Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngôtrên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 25 - 29)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngôtrên thế giới

So với lúa mỳ và lúa nước, ngô đang đứng đầu về năng suất, đứng thứ 2 về diện tích. Nhờ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nên sản xuất ngô trên thế giới luôn được quan tâm và ngày càng phát triển.

Mặc dù trong những năm gần đây diện tích cây ngô trên toàn cầu không tăng mạnh như thế kỷ XX do diện tích canh tác có giới hạn nhưng sản lượng ngô trên thế giới vẫn liên tục tăng. Nguyên nhân chính là do năng suất ngô được cải thiện nhờ áp dụng các giống ngô lai và các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, năm 2010 diện tích trồng ngô trên thế giới là 164,020 triệu ha, với năng suất là 51,920 tạ/ha, đạt tổng sản lượng 851,679 triệu tấn. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2010 - 2017 về diện tích 1,20%, năng suất 1,11%, sản lượng 1,33%. Đến năm 2017 diện tích trồng ngô trên thế giới 197,185 triệu ha với năng suất trung bình là 57,550 tạ/ha, sản lượng 1.134,747 triệu tấn (FAOSTAT, 2019)[38].

Hiện nay trên thế giới có nhiều nước đã áp dụng công nghệ sinh học vào việc tạo ra các giống ngô mới có khả năng kháng được một số loại sâu, bệnh, cỏ dại, mang lại nhiều lợi ích cho sản xuất, đặc biệt ở giai đoạn hiện nay khi diện tích canh tác bị thu hẹp, việc sử dụng ngô biến đổi gen sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu ngô toàn cầu. Graham Brookes (2011) [31], cho rằng nếu không sử dụng giống ngô biến đổi gen thì diện tích trồng ngô thế giới phải tăng thêm 5,63 triệu ha mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Ngoài ra nhờ sử dụng các cây trồng biến đổi gen thế giới đã cắt giảm khoảng 0,39 triệu tấn thuốc trừ sâu và giảm khoảng 17,1% các chất độc hại ra môi trường liên quan đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Công nghệ sinh học còn được áp dụng để cải thiện chất lượng ở ngô, Lili Jiang và các cộng sự thuộc ĐH Northeast

Normal Trung Quốc đã tiến hành một nghiên cứu nhằm cải tiến hàm lượng tinh bột và thành phần tinh bột của cây ngô Kết quả cho thấy 38-44% các thành phần có trong hàm lượng amylose tăng, cấu trúc tinh bột được cải tiến rõ rệt (Ag biotech Việt Nam, 2013)[34].

Ở ngô hàm lượng Gluxit chiếm tỷ lệ lớn 60%, tuy nhiên hàm lượng kẽm trong hạt thường rất thấp nên thường dẫn đến hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Chính vì vậy các nhà khoa học thuộc Đại Học Nông Nghiệp Tamil Nadu đã cấy nấm mycorrhizal vào ruộng ngô. Kết quả cho thấy khi sử dụng nấm arbuscular mycorrhizal Glomus intraradices (AMF+) cây có chiều dài và độ lớn của rễ, diện tích lá và hàm lượng diệp lục cao hơn dòng không có vi nấm arbuscular mycorrhizal (AMF-). Hạt ngô của cây có chủng AMF+ có hàm lượng kẽm và hàm lượng tryptophan cao hơn so với cây không cấy (AMF-) (Ag biotech Việt Nam, 2014)[35].

Năm 1877, Charles Darwin sau khi làm thí nghiệm so sánh hai dạng ngô tự phụ, giao phối và đi tới kết luận: “Chiều cao cây ở dạng ngô giao phối cao hơn 19% và chín sớm hơn 9% so với dạng ngô tự phối” (Hallauer và Miranda, 1986) [32].

Năm 1914, chính Shull đã đưa vào tài liệu khoa học thuật ngữ “Heterosis” để chỉ ưu thế lai của các giống lai dị hợp tử, những công trình nghiên cứu ngô lai của Shull đã đánh dấu sự bắt đầu của chương trình chọn tạo giống ngô (Hallauer,1988) [33].

Có được kết quả trên một phần nhờ vào quá trình lai tạo, chọn lựa giống và các tiến bộ khoa học, tiến bộ khoa học về ngô lai được phổ biến và mở rộng nhanh chóng ở Mỹ và các nước tiên tiến khác. Năm 1933, ngô lai ở vùng vành đai ngô ở Mỹ chỉ chưa đầy 1% nhưng 10 năm sau đã đạt 78%. Đến năm 1965 có 100% diện tích ngô vùng vành đai và 95% diện tích ngô toàn nước Mỹ đã trồng ngô lai. Chính nhờ thay thế các giống thụ phấn tự do bằng

các giống ngô lai mà năng suất của Mỹ năm 1981 đã đạt 68.8 tạ/ha, tăng 4,6 lần so vời năm 1933.

Kế tục sự nghiệp vẻ vang và sáng tạo của thế hệ đi trước, các nhà khoa học Hoa Kỳ đương đại như: Sprague, Duvick, Hallauer đã có nhiều thành tích được cả thế giới ghi nhận, Hallauer đã tạo và chuyển giao hơn 30 dòng thuần. Dòng thuần của Hallauer được sử dụng nhiều nhất trong các giống lai thương mại ở phía Bắc vùng vành đai ngô Hoa Kỳ, ở cùng ôn đới châu Âu và Trung Quốc (Ngô Hữu Tình, 2009) [22].

