Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 74)

7. Kết cấu của Luận văn

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện

huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.4.1. Ưu điểm

Có thể thấy rằng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận toàn diện trên các nội dung quản lý nhà nước:

Một là: Đã xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa đặt trong định hướng phát triển của Huyện, trong quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của Tỉnh, có sự đổi mới, cơ bản đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện cũng như yêu cầu phát triển. Công tác tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, trong hoạt động du lịch, giữa Huyện và các địa phương khác trong Tỉnh Tuyên Quang và các địa phương lân cận trong vùng có sự chuyển biến tích cực.

Hai là: Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa và nguồn nhân lực dần được ổn định, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý trên địa bàn có nhiều tiềm năng và mức độ tăng trưởng du lịch cao.

Ba là: Sự quản lý trên các mặt của hoạt động du lịch như tổ chức khai

thác tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, tổ chức tuyến du lịch, tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch... dần đi vào nề nếp, đem lại những chuyển biến tích cực cho chất lượng du lịch huyện Chiêm Hóa.

Bốn là: Việc thu hút, phát triển, quản lý các nguồn lực vật chất cho du

lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa không ngừng được quan tâm, đầu tư, đặc biệt là công tác xã hội hóa nhằm phát triển du lịch địa phương ngày càng mạnh mẽ hơn.

Năm là: Hoạt động thanh tra, kiểm tra lĩnh vực du lịch được tăng cường,

thực hiện thường xuyên, liên tục, là cơ sở cho việc biểu dương, phát huy nhiều điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm hay trong quản lý, đồng thời cũng giúp phát hiện những bất cập, sai phạm để có thể điều chỉnh cho phù hợp hoặc răn đe, xử lý.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản như trên, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa còn bộc lộ một số hạn chế như sau:

Một là: Việc xây dựng hoạch định phát triển du lịch còn hạn chế, do đó,

phương, chưa phát huy, khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch sẵn có của Huyện, thiếu những điểm vui chơi giải trí hiện đại, những công trình tạo điểm nhấn nhằm thu hút, lưu giữ khách du lịch trong kì nghỉ dài. Sản phẩm du lịch của Huyện tuy có được đầu tư phát triển và đã được du khách đón nhận, nhưng còn thiếu tính độc đáo, hấp dẫn; dịch vụ du lịch chưa đa dạng, phong phú, còn chưa chuyên nghiệp. Các tuyến du lịch phân bố không đồng đều, còn yếu, chưa được đầu tư. Quy mô sản phẩm du lịch còn nhỏ bé.

Hai là: Trong xây dựng và thực thi chính sách về du lịch huyện Chiêm

Hóa còn chậm chuyển biến trong việc thu hút đầu tư vào các dự án lớn, chưa có những dự án quy mô, đột phá cho du lịch Huyện mà chủ yếu là những dự án nhỏ, trông chờ vào ngân sách nhà nước. Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn hạn chế, chưa đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển. Nguồn vốn xã hội hóa còn thấp, số lượng và năng lực các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn hạn chế. Hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn hạn chế so với yêu cầu.

Ba là: Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ, thúc

đẩy phát triển du lịch chưa được triển khai đồng bộ và quyết liệt, năng lực tổ chức quản lý HĐDL còn yếu kém ở tầm nhìn dài hạn về phát triển du lịch bền vững; công tác cải cách hành chính vẫn chưa phát huy tác dụng mạnh mẽ để tạo lập môi trường thực sự thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch. Hoạt động xúc tiến và tổ chức hoạt động du lịch còn chưa thật chuyên nghiệp.

Bốn là: Việc phát triển, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chậm đáp ứng yêu cầu, khiến nguồn nhân lực du lịch huyện còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin Chiêm Hóa Lê Thị Thanh Tâm cho biết, hiện nay đội ngũ cán bộ phụ trách lĩnh vực du lịch từ huyện đến cơ sở phần lớn vẫn chưa được đào tạo một cách cơ bản về du lịch; cùng với đó cần khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch tham gia vào các hoạt động du lịch. Cần nâng cao chất lượng phục vụ du khách tại các cở sở lưu trú, các nhà hàng.

