cũng như nắm bắt sâu sắc những nét văn hóa đặc trưng, những tiềm năng du lịch của địa bàn để có tham mưu tốt cũng như có cách thức quản lý phù hợp, hiệu quả.
- UBND các xã cần thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của mình như thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát các dự án xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ, resort, căn hộ… chưa đảm bảo giấy tờ hợp lệ kịp thời báo cáo quận tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.
Hai là: Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước, quản lý dự án và một số ngành nghề khác trong ngành du lịch. Trên cơ sở rà soát toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức Huyện, đặc biệt công chức Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện, cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trước sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Chiêm Hóa trong hiện tại và tương lai.
- Cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ như quản lý nhà nước về du lịch, thẩm định và xếp hạng cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên du lịch, tổ chức sự kiện, tiếp thị du lịch, nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ khách sạn mà tỉnh Tuyên Quang tổ chức.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo chuẩn hoá kiến thức kỹ năng bổ trợ và nhất là nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên làm việc tại các điểm du lịch, Ban quản lý khu di tích Kim Bình...
- Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về văn hoá, xã hội, lịch sử của Huyện cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch. Không ngừng nâng cao hiểu biết của cán bộ, công chức về văn hóa, phong tục tập quán địa phương thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội diễn, hội thi. Cán bộ, công chức quản lý du lịch ở các đơn vị, các cấp, bên cạnh trình độ quản lý, còn cần am hiểu văn hóa, lịch sử địa phương. Mỗi cán bộ du lịch đều là người tuyên truyền, giao lưu văn hóa địa phương.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng và phát triển kỹ năng ngoại ngữ, tin học để mở mang hiểu biết, hợp tác quốc tế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ba là: Tăng cường sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể và người dân trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch
- Nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng, bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Chiêm Hóa. Tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và văn hóa phục vụ khách du lịch của doanh nghiệp thông qua các cuộc họp thôn, bản, qua các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; phát động chiến dịch làm sạch môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du lịch.
- Lồng ghép nội dung giáo dục về môi trường trong chương trình của hệ