Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 77)

7. Kết cấu của Luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên đây trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

2.4.3.1. Những nguyên nhân khách quan

Một là, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, bất lợi

Huyện Chiêm Hóa là huyện miền núi xa xôi, là địa bàn có nhiều khó khăn rất đặc thù về điều kiện tự nhiên, khí hậu, cư trú như địa hình dốc, thời tiết khắc nghiệt, giá rét, sương muối, lũ quét vào mùa đông, nắng nóng vào mùa hè, dân cư phân bố thưa thớt trên một địa bàn rộng lớn… khiến cho việc đi lại, du lịch của du khách gặp nhiều cản trở, việc đầu tư của các doanh nghiệp ngoài tỉnh gặp nhiều rào cản. Hệ thống điểm du lịch được bố trí ở các xa trung tâm trung tâm huyện, tỉnh… cũng gây khó khăn cho việc kết nối các tuyến du lịch, thu hút du khách, phát triển hạ tầng, thực hiện chính sách khuyến khích du lịch của chính quyền địa phương.

Hai là, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ

Mạng lưới cơ sở hạ tầng (chủ yếu là đường giao thông) chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phục vụ du lịch của Huyện hiện tại cũng như định hướng trong thời gian tới. Cơ sở vật chất, thiết bị của các điểm du lịch, các khu lưu trú còn thiếu. Những thiếu thốn, bất cập về hạ tầng thiết yếu và điều kiện sinh hoạt, phát triển kinh tế- xã hội… ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa.

Ba là, đời sống kinh tế - xã hội khó khăn

Đời sống của đại đa số đồng bào huyện Chiêm Hóa còn ở mức rất thấp, có khoảng cách lớn với trung bình cả nước, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn còn khiêm tốn. Đây là những cản trở lớn, dẫn đến những khó khăn cho công tác quản lý như huy động nguồn vốn xã hội hóa, nâng cao trình độ nguồn nhân lực du lịch, nâng cao nhận thức của người dân trong phát triển du lịch, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch...

Bốn là, trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế

Nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật trong phát triển du lịch của một bộ phận không nhỏ tổ chức kinh doanh du lịch và người dân còn hạn chế. Một số phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa lạc hậu cản trở công tác quản lý nhà nước về du lịch. Nhiều cá nhân, tổ chức còn chưa quan tâm đến việc cân đối giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế, với bảo vệ môi trường, với gìn giữ văn hóa dân tộc... Bởi vậy, có nơi, có lúc còn những vi phạm ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch nói riêng, sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung. Du lịch có tính liên ngành nên điều này cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.

Năm là, hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển du lịch cũng như các

lĩnh vực có liên quan còn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch. Do du lịch mang tính liên ngành nên những chính sách pháp luật về đất đai, tài nguyên môi trường, văn hóa lịch sử,... còn những hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý du lịch trên địa bàn.

2.4.3.2. Những nguyên nhân chủ quan

Một là, tính chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vướng mắc của cán

bộ công chức trong quản lý nhà nước về các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực du lịch của Huyện chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch còn yếu kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước, thiếu nghiệp vụ chuyên ngành du lịch hoặc dịch vụ liên quan, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức bộ máy phụ trách du lịch còn chưa hoàn thiện. Tư duy bao cấp, trông chờ, ỷ lại còn khá nặng nề xã nghèo, vùng sâu vùng xa, dẫn tới tình trạng thụ động, thiếu bền vững trong việc đạt được và duy trì kết quả.

Hai là, cơ chế phối hợp, thông tin giữa các cấp quản lý từ cấp trung ương với địa phương, cấp trên với cấp dưới và phối hợp ngang cấp, thông qua các đầu mối quản lý còn nhiều yếu kém, chưa chặt chẽ, sâu sát và thông suốt. Chưa quan tâm đầu tư đúng mức về sự phối hợp, liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch. Việc liên kết với các điểm du lịch của các huyện lân cận như Lâm Bình (Tuyên Quang), Ba Bể (Bắc Cạn) để hình thành tuyến du lịch chất lượng cao còn hạn chế.

Ba là, mức đầu tư của địa phương từ ngân sách và khả năng thu hút, huy

động nguồn vốn xã hội hóa cho kết cấu hạ tầng du lịch còn thấp.

Bốn là, đội ngũ cán bộ công chức tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra,

xử lý vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa còn nể nang, chưa thực hiện quyết liệt, nghiêm minh đối với các đơn vị vi phạm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm của huyện Chiêm Hóa, Luận văn đã phân tích những đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội của Huyện ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

Nội dung chính mà Chương 2 của Luận văn đã đi sâu nghiên cứu là thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa. Nhìn chung, hoạt động này trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên các nội dung. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách, pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cơ bản ổn định, bước đầu đáp ứng được với yêu cầu quản lý. Địa phương nỗ lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động du lịch với các sản phẩm du lịch đặc sắc, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình phục vụ hoạt động du lịch… Sự tích cực, chủ động, linh hoạt của UBND huyện, của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cùng với sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan, chủ thể khác một điểm mạnh đáng ghi nhận của Chiêm Hóa trong quản lý du lịch.

Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy những bất cập không nhỏ, nổi bật trên các phương diện. Đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và nguồn nhân lực du lịch còn nhiều điểm hạn chế. Việc phát triển và quản lý hệ thống cơ sở vật chất, các nguồn lực cho hoạt động du lịch còn bộc lộ sự bị động, yếu kém… Hoạt động quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả, chưa tạo được sự kích thích, chưa xứng với tiềm năng sẵn có và yêu cầu thực tế.

