Mức độ nhiễm sâu hại của các giống ngô thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 62 - 106)

Đơn vị tính: Điểm

Giống

Vụ Xuân Vụ Thu Đông

Sâu đục thân Sâu cắn râu Sâu đục bắp Sâu đục thân Sâu cắn râu Sâu đục bắp CP111 2 2 2 2 2 2 B265 1 1 1 1 1 1 CP511 1 1 2 1 1 1 CP501 2 1 2 1 1 1 HT119 2 2 1 1 2 1 PSC102 1 2 1 1 1 2 DK6818 2 2 2 2 1 1 NK4300 (đ/c) 2 2 1 2 1 1

- Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis, Ostrinia funacalis)

Triệu chứng dễ phát hiện là khi quan sát trên ruộng thấy các lỗ đục gần như thẳng hàng cắt ngang qua mặt lá. Khi sâu non tuổi 1 chỉ có thể gặm được lớp biểu bì mà chưa làm thủng lá và chưa đục vào thân. Khi sâu tuổi lớn cũng như cây ngô đã lớn (từ 7 - 9 lá cho đến trỗ cờ) sâu non đục vào thân ở nửa dưới của mỗi lóng sát với mỗi đốt bên dưới. Sâu có thể phát sinh rộng thậm chí 1 cây ngô có thể 2 - 3 lỗ đục. Sâu càng lớn lỗ đục càng to, khi gặp gió cây ngô sẽ bị gẫy ngang thân.

Lứa sâu phát sinh muộn (giai đoạn trỗ cờ), sâu non đục vào cuống cờ làm gãy cờ ngô. Trên bắp sẽ đục dọc từ đầu bắp vào. Sâu hoá nhộng trong thân ngô, cuống bắp.

- Vụ xuân: Sâu đục thân xuất hiện ở tất cả các giống ngô thí nghiệm. Giống B265, CP511, PSC102 bị nhiễm sâu đục thân nhẹ hơn so giống đối chứng NK4300 nên được đánh giá ở điểm 1. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm sâu đục thân nặng hơn được đánh giá ở điểm 2 tương đương so với giống đối chứng.

- Vụ Thu Đông: Giống CP111, DK6818 bị nhiễm sâu đục thân tương đương so với giống đối chứng NK4300 đánh giá ở điểm 2. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm sâu đục thân nhẹ hơn được đánh giá ở điểm 1

- Sâu cắn râu (Ostrinia nubilalis Hubner)

Đây là loại sâu phát sinh nhiều lứa trong năm, loại sâu này phá hại mạnh lúc ngô phun râu, sâu cắn hết những râu ngoài bắp. Sâu cắn râu có 2 loại ( loại sâu có màu xanh (Heliothisarmigera) sâu này thường cắn râu và đục hẳn vào trong bắp. Loại sâu có màu xám (Heliothiszea) loại này cũng cắn râu nhưng chỉ chui một nửa thân vào bắp.

- Vụ xuân: Sâu cắn râu xuất hiện ở tất cả các giống ngô thí nghiệm. Giống B265, CP511, CP501 bị nhiễm sâu cắn râu nhẹ hơn giống đối chứng

NK4300 nên được đánh giá ở điểm 1. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm sâu cắn râu nặng hơn được đánh giá ở điểm 2 tương đương so với giống đối chứng.

- Vụ Thu Đông: Giống CP111, HT119 bị nhiễm sâu cắn râu nặng hơn so với giống đối chứng NK4300 đánh giá ở điểm 2. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm sâu cắn râu nhẹ tương đương so với giống đối chứng NK4300 được đánh giá ở điểm 1

- Sâu đục bắp (Helicoverpa armigera)

Sâu đục bắp là một loại sâu đa thực và gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây ngô. Khi cây ngô còn non, sâu ăn các bộ phận non của ngô như ngọn, lá non làm thủng lá, làm cây ngô sinh trưởng chậm. Lúc ngô trỗ cờ sâu đục vào lá bao cờ, gây hại cho bao phấn, bông cờ. Khi cây có bắp, sâu ăn hạt non hoặc đục vào trong bắp. Chất thải do sâu non bài tiết làm kết dính lá bao cờ, cản trở việc trổ cờ và tung phấn. Trên cây ngô, sâu non cắn phá râu ngô, làm giảm tỉ lệ đậu hạt. Nhiều khi sâu còn đục và ăn phần đầu bắp ngô, gây thối bắp ngô khi gặp mưa.

