Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 29 - 35)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam

Ở nước ta chương trình chọn tạo giống ngô lai được tiến hành song song với chương trình chọn tạo giống ngô thụ phấn tự do. Quá trình nghiên cứu, chọn tạo giống có thể chia làm các giai đoạn sau:

* Giai đoạn trước năm 1990:

Từ tập đoàn nguyên liệu thu thập trong nước kết hợp với nguồn nhập nội chủ yếu từ CIMMYT, chúng ta đã chọn tạo và đưa ra sản xuất một loại giống thụ phấn tự do như MSB49 công nhận giống năm 1987, TSB2 công

nhận giống năm 1987, TSB1 (1990), HLS (1987). Nhờ thay đổi cơ cấu giống nên năng suất ngô năm 1990 đạt 1,55 tấn/ha (Nguyễn Thị Kim Chung, 2013) [4].

* Giai đoạn từ 1990 dến năm 1995:

Các nhà nghiên cứu ngô nước ta đã chú trọng hơn vào việc phát triển các dòng thuần để tạo giống ngô lai. Ở Việt Nam, chương trình chọn tạo giống ngô lai đã được bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 60 (Trần Hồng Uy, 1999) [27]. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thử nghiệm đã không đạt kết quả như mong muốn do nguồn vật liệu không thích hợp trong điều kiện nhiệt đới ẩm, ngày ngắn của Việt Nam. Những năm đầu của thập kỷ 90, với chính sách mở cửa, ngô lai ở Việt Nam là một trong những cây hội nhập sớm nhất. Cuộc cách mạng về ngô lai ở nước ta đã được nhà nước đặc biệt quan tâm. Năng suất và sản lượng ngô ở Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt do áp dụng vào thành tựu ngô lai vào sản xuất.

Ở giai đoạn này, sử dụng các giống lai không quy ước. Những giống lai không quy ước được sử dụng trong sản xuất là giống LS6, LS8 thuộc loại lai đỉnh kép không những cho năng suất cao mà quá trình sản xuất hạt giống cũng dễ dàng, giá thành hạt giống rẻ, mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất. Việc sử dụng giống lai không quy ước như cuộc diễn tập cho các nhà tạo giống và nông dân sản xuất giống lai quy ước và những giống đòi hỏi có điều kiện sản xuất cao hơn.

* Từ 1995 đến năm 2000

Trong giai đoạn này, Viện Nghiên cứu Ngô đã thu thập và bảo tồn được 584 nguồn nguyên liệu bao gồm: 304 nguồn địa phương (trong đó 148 nguồn ngô nếp, 130 nguồn ngô đá) và 280 nguồn nhập nội.

Cây ngô ở Việt Nam thực sự phát triển khi các công ty nước ngoài xâm nhập thị trường ngô Việt Nam, họ là đối tác để nông dân Việt Nam lựa chọn hướng hoạt động, Ngiên cứu, sản xuất. Dưới sức ép của kinh tế thị trường đòi

hỏi các đơn vị nghiên cứu sản xuất, cung ứng giống. Việt Nam muốn tồn tại phải nhanh chóng hòa nhập, thức đẩy nhanh quá trình nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất. Vì vậy, các nhà nghiên cứu ngô nước ta đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất các giống ngô lai quy ước (Viện nghiên cứu ngô, 1996) [29].

Các nhà khoa học đã xây dựng quỹ gen ngô Việt Nam bằng cách thu thập các quần thể địa phương nhưng quan tâm chủ yếu đến việc nhập các vật liệu ngô từ các nước, các cơ quan nghiên cứu quốc tế như: CIMMYT dưới dạng vốn gen, quần thể và giống lai.

Trong tập đoàn giống của Viện nghiên cứu ngô đang bảo tồn hơn 3000 dòng tự phối từ đời F6 trở lên, 470 mẫu giống thụ phấn tự do, trong đó nguồn nhập nội là 293, nguồn địa phương là 150 và các quần thể tự tạo theo các chương trình chọn tạo giống, số lượng các quần thể tự tạo đang được khai thác là 27 (Ngô Hữu Tình, 1999) [19]. Các nhà khoa học Việt Nam đã điều tra, thu thập, bảo tồn và phân loại 584 nguồn nguyên liệu ngô. Duy trì nghiên cứu khoảng 6000 hàng dòng/năm từ 580 nguồn dòng hiện có.

* Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005:

Đề tài Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai thích hợp cho các vùng sinh thái đã thu được những kết quả có ý nghĩa:

Đã duy trì và tạo mới gần 600 nguồn dòng làm nguyên liệu cho công tác lai tạo giống mới, trong đó có 50 dòng được tạo bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn. Nhiều dòng mới được tạo ra từ các nguồn vật liệu phù hợp có ưu thế hơn thế hệ dòng trước đây về khả năng kết hợp, chống đổ, chịu hạn, chịu mật độ cao, ít nhiễm sâu bệnh đồng thời có chất lượng hạt phù hợp hơn với thị hiếu của người Việt Nam.