Sự hạn chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan như những bất lợi về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp, những điểm chưa hoàn thiện trong hệ thống pháp luật, chính sách, năng lực quản lý còn nhiều bất cập... Điều này đặt ra những yêu cầu hoàn thiện trên nhiều mặt cho hoạt động quản lý nhà nước nhằm đạt được hiệu quả cao hơn nữa.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHIÊM HÓA,

TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Quan điểm, định hướng phát triển du lịch

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của Đảng cộng sản Việt Nam

Trong gần 60 năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, được Đảng, Nhà nước ghi nhận. Du lịch được đánh giá là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp và sự tăng trưởng của ngành đã tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực khác; tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, cải thiện diện mạo đô thị và nông thôn; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, tăng cường hiểu biết và nâng tầm vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Nhận định phát triển du lịch sẽ phát huy được lợi thế quốc gia, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh phát triển lĩnh vực này trong các định hướng phát triển kinh tế, xã hội. Năm 1991, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng có thể phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế quốc dân và quan điểm đó tiếp tục được khẳng định trong suốt các kỳ Đại hội VIII, IX, X của Đảng. Năm 1994, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW về phát triển du lịch trong tình hình mới. Năm 1998, Bộ Chính trị tiếp tục ra Thông báo Kết luận số 179-TB/BCT về tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của đất nước.

Đặc biệt là nội dung quy định tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng năm 2016: “Có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao. Tạo mọi thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại và đảm bảo an toàn,

an ninh. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam. Khai thác hiệu quả, bền vững các di sản văn hóa, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và giữ gìn vệ sinh môi trường. Phát triển các khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn và chất lượng cao” [2].

Chủ trương mạnh mẽ về phát triển du lịch thực sự được chú trọng, nâng lên tầm cao mới tại Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn được Tổng Bí thư ký ban hành ngày 16/1/2017. Đây là lần đầu tiên ngành du lịch nhận được sự chỉ đạo toàn diện, sâu sắc của lãnh đạo Đảng bằng Nghị quyết của Bộ Chính trị, thể hiện quyết tâm cao nhất của lãnh đạo Đảng về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh mới, việc giải bài toán phát triển du lịch trong mối quan hệ kinh tế - văn hóa - môi trường, sớm đưa Việt Nam vào hàng các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực, trong điều kiện du lịch nước ta mới ở giai đoạn đầu phát triển quả là một vấn đề lớn, đòi hỏi phải có sự lựa chọn cách đi thích hợp. Nghị quyết 08 đã chỉ rõ quyết tâm là "Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác" và khẳng định đây "là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch" [5].

Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Trong đó, nội dung về du lịch được Nghị quyết đề cập với các nội dung: "Nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; định vị điểm đến nghỉ dưỡng biển có sức hấp dẫn cao; Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, gồm nhân lực

quản lý, quản trị và lao động nghề; Phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú có chất lượng cao và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; Phát triển du lịch bền vững; Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; Nghiên cứu, đề xuất cải thiện quy định về thị thực" [10].

Những quan điểm chỉ đạo đó là kim chỉ nam cho toàn thể hệ thống chính trị quyết tâm phát triển ngành du lịch, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 đến năm 2030

Nghị quyết 17/NĐ-HĐND năm 2012 thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng đến 2030 như sau:

3.1.2.1. Định hướng

- Phát triển thị trường khách du lịch: Đón tiếp khách du lịch trong và ngoài nước

- Phát triển các hình thức du lịch: Du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch dịch vụ gắn với các đô thị và các hình thức du lịch khác như du lịch thể thao cao cấp, du lịch vui chơi giải trí...

- Tổ chức không gian phát triển du lịch

- Phát triển các điểm du lịch, các tuyến du lịch

3.1.2.2. Mục tiêu

- Đến năm 2020 đón trêb 1.695.000 lượt khách; đến năm 2030 đón trên 3.678.000 lượt khách

- Tổng thu từ khách du lịch: Đến năm 2020 đạt trên 2.731,23 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt gần 11.268,18 tỷ đồng.

- Cơ sở lưu trú và hạ tầng kỹ thuật du lịch: Đến năm 2020 có 115 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên, trong đó có ít nhất 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên; đến năm 2030 có trên 180 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao trở lên, trong đó có ít nhất 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao.

- Lao động và việc làm: Năm 2020 tạo việc làm cho 20.400 lao động; đến năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 48.000 lao động.

- Đầu tư du lịch: Huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, vốn Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác: Giai đoạn 2016 – 2020 cần 4.496 tỷ đồng; giai đoạn 2021 – 2030 cần 23.903 tỷ đồng.

- Phấn đấu đến năm 2030 tỉnh có 2 khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia.

3.1.3. Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030

3.1.3.1. Định hướng

Định hướng phát triển du lịch Chiêm Hóa giai đoạn 2020 - 2030 thể hiện qua một số nội dung sau:

- Nâng cấp hạ tầng, các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch. Tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm đà bản sắc văn hóa địa phương, cạnh tranh được với các huyện khác trong tỉnh và khu vực miền núi phía Bắc.

- Phát triển du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của Huyện. - Tăng đầu tư hạ tầng du lịch tương xứng với tiềm năng và định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch giúp khai thác tiềm năng thiên nhiên, văn hóa, truyền thống lịch sử địa phương, gắn với bảo vệ môi trường.

3.1.3.2. Mục tiêu

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV, XVI giai đoạn 2010 - 2020 đều xác định Du lịch là một trong các lĩnh vực đột phá và đặt mục tiêu trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Ước tính đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)