- Vụ xuân: Sâu đục bắp xuất hiện ở tất cả các giống ngô lai thí nghiệm. Giống CP111, CP511, CP501, DK6818 bị nhiễm sâu đục bắp nặng hơn giống đối chứng nên được đánh giá ở điểm 2. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm sâu đục bắp được đánh giá ở điểm 1 tương đương giống đối chứng.

- Vụ Thu Đông: Giống CP111, PSC102 bị nhiễm sâu đục bắp nặng hơn so với giống đối chứng NK4300 đánh giá ở điểm 2. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm sâu đục bắp nhẹ tương đương so với giống đối chứng NK4300 được đánh giá ở điểm 1

3.2.2. Khả năng chống chịu bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm

Bảng 3.7. Tình hình mức độ nhiễm bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm

Giống

Vụ Xuân Vụ Thu Đông

Bệnh khô vằn (%) Bệnh đốm lá nhỏ (điểm 1-5) Bệnh khô vằn (%) Bệnh Đốm lá nhỏ (điểm 1-5) CP111 4,2 1 3,5 0 B265 1,7 0 3,3 0 CP511 5,3 1 5,3 1 CP501 4,4 0 2,7 0 HT119 2,6 0 3,4 0 PSC102 3,5 1 4,4 1 DK6818 3,5 1 2,7 1 NK4300 (đ/c) 5,3 1 4,4 1

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn)

Bệnh khô vằn xuất hiện nhiều trong điều kiện nhiệt độ cao, nóng ẩm nguyên nhân do nấm Rhizatonia solani gây nên. Bệnh hại trên lá, trên thân khi nặng lan trên bắp. Vết bệnh xuất hiện trên các lá già sau đó lan lên các lá trên, khi số lá bị nhiễm lớn hơn 1/3 số lá hiện có sẽ gây ảnh hưởng lớn tới năng suất ngô. Vết bệnh to, kéo dài tạo thành những đường vằn trên lá, hình dạng không xác định, phần lá bị bệnh chết và khô có màu xám. Khi bệnh phá hại nặng lan dần từ gốc lên ngọn gây thối thân dễ đổ, hạt bị chín ép. Bệnh gây hại nặng từ khi ngô có 9 - 10 lá đến thu hoạch.

- Vụ xuân: Tất cả các giống ngô tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh khô vằn với tỷ lệ từ 1,7 - 5,3%. Giống CP111, CP511, CP501 bị nhiễm bệnh khô vằn nặng hơn so với các giống khác và cho tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn

tương đương so với giống đối chứng NK4300. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm bệnh khô vằn nhẹ hơn giống đối chứng.

- Vụ Thu Đông: Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh khô vằn dao động từ 2,7% - 5,3%. Giống CP511, PCS102 bị nhiễm bệnh khô vằn nặng hơn và tương đương so với giống đối chứng NK4300. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm bệnh khô vằn nhẹ hơn giống đối chứng.

- Bệnh đốm lá (đốm lá nhỏ - Helminthosporium maydis Nisikado)

Bệnh đốm lá xâm nhiễm chủ yếu nhờ các bào tử (conidio phore), vết bệnh có hình bầu dục. Khi cây ngô bị bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn bộ mặt lá bị khô. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ không khí cao hoặc buổi sáng có sương.

- Vụ Xuân: Bệnh đốm lá nhỏ không gây hại ở các giống B265, CP501, HT119, các giống còn lại bệnh đốm lá nhỏ gây hại nhẹ tương đương so với giống đối chứng đánh giá ở điểm 1.

- Vụ Thu Đông: Bệnh đốm lá nhỏ không gây hại ở các giống CP111, B265, CP501, HT119, các giống còn lại bệnh đốm lá nhỏ gây hại nhẹ tương đương so với giống đối chứng đánh giá ở điểm 1.

3.2.3. Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm

Khả năng chống đổ của cây ngô phụ thuộc vào các đặc tính di truyền của giống như: chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ cứng của cây, sự phát triển của bộ rễ, … ngoài ra còn phụ thuộc vào khí hậu, kỹ thuật canh tác và chăm sóc. Vì vậy, việc chọn tạo ra giống cứng cây, có đường kính gốc lớn, số lượng rễ chân kiềng nhiều là cơ sở tăng khả năng chống đổ cho cây hiệu quả nhất.