Sử dụng chỉ thị phân tử đánh giá đa dạng di truyền và phân nhóm ưu thế lai cho hơn 100 dòng thuần. Thông qua khoảng cách di truyền và phân nhóm ưu thế lai cũng giúp cho việc cải thiện và tái tạo dòng được hiệu quả.

Đã lai tạo hàng chục nghìn tổ hợp lai, có hàng chục tổ hợp lai có triển vọng, trong đó một số tổ hợp lai được phát triển thành giống. Đã có 6 giống quốc gia (LVN9, LVN99, LVN22, LVN24, VN8960, HQ2000, và 5 giống được công nhận cho sản xuất thử (LVN98, LCH9, LVN45, LVN145, Nhiều tổ hợp lai có triển vọng qua khảo nghiệm đã được sản xuất thử và sẽ mở rộng trong thời gian tới do có ưu thế hơn các giống trước đây về năng suất, khả năng chịu hạn, chống đổ, sạch sâu bệnh và thích ứng rộng.

Việc kết hợp giữa phương pháp chọn tạo giống truyền thống và công nghệ sinh học đã thu được một số kết quả rất có ý nghĩa và đây là một trong những điều kiện góp phần đưa năng suất ngô nước ta lên cao hơn trong những năm tới.

* Giai đoạn từ 2006 đến nay:

Nhờ làm chủ được công nghệ lai tạo, nhiều giống ngô lai mới năng suất cao, chất lượng tốt đã được công nhận phục vụ cho sản xuất ngô ở các vùng trong cả nước với giá thành thấp chỉ bằng 70% giá giống của các công ty nước ngoài.

Các giống ngô lai mới do Việt Nam chọn tạo rất phong phú, bao gồm: - Nhóm giống dài ngày: LVN10, T6 (2000), LVN98 (2002),…

- Nhóm giống trung ngày: LVN12 (1995), LVN4, LVN5, LVN17 (1999), T9 (2004), VN8960 (2004), LHC9 (2004), LVN145 (2007), LVN20, LVN22, LVN24…

- Nhóm giống ngắn ngày: LVN20 (1998), LVN25 (2000), LVN9, LVN99 (2004), V98 (2004), VN6 (2005), VN8960, HN45,…

- Giống ngô lai thấp cây: LVN22…

- Nhóm giống ngô lai mới có tiềm năng, năng suất thấp hơn 10 tấn/ha đang được thử nghiệm như: SCI184, TB61, TB66, VN885, SX2017, SX2004, TT04-B1, LVN66, MB069, LVN98, , LCH9, SC16161 (LVN16), SC1614

(LVN14), LVN15 (F145), LVN31, LVN32, LVN33, LVN35, ĐP5, LVN47, LVN71, HQ2004,… (Nguyễn Khôi, 2008) [12].

- Nhóm ngô nếp: VN2, Nếp lai số 1, Nếp lai số 5,… - Nhóm ngô rau: LVN23…

Kết quả khảo nghiệm 6 giống QPM với 2 đối chứng Q2 (giống ngô thường) và HQ2000 (giống QPM) tại Thái Nguyên trong vụ Xuân và Thu Đông (2004 - 2005) đã chọn được giống QP4 khá đồng đều và ổn định qua 4 vụ thí nghiệm, có thời gian sinh trưởng trung bình, thấp cây, chống chịu sâu bệnh khá, cho năng suất ổn định và cao tương đương đối chứng Q2 và HQ2000 (đạt 53,7 tạ/ha trong vụ Xuân và 63,3 tạ/ha trong vụ Thu Đông). Đặc biệt, hàm lượng Protein đạt 11,06% tương đương HQ2000 (11,05%) và cao hơn hẳn Q2 (8,65%). Hàm lượng Lysine trong Protein đạt 3,98% cao hơn so với Q2 và tương đương HQ2000 (2,50 và 3,98%); Methionine trong Protein đạt 3,00% cao hơn so với Q2 và tương đương HQ2000 (1,92 và 3,01%) (Phan Xuân Hào và cs, 2008 [7]; Trần Trung Kiên, 2009) [13].

Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai QPM năng suất cao, chống

chịu tốt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2012 – 2016’’ đã thu

được kết quả: Duy trì được 35 nguồn vật liệu và lai tạo được 550 THL mới được đánh giá ở 2 vụ Thu Đông 2012 và Xuân 2013, kết quả vụ Thu Đông 2012 đã chọn được 12 THL tốt và vụ Xuân 2013 chọn được 19 THL tốt, trong số 19 THL chọn được ở vụ Xuân 2013 có 5 THL đã được chọn lặp lại là QPM242 (125,54 tạ/ha), QPM42 (95,08 tạ/ha), QPM290 (100,44 tạ/ha), QPM184 (116,71 tạ/ha) và QPM226 (103,84 tạ/ha) (Châu Ngọc Lý và cs, 2013) [14].