Năm là: Hạ tầng, công trình du lịch điểm du lịch, môi trường du lịch ở một số điểm chưa đáp ứng yêu cầu. Việc khai thác phát triển du lịch bền vững, gắn với bảo vệ môi trường còn nhiều vấn đề bất cập. Việc quản lý bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa còn hạn chế.

Sáu là: Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong một chừng

mực nào đó vẫn còn biểu hiện chiếu lệ, hình thức, chưa thực sự phát huy được tầm ảnh hưởng của mình trong việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa.

Nhìn chung, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Huyện Chiêm Hóa còn chưa được hiệu quả, chưa tương xứng với yêu cầu trên thực tế, chưa tạo được sự kích thích, thúc đẩy chất lượng du lịch của Huyện cho xứng với tiềm năng sẵn có; đôi khi còn thể hiện sự chưa chủ động, tích cực, còn mang tính hình thức. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương phải có những giải pháp đồng bộ để có thể nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần vào những thay đổi, tiến bộ về du lịch trên địa bàn.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên đây trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

2.4.3.1. Những nguyên nhân khách quan

Một là, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, bất lợi

Huyện Chiêm Hóa là huyện miền núi xa xôi, là địa bàn có nhiều khó khăn rất đặc thù về điều kiện tự nhiên, khí hậu, cư trú như địa hình dốc, thời tiết khắc nghiệt, giá rét, sương muối, lũ quét vào mùa đông, nắng nóng vào mùa hè, dân cư phân bố thưa thớt trên một địa bàn rộng lớn… khiến cho việc đi lại, du lịch của du khách gặp nhiều cản trở, việc đầu tư của các doanh nghiệp ngoài tỉnh gặp nhiều rào cản. Hệ thống điểm du lịch được bố trí ở các xa trung tâm trung tâm huyện, tỉnh… cũng gây khó khăn cho việc kết nối các tuyến du lịch, thu hút du khách, phát triển hạ tầng, thực hiện chính sách khuyến khích du lịch của chính quyền địa phương.

Hai là, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ

Mạng lưới cơ sở hạ tầng (chủ yếu là đường giao thông) chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phục vụ du lịch của Huyện hiện tại cũng như định hướng trong thời gian tới. Cơ sở vật chất, thiết bị của các điểm du lịch, các khu lưu trú còn thiếu. Những thiếu thốn, bất cập về hạ tầng thiết yếu và điều kiện sinh hoạt, phát triển kinh tế- xã hội… ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa.

Ba là, đời sống kinh tế - xã hội khó khăn

Đời sống của đại đa số đồng bào huyện Chiêm Hóa còn ở mức rất thấp, có khoảng cách lớn với trung bình cả nước, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn còn khiêm tốn. Đây là những cản trở lớn, dẫn đến những khó khăn cho công tác quản lý như huy động nguồn vốn xã hội hóa, nâng cao trình độ nguồn nhân lực du lịch, nâng cao nhận thức của người dân trong phát triển du lịch, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch...

Bốn là, trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế

Nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật trong phát triển du lịch của một bộ phận không nhỏ tổ chức kinh doanh du lịch và người dân còn hạn chế. Một số phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa lạc hậu cản trở công tác quản lý nhà nước về du lịch. Nhiều cá nhân, tổ chức còn chưa quan tâm đến việc cân đối giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế, với bảo vệ môi trường, với gìn giữ văn hóa dân tộc... Bởi vậy, có nơi, có lúc còn những vi phạm ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch nói riêng, sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung. Du lịch có tính liên ngành nên điều này cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.

Năm là, hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển du lịch cũng như các

lĩnh vực có liên quan còn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch. Do du lịch mang tính liên ngành nên những chính sách pháp luật về đất đai, tài nguyên môi trường, văn hóa lịch sử,... còn những hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý du lịch trên địa bàn.

