4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1.4. Đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và
Thu Đông năm 2018 tại xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Các chỉ tiêu về hình thái, sinh lý bao gồm chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá, chỉ số diện tích lá. Thông qua các chỉ tiêu này chúng ta có thể xác định được hình thái của các giống cũng như trạng thái sinh lý để có thể
tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giống ngô sinh trưởng phát triển.
Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô thí nghiệm
Giống
Vụ Xuân Vụ Thu Đông
Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá (lá) LAI (m2 lá/m2 đất) Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá (lá) LAI (m2 lá/m2 đất) CP111 203,03 90,67 19,63 3,45 194,83 94,57 19,63 3,01 B265 215,07 93,20 19,73 3,83 206,27 97,03 19,43 3,32 CP511 207,60 88,77 21,03 3,45 200,60 92,93 21,00 3,05 CP501 194,17 84,73 19,80 4,10 186,97 89,30 19,67 3,43 HT119 204,73 89,93 20,10 3,56 198,43 91,13 19,57 3,37 PSC102 217,40 95,43 19,80 3,75 210,73 97,37 19,20 3,50 DK6818 206,33 92,23 20,30 3,64 197,33 94,27 19,67 3,21 NK4300 (đ/c) 206,73 100,17 20,13 3,61 196,77 103,03 19,23 3,08 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 2,5 3,7 2,1 5,4 2,3 2,2 2,0 4,5 LSD.05 9,21 5,90 0,74 0,37 7,91 3,38 0,69 0,26
- Chiều cao cây: Ở Việt Nam, hầu hết các mùa vụ trồng ngô đều gặp
mưa bão, vì vậy chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cây là giống, kỹ thuật chăm sóc và điều kiện khí hậu.
giống đối chứng 10,67 cm, giống CP501 (194,17 cm) có chiêu cao cây thấp hơn so với giống đói chứng 12,56 cm. Các giống ngô thí nghiệm còn lại có chiều cao cây tương đương so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
+ Vụ Thu Đông: chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 186,97 - 210,73 cm. Giống B265 (206,27 cm), giống PSC102 (210,73 cm) có chiều cao cây cao hơn so với giống đối chứng, giống CP501 cho chiều cao cây nhỏ nhất, các giống còn lại cho chiều cao cây tương đương so với giống đối chứng NK4300 ở mức độ tin cậy 95%.
Qua 2 vụ nghiên cứu cho thấy: giống PSC102 có chiều cao cây cao nhất.
- Chiều cao đóng bắp: Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào giống và chế
độ canh tác. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn thường có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với giống có thời gian sinh trưởng dài. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu khả năng chống đổ ở ngô. Chiều cao đóng bắp cao khi gặp gió bão sẽ dễ bị đổ, chiều cao đóng bắp thấp ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn, thụ tinh của cây.
Qua số liệu nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 84,73 - 100,17 cm (vụ Xuân) và 89,30 - 103,03 cm (vụ Thu Đông).
Vụ Xuân: giống PSC102 (95,43 cm) có chiều cao đóng bắp tương đương giống đối chứng. Các giống ngô thí nghiệm còn lại dao động từ 89,93 - 93,20 cm có chiều cao đóng bắp thấp hơn giống đối chứng từ 6,97 – 10,24 cm ở mức độ tin cậy 95%.
Vụ Thu Đông: các giống ngô thí nghiệm có chiều cao đóng bắp biến động từ 89,30 - 97,37 cm thấp hơn giống đối chứng từ 5,66 - 13,73 cm ở mức độ tin cậy 95%.
- Số lá/cây: Đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến quá trình quang hợp của cây ngô. Số lá trên cây phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh
cũng như chế độ canh tác, chỉ tiêu này còn quyết định đến mật độ trồng của giống trong điều kiện canh tác nhất định
Qua bảng 3.4 cho thấy số lá/cây của các giống ngô trong thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu đông biến động từ 19 – 21 lá.
Vụ Xuân: giống CP511 có số lá cao nhất đạt 21,03 lá cao hơn giống đối chứng 0,9 lá, các giống ngô còn lại đều có số lá/cây tương đương với giống đối chứng (20,13 lá) ở mức độ tin cậy 95%.
Vụ Thu Đông: giống CP511 có số lá cao nhất đạt 21,00 lá cao hơn giống đối chứng 1,77 lá, các giống ngô còn lại đều có số lá/cây tương đương với giống đối chứng (20,13 lá) ở mức độ tin cậy 95%.
- Chỉ số diện tích lá: Diện tích lá phụ thuộc vào số lá và kích thước lá,
sự biến động của yếu tố này phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng mỗi tầng lá đều có tác dụng nhất định. Những lá ở giữa thân là những lá phát triển nhất, có tác dụng lớn trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng vào bắp. Diện tích lá tăng dần qua từng thời kỳ, đạt tối đa vào khoảng từ trỗ cờ đến khi hạt chín sữa. Sau một thời gian do lá ở phần dưới chết nên diện tích lá giảm. Diện tích lá trên cây quyết định đến chỉ số diện tích lá quang hợp.
Chỉ số diện tích lá (Leaf Area Index- LAI) liên quan rất chặt chẽ với khả năng quang hợp. Hệ số quang hợp còn phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của quần thể cây trồng. Nếu LAI lớn, nhưng cấu trúc quần thể không hợp lý, các lá che khuất lẫn nhau thì quang hợp giảm.
Các giống ngô có hình thái lá đứng, góc giữa lá và thân hẹp có khả năng tăng mật độ trồng, tăng chỉ số diện tích lá (LAI), và tăng khả năng tận dụng ánh sáng.
Số liệu bảng 3.4 cho thấy:
động từ 3,45 - 4,10 m2 lá/m2 đất). Giống CP501 (4,10 m2 lá/m2 đất) có chỉ số diện tích lá cao hơn giống đối chứng 0,49 m2 lá/m2 đất. Các giống ngô còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương với giống đối chứng (3,61 m2 lá/m2 đất) ở mức độ tin cậy 95%.
Vụ Thu Đông: chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 3,01- 3,50 m2 lá/m2 đất). Giống CP501, HT119, PSC102 có chỉ số diện tích lá biến động từ 3,37 - 3,50 m2 lá/m2 đất cao hơn so với giống đối chứng từ 0,29 - 0,42 m2 lá/m2 đất. Các giống ngô còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương với giống đối chứng (3,08 m2 lá/m2 đất) ở mức độ tin cậy 95%.
Kết quả nghiên cứu về chỉ số diện tích lá qua 2 vụ thí nghiệm cho thấy, các giống ngô đều không đạt được chỉ số diện tích lá tối ưu vì ở cây ngô chỉ số diện tích lá tối ưu là 4 m2 lá/m2 đất (Hoàng Minh Tấn và cs, 1994)[15]. Như vậy, nếu các giống ngô nào được lựa chọn để phát triển giống mở rộng ra sản xuất cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phù hợp để điều chỉnh chỉ số diện tích lá theo mong muốn, giúp quá trình quang hợp tốt nhất.