Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 47 - 50)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ

vụ Xuân và Thu Đông năm 2018 tại xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Đối với đời sống của cây ngô, sinh trưởng, phát triển là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Sinh trưởng là tiền đề cho phát triển, phát triển lại là cơ sở cho sinh trưởng. Sinh trưởng và phát triển thường xen kẽ nhau trong chu kỳ sống của cây. Trong đó sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, số lượng như: Chiều cao cây, số lá/cây, số lượng rễ thời kỳ sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi hạt nẩy mầm đến chín sinh lý hoàn toàn.

Quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng - Vegettative (V): Đây là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây ngô, được tính từ thời kỳ mọc đến thời kỳ trỗ cờ.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực - Reproductive (R): Được tính từ khi phun râu đến khi ngô chín sinh lý.

Sự sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý trong cây. Do đó việc điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây trồng sao cho thu được năng suất cao nhất là một việc rất khó khăn. Sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô liên quan đến nhiều yếu tố như: giống, thời vụ, nhiệt độ, nước, phân bón và các biện pháp kỹ thuật khác. Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây ngô có vai trò quan trọng trong canh tác nhằm xác định thời điểm để có biện pháp canh tác thích hợp. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm

Đơn vị: Ngày

Giống

Thời gian từ gieo đến… Vụ Xuân

Thời gian từ gieo đến… Vụ Thu Đông Trỗ cờ Tung phấn Phun râu K/c TP- PR Chín SL Trỗ cờ Tung phấn Phun râu K/c TP- PR Chín SL CP111 69 70 71 1 109 53 54 54 0 100 B265 70 70 71 1 115 52 53 53 1 102 CP511 69 70 71 1 113 51 51 52 0 97 CP501 70 71 71 0 107 51 52 53 1 95 HT119 69 69 70 1 115 55 56 56 0 105 PSC102 69 71 71 1 110 51 52 52 0 98 DK6818 68 70 70 0 106 50 51 51 1 92 NK4300 (đ/c) 72 73 74 1 116 54 55 56 1 105

- Giai đoạn gieo đến trỗ cờ:

Giai đoạn trỗ cờ được tính khi xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô. Giai đoạn này sự phát triển của thân chậm dần, kết thúc quá trình thụ tinh cây ngô đạt được chiều cao cây tối đa. Số lá trên cây đã hoàn thiện, chỉ số diện tích lá đạt cao nhất để cung cấp dinh dưỡng cho quá trình hình thành và phát triển của hạt. Chính vì vậy, phải chú ý các biện pháp kỹ thuật chăm sóc để cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt.

Số liệu bảng 3.1 cho thấy: các giống ngô trong thí nghiệm có thời gian từ gieo đến trỗ cờ biến động từ 68 – 72 ngày (vụ Xuân) và 50 – 55 ngày (vụ Thu Đông). Vụ Xuân các giống ngô thí nghiệm đều trỗ cờ sớm hơn giống đối chứng, sớm nhất là giống DK6818 (68 ngày).

Vụ Thu Đông có giống HT119 trỗ cờ muộn hơn giống đối chứng 1 ngày (55 ngày). Các giống còn lại có thời gian trỗ cờ sớm hơn giống đối

chứng, đặc biệt giống DK6818 có thời gian trỗ cờ sớm nhất (50 ngày) sớm hơn giống đối chứng 4 ngày.

Trong 2 vụ: vụ Xuân và vụ Thu Đông, giống DK6818 đều có thời gian từ khi gieo đến trỗ cờ sớm nhất.

- Thời gian từ gieo đến tung phấn:

Vụ Xuân: các giống ngô thí nghiệm đều có thời gian gieo đến tung phấn sớm hơn giống đối chứng từ 2 – 4 ngày, giống HT119 có thời gian từ gioe đến tung phấn sớm nhất (69 ngày) sớm hơn giống đối chứng 4 ngày.

Vụ Thu Đông: giống HT119 (56 ngày) có thời gian từ gieo đến tung phấn muộn hơn giống đối chứng 1 ngày, các giống ngô thí nghiệm còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn sớm hơn giống đối chứng từ 1 đến 4 ngày sớm nhất là giống DK6818 và giống CP511 là 51 ngày.

- Thời gian từ gieo đến phun râu: của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 70 – 74 ngày (vụ Xuân) và 51 – 56 ngày (vụ Thu Đông)

Vụ Xuân: các giống ngô thí nghiệm có thời gian từ gieo đến phun râu sớm hơn giống đối chứng, sớm nhất là giống HT119 và DK6818 (70 ngày) sớm hơn giống đối chứng 4 ngày.

Vụ Thu Đông: giống HT119 (56 ngày) có thời gian từ gieo đến phun râu tương đương với giống đối chứng, các giống thí ngô còn lại có thời gian từ gieo đến phun râu sớm hơn giống đối chứng, sớm nhất là giống DK6818 (51 ngày) sớm hơn giống đối chứng 5 ngày.

- Tung phấn đến phun râu: thời gian từ tung phấn đến phun râu của các

giống ngô thí nghiệm ở 2 vụ biến động từ 0 – 1 ngày.

Vụ Xuân: khoảng cách thời gian từ tung phấn đến phun râu của các giống ngô CP501, DK6818 là 0 ngày. Các giống ngô còn lại có khoảng cách từ tung phấn đến phun râu tương đương với giống đối chứng là 1 ngày.

Vụ Thu Đông: khoảng cách thời gian từ tung phấn đến phun râu của các giống ngô B265, CP501, DK6818 tương đương với giống đối chứng là 1 ngày. Các ngô còn lại có thời gian từ tung phấn đến phun râu là 0 ngày.

- Từ gieo đến chín sinh lý:

Vụ Xuân: các giống ngô thí nghiệm có thời gian sinh trưởng sớm hơn giống đối chứng và nhất là DK6818 (106 ngày) sớm hơn giống đối chứng 10 ngày.

Vụ Thu Đông: các giống ngô thí nghiệm có thời gian sinh trưởng sớm hơn giống đối chứng từ 3 – 13 ngày, sớm nhất là giống DK6818 (92 ngày), riêng giống HT119 có thời gian sinh trưởng tương đương với giống đối chứng là 105 ngày. Như vậy, giống DK6818 có thời gian sinh trưởng sớm nhất khi trồng ở 2 vụ.

Nhìn chung thời gian sinh trưởng của các giống ngô thuộc nhóm chín trung bình, phù hợp với điều kiện sản xuất tại xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)