2.4.3.2. Những nguyên nhân chủ quan

Một là, tính chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vướng mắc của cán

bộ công chức trong quản lý nhà nước về các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực du lịch của Huyện chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch còn yếu kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước, thiếu nghiệp vụ chuyên ngành du lịch hoặc dịch vụ liên quan, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức bộ máy phụ trách du lịch còn chưa hoàn thiện. Tư duy bao cấp, trông chờ, ỷ lại còn khá nặng nề xã nghèo, vùng sâu vùng xa, dẫn tới tình trạng thụ động, thiếu bền vững trong việc đạt được và duy trì kết quả.

Hai là, cơ chế phối hợp, thông tin giữa các cấp quản lý từ cấp trung ương với địa phương, cấp trên với cấp dưới và phối hợp ngang cấp, thông qua các đầu mối quản lý còn nhiều yếu kém, chưa chặt chẽ, sâu sát và thông suốt. Chưa quan tâm đầu tư đúng mức về sự phối hợp, liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch. Việc liên kết với các điểm du lịch của các huyện lân cận như Lâm Bình (Tuyên Quang), Ba Bể (Bắc Cạn) để hình thành tuyến du lịch chất lượng cao còn hạn chế.

Ba là, mức đầu tư của địa phương từ ngân sách và khả năng thu hút, huy

động nguồn vốn xã hội hóa cho kết cấu hạ tầng du lịch còn thấp.

Bốn là, đội ngũ cán bộ công chức tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra,

xử lý vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa còn nể nang, chưa thực hiện quyết liệt, nghiêm minh đối với các đơn vị vi phạm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm của huyện Chiêm Hóa, Luận văn đã phân tích những đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội của Huyện ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

Nội dung chính mà Chương 2 của Luận văn đã đi sâu nghiên cứu là thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa. Nhìn chung, hoạt động này trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên các nội dung. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách, pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cơ bản ổn định, bước đầu đáp ứng được với yêu cầu quản lý. Địa phương nỗ lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động du lịch với các sản phẩm du lịch đặc sắc, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình phục vụ hoạt động du lịch… Sự tích cực, chủ động, linh hoạt của UBND huyện, của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cùng với sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan, chủ thể khác một điểm mạnh đáng ghi nhận của Chiêm Hóa trong quản lý du lịch.

Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy những bất cập không nhỏ, nổi bật trên các phương diện. Đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và nguồn nhân lực du lịch còn nhiều điểm hạn chế. Việc phát triển và quản lý hệ thống cơ sở vật chất, các nguồn lực cho hoạt động du lịch còn bộc lộ sự bị động, yếu kém… Hoạt động quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả, chưa tạo được sự kích thích, chưa xứng với tiềm năng sẵn có và yêu cầu thực tế.

Sự hạn chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan như những bất lợi về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp, những điểm chưa hoàn thiện trong hệ thống pháp luật, chính sách, năng lực quản lý còn nhiều bất cập... Điều này đặt ra những yêu cầu hoàn thiện trên nhiều mặt cho hoạt động quản lý nhà nước nhằm đạt được hiệu quả cao hơn nữa.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHIÊM HÓA,

TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Quan điểm, định hướng phát triển du lịch

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của Đảng cộng sản Việt Nam

Trong gần 60 năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, được Đảng, Nhà nước ghi nhận. Du lịch được đánh giá là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp và sự tăng trưởng của ngành đã tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực khác; tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, cải thiện diện mạo đô thị và nông thôn; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, tăng cường hiểu biết và nâng tầm vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Nhận định phát triển du lịch sẽ phát huy được lợi thế quốc gia, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh phát triển lĩnh vực này trong các định hướng phát triển kinh tế, xã hội. Năm 1991, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng có thể phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế quốc dân và quan điểm đó tiếp tục được khẳng định trong suốt các kỳ Đại hội VIII, IX, X của Đảng. Năm 1994, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW về phát triển du lịch trong tình hình mới. Năm 1998, Bộ Chính trị tiếp tục ra Thông báo Kết luận số 179-TB/BCT về tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của đất nước.

Đặc biệt là nội dung quy định tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng năm 2016: “Có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao. Tạo mọi thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại và đảm bảo an toàn,

an ninh. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam. Khai thác hiệu quả, bền vững các di sản văn hóa, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và giữ gìn vệ sinh môi trường. Phát triển các khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn và chất lượng cao” [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)