Để đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển một cách toàn diện và khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, chúng tôi tiến hành theo dõi và nghiên cứu các chỉ tiêu đổ rễ, gẫy thân của các giống thí nghiệm. Đây là

những chỉ tiêu liên quan đến năng suất ngô và là chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo giống ngô. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu đó được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm

Giống

Vụ Xuân Vụ Thu Đông

Đổ rễ (%) Gẫy thân (điểm) Đổ rễ (%)

Gẫy thân (điểm) CP111 4,3 1 2,6 1 B265 2,5 1 3,3 1 CP511 5,3 1 6,1 1 CP501 4,4 1 4,5 1 HT119 4,3 1 4,3 1 PSC102 3,4 1 2,6 1 DK6818 8,0 1 5,4 1 NK4300 (đ/c) 2,7 1 5,3 1 P <0,05 - <0,05 - CV% 34,9 - 27,0 - LSD.05 2,66 - 2,02 -

- Vụ Xuân: Qua bảng 3.8 cho thấy các giống ngô tham gia thí nghiệm có tỷ lệ cây bị đổ rễ dao động từ 2,5 - 8,0%. Trong đó giống DK6818 có tỷ lệ cây bị đổ rễ nhiều nhất đạt 8,0% cao hơn giống đối chứng NK4300, các giống còn lại có tỷ lệ cây bị đổ rễ ít hơn và tương đương với giống đối chứng.

- Vụ Thu Đông: Qua bảng 3.8 cho thấy các giống ngô tham gia thí nghiệm có tỷ lệ cây bị đổ rễ dao động từ 2,6 - 6,1%. Trong đó giống CP111, PCS102 có tỷ lệ cây bị đổ rễ ít nhất đạt thấp hơn giống đối chứng NK4300, các giống còn lại có tỷ lệ cây bị đổ rễ nhiều hơn và tương đương với giống đối chứng.

- Gẫy thân: Nhìn chung tất cả các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân và Thu Đông gặp điều kiện không có mưa lớn, đồng thời sâu đục thân gây hại ở mức nhẹ nên cây bị gẫy thân ít ở các giống thí nghiệm đánh giá điểm 1 vì nếu thời

kỳ trước và sau trỗ cờ nếu bị đổ thì năng suất giảm ít nhất 50 - 75% (Nguyễn Văn Thu, 2007) [17].

3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2018 tại xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Các yếu tố cấu thành năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo giống, gồm các yếu tố chính như: Số bắp trên cây, chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng và khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố cấu thành năng suất được quyết định bởi đặc tính di truyền của giống và chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh. Trong điều kiện thời tiết bất thuận, kỹ thuật canh tác không hợp lý sẽ làm giảm đáng kể giá trị của các yếu tố cấu thành năng suất dẫn đến năng suất giảm.

3.3.1. Số bắp/cây, chiều dài bắp, đường kính bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2018 tại xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vụ Xuân và Thu Đông 2018 tại xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Bảng 3.9. Số bắp/cây, chiều dài bắp, đường kính bắp của các giống ngô thí nghiệm Giống Số bắp/cây (bắp) Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm)

Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông CP111 0,98 0,99 16,59 15,61 4,64 4,28 B265 0,97 0,98 18,16 17,99 5,20 5,14 CP511 0,97 0,98 18,22 17,14 4,69 4,57 CP501 0,98 1,00 17,44 16,16 5,01 4,79 HT119 0,99 0,97 17,31 17,37 4,73 4,61 PSC102 0,99 0,97 15,11 14,99 4,72 4,50 DK6818 0,99 1,00 16,38 15,70 4,42 4,41 NK4300 (đ/c) 0,97 1,00 16,63 16,21 4,57 4,53 P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 1,6 1,9 4,2 3,3 2,1 2,9 LSD05 - - 1,26 0,94 0,18 0,23

- Số bắp trên cây: Ở cây ngô, mỗi lá thân đều mang mầm nách để phát triển thành chùm hoa cái, vì vậy số lượng chùm hoa cái ở ngô khá lớn, tuy nhiên trong quá trình phát triển chỉ có 1-2 mầm nách phía trên hình thành bắp hữu hiệu.

Số bắp trên cây của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 0,97 – 0,99 bắp (vụ Xuân) và 0,97 – 1,00 bắp (vụ Thu Đông), tất cả các giống đều có số bắp trên cây tương đương nhau sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.

- Chiều dài bắp:

Vụ Xuân: chiều dài bắp của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 15,11 - 18,22 cm. Giống B265 (18,16 cm), CP511 (18,22 cm) có chiều dài bắp cao hơn giống đối chứng (16,63 cm), giống PSC102 (15,11 cm) có chiều dài bắp thấp hơn giống đối chứng 1,52 cm. Các giống ngô còn lại có chiều dài bắp tương đương so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Thu Đông: chiều dài bắp của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 14,99 - 17,99 cm, giống B265 (17,99 cm) và HT119 (17,37 cm) có chiều dài bắp cao hơn so với giống đối chứng (16,21 cm), giống PSC102 (14,99 cm) thấp hơn so với giống đối chứng 1,22 cm. Các giống ngô còn lại có chiều dài bắp tương đương so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy ở cả 2 vụ giống PSC102 có chiều dài bắp thấp nhất.

