1.2.1. Khái niệm về tín dụng – tín dụng ngân hàng
Tín dụng là phạm trù kinh tế, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời là một tất yếu khách quan của nền kinh tế xã hội.
Trong nền kinh tế hàng hoá, trong cùng một thời gian luôn có một số ngƣời tạm thời thừa vốn, có vốn tạm thời nhàn rỗi và có nhu cầu cho vay. Bên cạnh đó luôn có một số ngƣời tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay. Hiện tƣợng này làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn đƣợc dịch chuyển từ nơi tạm thời thừa sang nơi thiếu với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay là lợi nhuận thu đƣợc do sử dụng vốn vay. Đây chính là quan hệ tín dụng.
Theo Luật các tổ chức tín dụng đã đƣợc bổ sung, sửa đổi năm 2010 quy định cụ thể về hoạt động tín dụng và cấp tín dụng của tổ chức tín dụng nhƣ sau: “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.
Theo Phan Thị Thu Hà (2013), “tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lƣợng giá trị sang cho bên kia đƣợc sử dụng trong thời gian nhất định, đồng thời bên nhận đƣợc phải cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thỏa thuận”.
Trong luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng ngân hàng trên phƣơng diện hoạt động cho vay. Đây cũng là hoạt động chính và chủ yếu trong các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhƣ vậy, đứng trên góc độ của nhà quản lý ngân hàng thì :
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mƣợn giữa ngân hàng với tất cả các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội. Đây không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng. Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mƣợn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả hai bên cùng có lợi.
Nhƣ vậy, tín dụng ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi tức, để thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên, do đó tín dụng ngân hàng là một quan hệ bình đẳng, cả hai bên cùng có lợi và mang tính thỏa thuận lớn.
1.2.2. Nguyên tắc tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng đƣợc thực hiện trên ba nguyên tắc sau:
* Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn kinh doanh của Ngân hàng là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Nguyên tắc hoàn trả phản ánh đúng bản chất quan hệ tín dụng, tính chất của quan hệ tín dụng sẽ bị phá vỡ nếu nguyên tắc này không đƣợc thực hiện đầy đủ. Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp không đƣợc hoàn trả đúng hạn nhất định sẽ ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán và thu nhập của Ngân hàng.
* Vốn vay phải có giá trị tương đương làm đảm bảo
Trong nền kinh tế thị trƣờng các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp, vì thế mọi dự đoán về rủi ro của ngân hàng chỉ mang tính tƣơng đối. Trong môi trƣờng kinh doanh nhƣ vậy, bảo đảm tín dụng đƣợc coi
là một tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhằm bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị tín dụng cũng nhƣ phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trƣờng kinh doanh. Các giá trị tƣơng đƣơng làm bảo đảm có thể là: vật tƣ hàng hóa trong kho, tài sản cố định của doanh nghiệp, số dƣ trên tài khoản tiền gửi, hoá đơn chuẩn bị nhận hàng hoặc có thể là cam kết bảo lãnh của một cơ quan khác thậm chí có thể là chính uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng và trong mối quan hệ quá khứ với ngân hàng. Giá trị đảm bảo là cơ sở cho khả năng trả nợ của khách hàng, cơ sở để hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng và là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất trong các điều kiện khác nhau.
* Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
Tín dụng đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn là phƣơng châm hoạt động của tín dụng. Việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng là cơ sở để tính toán các yếu tố hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời nó cũng là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng thu nợ của Ngân hàng.
Để thực hiện nguyên tắc này, Ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải sử dụng tiền vay đúng mục đích nhƣ đã cam kết trong hợp đồng, bởi vì mục đích đó đã đƣợc Ngân hàng thẩm định. Nếu phát hiện khách hàng vi phạm Ngân hàng đƣợc quyền thu hồi nợ trƣớc hạn, trƣờng hợp khách hàng không có tiền thì chuyển nợ quá hạn.
1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng ngân hàng đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức, đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều góc độ khác nhau theo các tiêu phân loại khác nhau. Tùy theo cách tiếp cận, có thể chia tín dụng ngân hàng thành nhiều loại khác nhau:
Hoạt động tín dụng có thể chia thành hai loại: tín dụng đối với doanh nghiệp và tín dụng đối với cá nhân.
- Căn cứ theo thời hạn tín dụng
Tín dụng có thể đƣợc chia thành các hình thức sau:
+ Tín dụng không kỳ hạn: là loại hình tín dụng mà ngƣời cho vay không quy định thời hạn cho vay, khi cần có thể yêu cầu ngƣời đi vay hoàn lại vốn bất cứ lúc nào. Nguồn tín dụng này chủ yếu là nguồn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, chƣa sử dụng đến. Tính lỏng của loại hình tín dụng này rất cao, do đó Ngân hàng hoặc ngƣời đi vay phải trích lập quỹ dự phòng đủ mức cần thiết đề phòng sự rút tiền đột ngột của khách hàng.
+ Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn vay không quá 12 tháng. Tín dụng này thƣờng phục vụ cho việc huy động vốn và bổ sung vốn lƣu động của doanh nghiệp hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cần thiết của dân cƣ.
+ Tín dụng trung hạn: có thời hạn vay từ trên 1 năm đến 5 năm, thƣờng đƣợc sử dụng để cho vay các nhu cầu mua sắm, sửa chữa tài sản cố định,… có thời gian thu hồi vốn nhanh hoặc các nhu cầu vốn tạm thời có thời hạn hoàn vốn trên một năm.
+ Tín dụng dài hạn: có thời hạn vay từ trên 5 năm, loại tín dụng này dùng để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng cơ sở của nền kinh tế quốc dân, đầu tƣ chiều sâu để nâng cao năng suất lao động và tạo vị thế cho các nghành công nghiệp then chốt và có khản năng hợp tác chuyên ngành và đa ngành, đồng thời góp phần đổi mới cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.
- Căn cứ theo mức độ đảm bảo, sự tín nhiệm của khách hàng
Các Ngân hàng có thể đảm bảo hay không có đảm bảo tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng đôí với khách hàng vay cũng nhƣ độ rủi ro của phƣơng án xin vay.
+ Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của ngƣời khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.
+ Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay nhƣ thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
- Căn cứ theo phương thức hoàn trả
Theo phƣơng thức hoàn trả thì các khoản cho vay còn có thể đƣợc phân chia theo hai loại: cho vay hoàn trả một lần và cho vay trả góp.
+ Cho vay hoàn trả một lần: các khoản vay sẽ đƣợc hoàn trả một lần vào thời gian xác định trong hợp đồng tín dụng, lãi vay có thế đƣợc hoàn trả theo thoả thuận trong hợp đồng, chẳng hạn theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
+ Cho vay trả góp : việc hoàn trả đƣợc tiến hành theo định kỳ, các khoản này có thể bằng nhau hay không bằng nhau tuỳ theo thoả thuận và đƣợc thực hiện theo nguyên tắc trả dần trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
+ Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà khách hàng có thể hoàn trả nợ vay bất cứ khi nào, loại tín dụng này thƣờng áp dụng cho những khoản vay thấu chi, thẻ tín dụng.
- Căn cứ theo nguồn phát sinh các khoản tín dụng
+ Cho vay trực tiếp: trƣớc khi cấp tiền ra ngân hàng có mối liên hệ trực tiếp đối với ngƣời vay để thẩm định khách hàng, xem xét tình hình ngƣời vay…
+ Cho vay gián tiếp: ngân hàng bỏ tiền ra cho vay nhƣng không có liên hệ gì với ngƣời vay nhƣ cho vay hợp vốn đối với ngân hàng khác.