Viện nghiên cứu ngô đã ứng dụng các kỹ thuật RAPD, SSR để phân tích đa dạng di truyền của 230 dòng ngô. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tuy chỉ mới bắt đầu 10 trở lại đây nhưng đã thu được kết quả

bước đầu đáng khích lệ. Viện nghiên cứu ngô đang ngày càng hoàn thiện kỹ thuật kỹ thuật nuôi cấy bao phấn và đã cho ra đời hơn 10 dòng đơn bội kép, được đánh giá là rất có triển vọng trong công tác tạo giống lai.

Nghiên cứu tiến hành với thí nghiệm lai đỉnh giữa 8 dòng ngô thuần C49N, C50N, C51N, C54N, C56N, C121NM, C156N (được tạo ra từ kỹ thuật nuôi cấy bao phấn giai đoạn 1999-2001) và C157N với dòng VNL38 (là dòng thuần được rút ra từ giống ngô lai Cargill 777). Kết quả chọn tạo cho thấy, LVN145 (tổ hợp F145) là giống ngô lai sử dụng công nghệ nuôi cấy bao phấn đưa ra sản xuất đầu tiên của Việt Nam (dòng C156N có nguồn gốc từ nuôi cấy bao phấn thế hệ F1 của tổ hợp (DF1 x DF2) x Xiêm Sông Bôi được sử dụng làm bố của giống ngô lai LVN145). Giống ngô lai LVN145 có năng suất cao, ổn định, khả năng chống hạn, bệnh tốt, nhất là bệnh khô vằn. LVN145 thích ứng tương đối rộng ở các vùng sinh thái phía Bắc và có khả năng mở rộng diện tích trong sản xuất (Ngô Hữu Tình và cs, 2007) [21].

Theo tác giả Bùi Mạnh Cường và cs, (2017) [36], Giai đoạn từ 2011- 2015, giống ngô nếp lai đơn G77 được Viện nghiên cứu ngô tạo ra từ 2 dòng tự phối có khả năng kết hợp cao, chất lượng thơm, ngon dẻo là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô nếp” giai đoạn 2011-2015.

Kết quả khảo nghiệm một số giống ngô mới tại huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang cho thấy, hai giống ngô mới (AG59 và DK9901) có khả năng chống chịu khỏe với điều kiện khác nghiệt và sâu bệnh hại tại Hà Giang, đồng thời cho năng suất cao hơn đối chứng và được đông đảo người dân chấp nhận. Giống ngô AG59 do Công ty Bảo vệ thực vật An Giang cung cấp (Sùng Mí Thề, 2013) [16].

Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Chung (2013) [4], khi so sánh các giống ngô mới trong 2 vụ (Hè Thu 2015 và vụ Xuân 2016) cho thấy, giống NK67 có năng suất vượt trội so với đối chứng và các giống cùng tham gia thí nghiệm.

Giống ngô này có khả năng chống đổ tốt, đặc biệt nhiễm sâu bệnh ở mức rất thấp trong cả 2 vụ khảo nghiệm. Đây là giống có nhiều ưu điểm nổi trội với thời gian sinh trưởng trung bình 105-115 ngày, có khả năng chịu hạn tốt và thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, từ đất 2 vụ lúa, đất soi bãi đến đất có độ dốc trên 10 độ ở miền núi và trồng được nhiều vụ trong năm. Từ những kết quả này cho thấy, bộ giống ngô ở Việt Nam được chọn tạo ra trong giai đoạn gần đây là khá phong phú và có thể thích ứng được các điều kiện sinh thái ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam.

Tại huyện Ba Chẽ Quảng Ninh, giống ngô NK7328, B265 và VS36 cũng được xác định là giống có triển vọng thông qua so sánh một số giống ngô mới vụ Hè Thu 2015. Những giống ngô mới này góp phần làm phong phú thêm bộ giống ngô ưu tú phục vụ cho việc phát triển sản xuất ngô tại Việt Nam (Vũ Văn Anh, 2016) [1].

Lương Hạnh (2014) [8] cho biết giống B265 và B.21 đã được thử nghiệm tại Thái Nguyên đạt năng suất 69-70 tạ/ha.

Vụ Hè Thu năm 2016, công ty Syngenta Việt Nam kết hợp với công ty tập đoàn Lộc Trời đưa vào thử nghiệm giống ngô NK7328 vào huyện Đồng Hỷ. Kết quả cho thấy, giống ngô lai NK7328 có thời gian sinh trưởng trung bình, khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn và chống đổ tốt, năng suất đạt trên 69 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng LVN61 hơn 20 tạ/ha (Thu Hà, 2016) [37].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)