Có thể nói, ngô lai là một trong những thành tựu khoa học nông nghiệp quan trọng trong nền kinh tế thế giới, nó đã làm thay đổi không những bức tranh về ngô của quá khứ mà làm thay đổi cả quan niệm các nhà hoạch định chiến lược, các nhà quản lý kinh tế và với từng người dân. Ngô lai là “một cuộc cách mạng xanh” của nửa thế kỷ 20 tạo ra bước nhảy vọt về sản lượng lương thực, sang thế kỷ 21 ngô vẫn là cây lương thực đầy triển vọng trong chiến lược sản xuất lương thực và thực phẩm (Ngô hữu Tình, 2009) [22].

Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT) được thành lập tại Mexico. Từ khi thành lập đến nay, CIMMYT đã xây dựng, cải thiện và phát triển khối lượng lớn nguồn nguyên liệu, vốn gen, các giống thí nghiệm, cung cấp cho khoảng hơn 80 nước trên thế giới thông qua mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc tế. Các nguồn nguyên liệu mà chương trình ngô CIMMYT cung cấp cho các nước là cơ sở cho chương trình tạo dòng và giống lai. Trung tâm này đã nghiên cứu đưa ra giải pháp, tạo giống ngô thụ phấn tự do (OPV) làm bước chuyển tiếp giữa giống địa phương và ngô lai. Dòng thuần là nguyên liệu được sử dụng trong chọn tạo giống ngô lai cũng được chú trọng. Theo điều tra của Bauman năm 1981, ở Mỹ các nhà tạo giống đã sử dụng 15% quần thể có nguồn di truyền rộng, 16% từ quần thể có nền di truyền hẹp, 14% từ quần

thể của các nguồn ưu tú, 39% từ tổ hợp lai của các dòng ưu tú và 17% từ quần thể hồi giao để tạo dòng (Triệu Thị Huệ, 2013) [9].

Các nhà khoa học ở Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) và một số nhà tạo giống trên thế giới đã phải tìm ra những hướng đi khác. Các nhà khoa học bằng phương pháp tạo giống đặc biệt đã khắc phục những nhược điểm của các giống ngô QPM nội nhũ mềm và xác định được gen sử dụng có hiệu quả nhất là Opaque 2. Các giống ngô QPM có ưu điểm đặc biệt là hàm lượng Triptophan (0,11%), Lysine (0,475%) và Protein (11%) cao hơn rất nhiều so với ngô thường (tỷ lệ này ở ngô thường là 0,05; 0,225 và 9,0%). Từ năm 1997, ngô QPM đã được chuyển giao đến hàng triệu người nông dân và những người tiêu dùng. Ngô chất lượng Protein cao đem lại hiệu quả lớn khi sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi và làm lương thực chống suy dinh dưỡng cho người nghèo, góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo cho các nước đang phát triển (CIMMYT, 2011)[28], (Bàn Sinh Hương, 2016) [11].

Mỹ là nước sử dụng giống ngô lai vào sản xuất đại trà đầu tiên trên thế giới, nhờ đó mà năng suất bình quân từ 1,5 tấn/ha năm 1930 tăng lên tới 7,4 tấn/ha vào năm 1990 và đạt 9,23 tấn /ha vào năm 2017 với diện tích gieo trồng ngô ở Mỹ là 33,644 triệu ha và sản lượng là 361,091 triệu tấn (FAOSTAT, 2019) [38]. Hiện nay 100% diện tích trồng ngô ở Mỹ được sử dụng giống ngô lai trong đó 90% là giống lai đơn (Cục trồng trọt, 2016) [6].

Trung quốc là nước đứng thứ nhất về diện tích trồng ngô trên thế giới và có năng suất ngô bình quân cao hơn năng suất bình quân thế giới. Năm 2017, diện tích trồng ngô ở quốc gia này là 42,428 triệu ha, năng suất 61,1 tạ/ha và sản lượng là 259,234 triệu tấn (FAOSTAT, 2019) [38].

Hiện nay đã có hơn 29 quốc gia trên thế giới với 14 triệu nông hộ trồng cây biến đổi gen với diện tích 130 triệu ha. Nhờ sử dụng các cây trồng biến

đổi gen thế giới đã cắt giảm khoảng 0,39 triệu tấn thuốc trừ sâu và giảm khoảng 17,1% các độc tố hại ra môi trường liên quan đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (Graham Brookes, 2011) [31].

Tại Mỹ trong khi các công ty hạt giống ngô lớn tập trung cho chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học (CNSH) và tiếp tục đầu tư nhiều cho chuyển gen thì các công ty vừa và nhỏ lại chú ý vào chuyển nhượng bản quyền gen từ các công ty lớn này và chuyển vào các dòng hiện có của họ. Như vậy, một số giống lai mới từ CNSH thực chất là giống chị em có chứa một, một vài hoặc đa gen chuyển. Các gen này giúp ổn định năng suất chứ không trực tiếp làm tăng năng suất. Nhờ chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ và kháng sâu đục thân, việc sản xuất ngô được thuận tiện hơn, giảm thuốc bảo vệ thực vật từ đó giảm sự ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Những nghiên cứu về chuyển gen chịu hạn, chịu rét, chịu chua, chịu mặn, chịu đất nghèo đạm và kháng một số bệnh do virut ở ngô cũng đã có những kết quả bước đầu. Khi những nghiên cứu trên được ứng dụng vào thực tiễn sẽ góp phần khai thác tối đa tiềm năng năng suất ở ngô. Điều đó sẽ có một ý nghĩa vô cùng lớn đối với ngành sản xuất ngô thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, việc sản xuất ngô phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, trong đó có Việt Nam (Triệu Thị Huệ, 2013) [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)