- Đường kính bắp:

Chiều dài và đường kính bắp là hai yếu tố quyết định số hạt/bắp, đường kính bắp phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc.

Vụ Xuân: đường kính bắp của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 4,42 - 5,20 cm. Giống B265 (5,20 cm), CP501 (5,01 cm) có đường kính bắp cao hơn so với giống đối chứng (4,57 cm) và các giống ngô thí nghiệm còn lại. Các giống ngô còn lại có đường kính bắp tương đương so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Thu Đông: đường kính bắp của các giống ngô thí nghiệm biến

động từ 4,41 - 5,14 cm. Giống B265 (5,14 cm), CP501 (4,79 cm) có đường kính bắp cao hơn so với giống đối chứng (4,53 cm) và các giống ngô thí nghiệm còn lại. Các giống ngô còn lại có đường kính bắp tương đương so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy, giống B265 và CP501 ở 2 vụ thí nghiệm đều có đường kính bắp cao, vụ Xuân đường kính bắp cao hơn so với vụ Thu Đông.

3.3.2. Số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng và khối lượng 1000 hạt của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2018 tại xã Mường Cơi, huyện Phù ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2018 tại xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Bảng 3.10. Số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng và khối lượng 1000 hạt của các giống ngô thí nghiệm

Giống Số hàng hạt/ bắp (hàng) Số hạt/ hàng (hạt) P1000 hạt (gam)

Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông

CP111 13,47 13,13 32,77 31,87 298,54 288,57 B265 14,60 14,67 36,70 35,30 352,64 343,33 CP511 13,83 13,73 34,57 34,07 314,88 309,46 CP501 14,00 13,97 35,13 34,47 312,62 310,82 HT119 13,90 13,80 33,77 34,80 306,89 298,86 PSC102 13,60 14,20 35,03 33,50 311,71 297,18 DK6818 12,47 12,73 32,80 32,53 327,69 297,43 NK4300 (đ/c) 13,40 12,93 33,57 33,87 304,17 298,59 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 2,4 4,7 3,0 2,7 4,0 4,0 LSD05 0,58 1,13 1,77 1,58 22,38 21,39

- Số hàng hạt/bắp: Trong các yếu tố cấu thành năng suất, số hàng hạt

trên bắp là đặc điểm tương đối ổn định được quyết định bởi đặc tính di truyền của giống. Số hàng hoa trên bắp ngô được xác định ở giai đoạn cây ngô có 12 lá. Tuy nhiên, số hàng hạt chỉ được xác định sau quá trình thụ phấn thụ tinh.

Vụ Xuân giống ngô thí nghiệm có số hàng hạt trên bắp dao động từ 12,47 - 14,60 hàng. Giống B265 (14,60 hàng), CP501 (14,00 hàng) có số hàng trên bắp nhiều hơn so với giống đối chứng. Giống DK6818 có số hàng trên bắp đạt 12,47 hàng ít hơn so với giống đối chứng 0,93 hàng. Các giống ngô còn lại có số hàng trên bắp tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Ở vụ Thu Đông số hàng trên bắp của các giống ngô dao động từ 12,73 - 14,67 hàng. Giống PSC102, B265 có số hàng trên bắp đạt 14,20 - 14,67 hàng nhiều hơn so với giống đối chứng 1,23 – 1,74 hàng, các giống ngô còn lại có số hàng trên bắp tương đương so với giống đối chứng ớ mức tin cậy 95%

Ở cả 2 vụ thí nghiệm giống B265 có số hàng hạt/ bắp nhiều nhất.

- Số hạt/hàng: là đặc điểm di truyền của giống, ít phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Trong nghiên cứu, một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất.

Ở vụ Xuân, số hạt trên hàng của các các giống ngô thí nghiệm dao động từ 32,77 - 36,70 hạt. Số hạt trên hàng của giống B265 (36,70 hạt) nhiều hơn với giống đối chứng 3,13 hạt. Các giống ngô còn lại có số hạt trên hàng tương đương giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Thu Đông, số hạt trên hàng của các các giống ngô thí nghiệm dao động từ 31,87 - 35,30 hạt. Trong đó giống CP111 có số hạt trên hàng đạt 31,87 hạt ít hơn so với giống đối chứng 2 hạt, các giống ngô còn lại có số hạt trên hàng tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 62 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)