2.3 .2Quy trình nghiên cứu
3.1 Khái quát về Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Yên Bái – ch
3.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện YênBình
3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái. Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 8Km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 170Km về phía Tây Bắc, phía Đông Nam giáp huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp thành phố Yên Bái, phía Tây Bắc giáp thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và Huyện Văn Yên, phía Đông Bắc giáp huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp huyện Lục Yên. Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Yên Bái và đi Lào Cai chạy qua trung tâm và một số xã của huyện.
Huyện Yên Bình có tổng diện tích tự nhiên là 77.319,67 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp có 57.690,43 ha chiếm 74,61% tổng diện tích tự nhiên. Do đặc điểm là huyện có diện tích mặt nƣớc nhiều (hồ Thác Bà trên 15.000 ha) nên khí hậu vùng này mang tính chất vùng hồ: mùa đông ít lạnh, mùa hè mát mẻ, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ và rừng nguyên liệu; trồng cây công nghiệp chè, cao su, cây ăn quả và là tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch dịch vụ.
Đặc điểm đất đai thổ nhƣỡng của Yên Bình là nhiều loại đất, nhóm đất đỏ vàng (Feralit) là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích trong huyện (61%) gồm nhiều loại đất có khả năng phát triển cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, cây ăn quả), cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày
(mía...) và phát triển đồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc. Nhóm đất dốc tự phân bổ rải rác ở các thung lũng sông suối có khả năng cải tạo thâm canh trồng cây lƣơng thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất phù sa phân bố dọc hai bên bờ sông Chảy có đặc tính độ phì cao của phù sa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các loại cây màu và cây lƣơng thực.
Các tài nguyên thiên nhiên của huyện khá phong phú, ngoài tài nguyên nƣớc và tài nguyên rừng còn kể đến một số khoáng sản: đá vôi hoa hoá có độ trắng cao, đá vôi vật liệu xây dựng, chì, kẽm, pyrit, cao lanh, fenpat; ngoài ra có đá quý, bán đá quý và các loại cát, quặng vàng, than nâu...những loại tài nguyên này đều có trữ lƣợng khá lớn.
Là huyện có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, là đầu mối giao lƣu kinh tế quan trọng của Tỉnh Yên Bái và Lào Cai với Hà nội, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc,nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, có hệ thống giao thông tƣơng đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để huyện Yên Bình tăng cƣờng hội nhập và giao lƣu kinh tế thƣơng mại, phát triển văn hóa xã hội…không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nƣớc mà còn cả trong giao lƣu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nƣớc trong khối ASEAN. Đây là một trong các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng của Agribank Yên Bình. Khi mà ngân hàng ngày càng gần với khách hàng hơn trong môi trƣờng kinh doanh hiện đại thì điều kiện kinh doanh tốt cho khách hàng sẽ là tín hiệu để ngân hàng tiếp cận, phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó. Trong tƣơng lai, đây sẽ là yếu tố mang tới tăng trƣởng cho hoạt động tín dụng của Agribank Yên Bình.
Huyện có nhiều tiềm năng về khoáng sản, có thể phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoải ra, Yên Bình còn có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp: đất đai, thổ nhƣỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả có múi, cây lƣơng thực và có nhiều điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản. 3.1.1.2 Tiềm năng kinh tế
Yên Bình có diện tích tự nhiên 77.261,79 ha, là địa phƣơng có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, là đầu mối giao lƣu kinh tế quan trọng của tỉnh Yên Bái với Lào Cai và Hà Nội, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, thuận lợi quan trọng để phát triển kinh tế dịch vụ.
Huyện có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp: Sản lƣợng chè búp tƣơi hàng năm đạt từ 15.000 – 17.000 tấn; sản lƣợng sắn củ tƣơi đạt trên 70.000 tấn; sản lƣợng gỗ khai thác hàng năm đạt 100.000 m3; Diện tích mặt nƣớc hồ Thác Bà trên 15.900 ha, đây là lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị cao. Đất đai, thổ nhƣỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả có múi, cây lƣơng thực và có nhiều điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Tài nguyên thiên nhiên của huyện khá phong phú, ngoài tài nguyên nƣớc và tài nguyên rừng, còn kể đến một số khoáng sản nhƣ: Mỏ Chì, Kẽm ở xã Xuân Lai, Cảm Nhân với diện tích có khả năng khai thác khoảng 350 ha; mỏ Felspat phân bố chủ yếu ở xã Hán Đà, thị trấn Thác Bà, trữ lƣợng khai thác khoảng 7,5 triệu m3; đá vôi làm vật liệu xây dựng phân bố chủ yếu ở xã Mỹ Gia, trữ lƣợng khai thác khoảng 20 triệu m3; đá vôi trắng phân bố chủ yếu ở Mông Sơn, trữ lƣợng khai thác khoảng 465 triệu m3; Cát, sỏi xây dựng ở lòng sông Chảy thuộc xã Hán Đà, Đại Minh và thị trấn Thác Bà, trữ lƣợng khai thác khoảng 313.352 m3;Đá quý phân bố ở các xã Tân Hƣơng, Bảo Ái, Tân
Nguyên… những loại tài nguyên này đều có trữ lƣợng khá lớn. Yếu tố về lợi thế tác động trực tiếp tới cơ cấu nợ theo ngành nghề tại Agribank Yên Bình, mặc dù vậy, hiện tại, Agribank Yên Bình không áp dụng chính sách ƣu đãi với một ngành nghề đặc biệt nào, điều này tạo nên cơ cấu tín dụng cho vay ổn định qua các năm.
Ngoài ra, Yên Bình còn có tiềm năng để phát triển du lịch: Vùng hồ Thác Bà với diện tích khoảng 15.900 ha với hơn 1.300 đảo lớn nhỏ và hang động tự nhiên nhƣ Động Thủy Tiên (xã Tân Hƣơng, Mông Sơn), Động Cẩu Quây (xã Xuân Long), trong tƣơng lai khu du lịch sinh thái hồ Thác Bà sẽ là khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ Quốc gia, ngoài ra còn có các điểm di tích lịch sử văn hóa nhƣ Đền thờ Mẫu Thác Bà, Đình Khả Lĩnh…đó là những tiềm năng để đáp ứng cho phát triển du lịch. Để bổ sung vốn lƣu động cũng nhƣ đầu tƣ cơ bản hàng năm, chủ đầu tƣ khu vực hồ Thác Bà là khách hàng thân thiết, quan trọng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh trong đó có Agribank Yên Bình.
3.1.2 Tổng quan về tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Yên Bái – chi nhánh Yên Bình