Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 66 - 68)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2.3. Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm

Khả năng chống đổ của cây ngô phụ thuộc vào các đặc tính di truyền của giống như: chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ cứng của cây, sự phát triển của bộ rễ, … ngoài ra còn phụ thuộc vào khí hậu, kỹ thuật canh tác và chăm sóc. Vì vậy, việc chọn tạo ra giống cứng cây, có đường kính gốc lớn, số lượng rễ chân kiềng nhiều là cơ sở tăng khả năng chống đổ cho cây hiệu quả nhất.

Để đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển một cách toàn diện và khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, chúng tôi tiến hành theo dõi và nghiên cứu các chỉ tiêu đổ rễ, gẫy thân của các giống thí nghiệm. Đây là

những chỉ tiêu liên quan đến năng suất ngô và là chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo giống ngô. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu đó được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm

Giống

Vụ Xuân Vụ Thu Đông

Đổ rễ (%) Gẫy thân (điểm) Đổ rễ (%)

Gẫy thân (điểm) CP111 4,3 1 2,6 1 B265 2,5 1 3,3 1 CP511 5,3 1 6,1 1 CP501 4,4 1 4,5 1 HT119 4,3 1 4,3 1 PSC102 3,4 1 2,6 1 DK6818 8,0 1 5,4 1 NK4300 (đ/c) 2,7 1 5,3 1 P <0,05 - <0,05 - CV% 34,9 - 27,0 - LSD.05 2,66 - 2,02 -

- Vụ Xuân: Qua bảng 3.8 cho thấy các giống ngô tham gia thí nghiệm có tỷ lệ cây bị đổ rễ dao động từ 2,5 - 8,0%. Trong đó giống DK6818 có tỷ lệ cây bị đổ rễ nhiều nhất đạt 8,0% cao hơn giống đối chứng NK4300, các giống còn lại có tỷ lệ cây bị đổ rễ ít hơn và tương đương với giống đối chứng.

- Vụ Thu Đông: Qua bảng 3.8 cho thấy các giống ngô tham gia thí nghiệm có tỷ lệ cây bị đổ rễ dao động từ 2,6 - 6,1%. Trong đó giống CP111, PCS102 có tỷ lệ cây bị đổ rễ ít nhất đạt thấp hơn giống đối chứng NK4300, các giống còn lại có tỷ lệ cây bị đổ rễ nhiều hơn và tương đương với giống đối chứng.

- Gẫy thân: Nhìn chung tất cả các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân và Thu Đông gặp điều kiện không có mưa lớn, đồng thời sâu đục thân gây hại ở mức nhẹ nên cây bị gẫy thân ít ở các giống thí nghiệm đánh giá điểm 1 vì nếu thời

kỳ trước và sau trỗ cờ nếu bị đổ thì năng suất giảm ít nhất 50 - 75% (Nguyễn Văn Thu, 2007) [17].

3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông năm 2018 tại xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Các yếu tố cấu thành năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo giống, gồm các yếu tố chính như: Số bắp trên cây, chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng và khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố cấu thành năng suất được quyết định bởi đặc tính di truyền của giống và chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh. Trong điều kiện thời tiết bất thuận, kỹ thuật canh tác không hợp lý sẽ làm giảm đáng kể giá trị của các yếu tố cấu thành năng suất dẫn đến năng suất giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)