Đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 56 - 62)

Giống

Vụ Xuân Vụ Thu Đông

Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá (lá) LAI (m2 lá/m2 đất) Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá (lá) LAI (m2 lá/m2 đất) CP111 203,03 90,67 19,63 3,45 194,83 94,57 19,63 3,01 B265 215,07 93,20 19,73 3,83 206,27 97,03 19,43 3,32 CP511 207,60 88,77 21,03 3,45 200,60 92,93 21,00 3,05 CP501 194,17 84,73 19,80 4,10 186,97 89,30 19,67 3,43 HT119 204,73 89,93 20,10 3,56 198,43 91,13 19,57 3,37 PSC102 217,40 95,43 19,80 3,75 210,73 97,37 19,20 3,50 DK6818 206,33 92,23 20,30 3,64 197,33 94,27 19,67 3,21 NK4300 (đ/c) 206,73 100,17 20,13 3,61 196,77 103,03 19,23 3,08 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 2,5 3,7 2,1 5,4 2,3 2,2 2,0 4,5 LSD.05 9,21 5,90 0,74 0,37 7,91 3,38 0,69 0,26

- Chiều cao cây: Ở Việt Nam, hầu hết các mùa vụ trồng ngô đều gặp

mưa bão, vì vậy chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cây là giống, kỹ thuật chăm sóc và điều kiện khí hậu.

giống đối chứng 10,67 cm, giống CP501 (194,17 cm) có chiêu cao cây thấp hơn so với giống đói chứng 12,56 cm. Các giống ngô thí nghiệm còn lại có chiều cao cây tương đương so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

+ Vụ Thu Đông: chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 186,97 - 210,73 cm. Giống B265 (206,27 cm), giống PSC102 (210,73 cm) có chiều cao cây cao hơn so với giống đối chứng, giống CP501 cho chiều cao cây nhỏ nhất, các giống còn lại cho chiều cao cây tương đương so với giống đối chứng NK4300 ở mức độ tin cậy 95%.

Qua 2 vụ nghiên cứu cho thấy: giống PSC102 có chiều cao cây cao nhất.

- Chiều cao đóng bắp: Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào giống và chế

độ canh tác. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn thường có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với giống có thời gian sinh trưởng dài. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu khả năng chống đổ ở ngô. Chiều cao đóng bắp cao khi gặp gió bão sẽ dễ bị đổ, chiều cao đóng bắp thấp ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn, thụ tinh của cây.

Qua số liệu nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 84,73 - 100,17 cm (vụ Xuân) và 89,30 - 103,03 cm (vụ Thu Đông).

Vụ Xuân: giống PSC102 (95,43 cm) có chiều cao đóng bắp tương đương giống đối chứng. Các giống ngô thí nghiệm còn lại dao động từ 89,93 - 93,20 cm có chiều cao đóng bắp thấp hơn giống đối chứng từ 6,97 – 10,24 cm ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Thu Đông: các giống ngô thí nghiệm có chiều cao đóng bắp biến động từ 89,30 - 97,37 cm thấp hơn giống đối chứng từ 5,66 - 13,73 cm ở mức độ tin cậy 95%.

- Số lá/cây: Đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến quá trình quang hợp của cây ngô. Số lá trên cây phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh

cũng như chế độ canh tác, chỉ tiêu này còn quyết định đến mật độ trồng của giống trong điều kiện canh tác nhất định

Qua bảng 3.4 cho thấy số lá/cây của các giống ngô trong thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu đông biến động từ 19 – 21 lá.

Vụ Xuân: giống CP511 có số lá cao nhất đạt 21,03 lá cao hơn giống đối chứng 0,9 lá, các giống ngô còn lại đều có số lá/cây tương đương với giống đối chứng (20,13 lá) ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Thu Đông: giống CP511 có số lá cao nhất đạt 21,00 lá cao hơn giống đối chứng 1,77 lá, các giống ngô còn lại đều có số lá/cây tương đương với giống đối chứng (20,13 lá) ở mức độ tin cậy 95%.

- Chỉ số diện tích lá: Diện tích lá phụ thuộc vào số lá và kích thước lá,

sự biến động của yếu tố này phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng mỗi tầng lá đều có tác dụng nhất định. Những lá ở giữa thân là những lá phát triển nhất, có tác dụng lớn trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng vào bắp. Diện tích lá tăng dần qua từng thời kỳ, đạt tối đa vào khoảng từ trỗ cờ đến khi hạt chín sữa. Sau một thời gian do lá ở phần dưới chết nên diện tích lá giảm. Diện tích lá trên cây quyết định đến chỉ số diện tích lá quang hợp.

Chỉ số diện tích lá (Leaf Area Index- LAI) liên quan rất chặt chẽ với khả năng quang hợp. Hệ số quang hợp còn phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của quần thể cây trồng. Nếu LAI lớn, nhưng cấu trúc quần thể không hợp lý, các lá che khuất lẫn nhau thì quang hợp giảm.

Các giống ngô có hình thái lá đứng, góc giữa lá và thân hẹp có khả năng tăng mật độ trồng, tăng chỉ số diện tích lá (LAI), và tăng khả năng tận dụng ánh sáng.

