Khả năng chống chịu bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 65 - 66)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2.2. Khả năng chống chịu bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm

Bảng 3.7. Tình hình mức độ nhiễm bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm

Giống

Vụ Xuân Vụ Thu Đông

Bệnh khô vằn (%) Bệnh đốm lá nhỏ (điểm 1-5) Bệnh khô vằn (%) Bệnh Đốm lá nhỏ (điểm 1-5) CP111 4,2 1 3,5 0 B265 1,7 0 3,3 0 CP511 5,3 1 5,3 1 CP501 4,4 0 2,7 0 HT119 2,6 0 3,4 0 PSC102 3,5 1 4,4 1 DK6818 3,5 1 2,7 1 NK4300 (đ/c) 5,3 1 4,4 1

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn)

Bệnh khô vằn xuất hiện nhiều trong điều kiện nhiệt độ cao, nóng ẩm nguyên nhân do nấm Rhizatonia solani gây nên. Bệnh hại trên lá, trên thân khi nặng lan trên bắp. Vết bệnh xuất hiện trên các lá già sau đó lan lên các lá trên, khi số lá bị nhiễm lớn hơn 1/3 số lá hiện có sẽ gây ảnh hưởng lớn tới năng suất ngô. Vết bệnh to, kéo dài tạo thành những đường vằn trên lá, hình dạng không xác định, phần lá bị bệnh chết và khô có màu xám. Khi bệnh phá hại nặng lan dần từ gốc lên ngọn gây thối thân dễ đổ, hạt bị chín ép. Bệnh gây hại nặng từ khi ngô có 9 - 10 lá đến thu hoạch.

- Vụ xuân: Tất cả các giống ngô tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh khô vằn với tỷ lệ từ 1,7 - 5,3%. Giống CP111, CP511, CP501 bị nhiễm bệnh khô vằn nặng hơn so với các giống khác và cho tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn

tương đương so với giống đối chứng NK4300. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm bệnh khô vằn nhẹ hơn giống đối chứng.

- Vụ Thu Đông: Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh khô vằn dao động từ 2,7% - 5,3%. Giống CP511, PCS102 bị nhiễm bệnh khô vằn nặng hơn và tương đương so với giống đối chứng NK4300. Các giống ngô lai còn lại có mức độ nhiễm bệnh khô vằn nhẹ hơn giống đối chứng.

- Bệnh đốm lá (đốm lá nhỏ - Helminthosporium maydis Nisikado)

Bệnh đốm lá xâm nhiễm chủ yếu nhờ các bào tử (conidio phore), vết bệnh có hình bầu dục. Khi cây ngô bị bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn bộ mặt lá bị khô. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ không khí cao hoặc buổi sáng có sương.

- Vụ Xuân: Bệnh đốm lá nhỏ không gây hại ở các giống B265, CP501, HT119, các giống còn lại bệnh đốm lá nhỏ gây hại nhẹ tương đương so với giống đối chứng đánh giá ở điểm 1.

- Vụ Thu Đông: Bệnh đốm lá nhỏ không gây hại ở các giống CP111, B265, CP501, HT119, các giống còn lại bệnh đốm lá nhỏ gây hại nhẹ tương đương so với giống đối chứng đánh giá ở điểm 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai tại huyện phù yên, tỉnh sơn la​ (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)