Khả năng chống chịu sâu hại của các giống ngô thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 61 - 65)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2.1. Khả năng chống chịu sâu hại của các giống ngô thí nghiệm

Sâu bệnh là một yếu tố gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Việc theo dõi đánh giá diễn biến của các loại sâu, bệnh hại chính trên

các giống ngô là công việc hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá được tình hình phát sinh phát triển và gây hại của các loại sâu, bệnh hại theo thời gian gắn liền với các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, gắn liền với điều kiện khí hậu thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa) và các yếu tố về dinh dưỡng. Biến động về mức độ hại của các loại sâu bệnh gây hại trên các giống ngô theo thời gian là một trong những cơ sở vững vàng để đánh giá khả năng chống chịu của từng giống và cũng là cơ sở để phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống ngô tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.6 và 3.7.

Bảng 3.6: Mức độ nhiễm sâu hại của các giống ngô thí nghiệm

Đơn vị tính: Điểm

Giống

Vụ Xuân Vụ Thu Đông

Sâu đục thân Sâu cắn râu Sâu đục bắp Sâu đục thân Sâu cắn râu Sâu đục bắp CP111 2 2 2 2 2 2 B265 1 1 1 1 1 1 CP511 1 1 2 1 1 1 CP501 2 1 2 1 1 1 HT119 2 2 1 1 2 1 PSC102 1 2 1 1 1 2 DK6818 2 2 2 2 1 1 NK4300 (đ/c) 2 2 1 2 1 1

- Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis, Ostrinia funacalis)

Triệu chứng dễ phát hiện là khi quan sát trên ruộng thấy các lỗ đục gần như thẳng hàng cắt ngang qua mặt lá. Khi sâu non tuổi 1 chỉ có thể gặm được lớp biểu bì mà chưa làm thủng lá và chưa đục vào thân. Khi sâu tuổi lớn cũng như cây ngô đã lớn (từ 7 - 9 lá cho đến trỗ cờ) sâu non đục vào thân ở nửa dưới của mỗi lóng sát với mỗi đốt bên dưới. Sâu có thể phát sinh rộng thậm chí 1 cây ngô có thể 2 - 3 lỗ đục. Sâu càng lớn lỗ đục càng to, khi gặp gió cây ngô sẽ bị gẫy ngang thân.

Lứa sâu phát sinh muộn (giai đoạn trỗ cờ), sâu non đục vào cuống cờ làm gãy cờ ngô. Trên bắp sẽ đục dọc từ đầu bắp vào. Sâu hoá nhộng trong thân ngô, cuống bắp.

- Vụ xuân: Sâu đục thân xuất hiện ở tất cả các giống ngô thí nghiệm. Giống B265, CP511, PSC102 bị nhiễm sâu đục thân nhẹ hơn so giống đối chứng NK4300 nên được đánh giá ở điểm 1. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm sâu đục thân nặng hơn được đánh giá ở điểm 2 tương đương so với giống đối chứng.

- Vụ Thu Đông: Giống CP111, DK6818 bị nhiễm sâu đục thân tương đương so với giống đối chứng NK4300 đánh giá ở điểm 2. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm sâu đục thân nhẹ hơn được đánh giá ở điểm 1

- Sâu cắn râu (Ostrinia nubilalis Hubner)

Đây là loại sâu phát sinh nhiều lứa trong năm, loại sâu này phá hại mạnh lúc ngô phun râu, sâu cắn hết những râu ngoài bắp. Sâu cắn râu có 2 loại ( loại sâu có màu xanh (Heliothisarmigera) sâu này thường cắn râu và đục hẳn vào trong bắp. Loại sâu có màu xám (Heliothiszea) loại này cũng cắn râu nhưng chỉ chui một nửa thân vào bắp.

- Vụ xuân: Sâu cắn râu xuất hiện ở tất cả các giống ngô thí nghiệm. Giống B265, CP511, CP501 bị nhiễm sâu cắn râu nhẹ hơn giống đối chứng

NK4300 nên được đánh giá ở điểm 1. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm sâu cắn râu nặng hơn được đánh giá ở điểm 2 tương đương so với giống đối chứng.

- Vụ Thu Đông: Giống CP111, HT119 bị nhiễm sâu cắn râu nặng hơn so với giống đối chứng NK4300 đánh giá ở điểm 2. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm sâu cắn râu nhẹ tương đương so với giống đối chứng NK4300 được đánh giá ở điểm 1

- Sâu đục bắp (Helicoverpa armigera)

Sâu đục bắp là một loại sâu đa thực và gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây ngô. Khi cây ngô còn non, sâu ăn các bộ phận non của ngô như ngọn, lá non làm thủng lá, làm cây ngô sinh trưởng chậm. Lúc ngô trỗ cờ sâu đục vào lá bao cờ, gây hại cho bao phấn, bông cờ. Khi cây có bắp, sâu ăn hạt non hoặc đục vào trong bắp. Chất thải do sâu non bài tiết làm kết dính lá bao cờ, cản trở việc trổ cờ và tung phấn. Trên cây ngô, sâu non cắn phá râu ngô, làm giảm tỉ lệ đậu hạt. Nhiều khi sâu còn đục và ăn phần đầu bắp ngô, gây thối bắp ngô khi gặp mưa.

- Vụ xuân: Sâu đục bắp xuất hiện ở tất cả các giống ngô lai thí nghiệm. Giống CP111, CP511, CP501, DK6818 bị nhiễm sâu đục bắp nặng hơn giống đối chứng nên được đánh giá ở điểm 2. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm sâu đục bắp được đánh giá ở điểm 1 tương đương giống đối chứng.

- Vụ Thu Đông: Giống CP111, PSC102 bị nhiễm sâu đục bắp nặng hơn so với giống đối chứng NK4300 đánh giá ở điểm 2. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm sâu đục bắp nhẹ tương đương so với giống đối chứng NK4300 được đánh giá ở điểm 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)