Số liệu bảng 3.4 cho thấy:

động từ 3,45 - 4,10 m2 lá/m2 đất). Giống CP501 (4,10 m2 lá/m2 đất) có chỉ số diện tích lá cao hơn giống đối chứng 0,49 m2 lá/m2 đất. Các giống ngô còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương với giống đối chứng (3,61 m2 lá/m2 đất) ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Thu Đông: chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 3,01- 3,50 m2 lá/m2 đất). Giống CP501, HT119, PSC102 có chỉ số diện tích lá biến động từ 3,37 - 3,50 m2 lá/m2 đất cao hơn so với giống đối chứng từ 0,29 - 0,42 m2 lá/m2 đất. Các giống ngô còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương với giống đối chứng (3,08 m2 lá/m2 đất) ở mức độ tin cậy 95%.

Kết quả nghiên cứu về chỉ số diện tích lá qua 2 vụ thí nghiệm cho thấy, các giống ngô đều không đạt được chỉ số diện tích lá tối ưu vì ở cây ngô chỉ số diện tích lá tối ưu là 4 m2 lá/m2 đất (Hoàng Minh Tấn và cs, 1994)[15]. Như vậy, nếu các giống ngô nào được lựa chọn để phát triển giống mở rộng ra sản xuất cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phù hợp để điều chỉnh chỉ số diện tích lá theo mong muốn, giúp quá trình quang hợp tốt nhất.

3.1.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2018 tại xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vụ Xuân và Thu Đông năm 2018 tại xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Để đánh giá chính xác độ đồng đều, tính ổn định của các giống thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu như trang thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp.

Bảng 3.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí nghiệm

Đơn vị tính: 1 - 5 điểm

Giống

Vụ Xuân Vụ Thu Đông

TT cây TT bắp Bao bắp TT cây TT bắp Bao bắp

CP111 1 2 2 1 2 2 B265 1 1 2 2 1 2 CP511 1 1 1 1 1 1 CP501 1 1 2 1 1 1 HT119 2 2 2 2 1 2 PSC102 2 1 1 1 1 2 DK6818 1 2 2 2 1 1 NK4300 (đ/c) 2 2 1 1 1 2

- Trạng thái cây: được đánh giá ở giai đoạn lá còn xanh, bắp đã phát triển đầy đủ. Dựa vào độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, mức độ thiệt hại do côn trồng và tỉ lệ đổ gãy để đánh giá.

Qua theo dõi các giống ngô trong thí nghiệm cho thấy ở 2 vụ trạng thái cây được đánh giá ở thang điểm 1 – 2.

Vụ Xuân: Giống HT119, PSC102 có trạng thái cây đạt điểm 2 tương đương so với giống đối chứng. Các giống còn lại có trạng thái cây tốt hơn giống đối chứng ở thang điểm 1.

Vụ Thu Đông: Giống B265, HT119, DK6818 đạt điểm 2 có trạng thái cây kém hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có trạng thái cây tương đương so với giống đối chứng ở thang điểm 1.

- Trạng thái bắp: trạng tthái bắp được đánh giá khi thu hoạch bằng cách

thiệt hại do côn trùng để đánh giá. Các giống thí nghiệm ở 2 vụ đều có trạng thái bắp tốt ở thang điểm 1 hoặc 2 cụ thể:

Qua theo dõi trạng thái bắp ở các giống ngô thí nghiệm cho thấy

Vụ Xuân: các giống B265, CP511, CP501, PSC102 có trạng thái bắp đạt thang điểm 1 tốt hơn giống đối chứng, các giống ngô còn lại có trạng thái bắp tương đương so với giống đối chứng ở thang điểm 2.

Vụ Thu Đông: các giống ngô thí nghiệm có trạng thái bắp tốt tương đương với đối chứng ở thang điểm 1, riêng giống CP111 kém hơn giống đối chứng ở thang điểm 2.

- Độ bao bắp: được đánh giá trước khi thu hoạch bằng cách cho điểm.

Đây là một trong những đặc trưng của giống. Giống có độ bao bắp tốt là giống có lá bi kéo dài che kín bắp. Độ bao bắp có ý nghĩa rất lớn, giống có lá bi dài, che kín bắp sẽ ngăn cản những tác động bên ngoài như: mưa, nhiệt độ, sâu hại, tác động cơ giới nên có tác dụng bảo quản bắp tốt hơn.

Vụ Xuân: các giống CP511, PSC102 có độ bao bắp tốt ở thang điểm 1 tương đương với giống đối chứng. Các giống thí nghiệm còn lại có độ bao bắp kém hơn so với giống đối chứng ở thang điểm 2.

Vụ Thu Đông: các giống CP511, CP501, DK6818 có độ bao bắp tốt hơn giống đối chứng được đánh giá ở thang điểm 1, các giống còn lại tương đương với đối chứng có độ bao bắp ở thang điểm 2.

3.2. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2018 tại xã Mường các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2018 tại xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

3.2.1. Khả năng chống chịu sâu hại của các giống ngô thí nghiệm

Sâu bệnh là một yếu tố gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Việc theo dõi đánh giá diễn biến của các loại sâu, bệnh hại chính trên

các giống ngô là công việc hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá được tình hình phát sinh phát triển và gây hại của các loại sâu, bệnh hại theo thời gian gắn liền với các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, gắn liền với điều kiện khí hậu thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa) và các yếu tố về dinh dưỡng. Biến động về mức độ hại của các loại sâu bệnh gây hại trên các giống ngô theo thời gian là một trong những cơ sở vững vàng để đánh giá khả năng chống chịu của từng giống và cũng là cơ sở để phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống ngô tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.6 và 3.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)