Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn yên bái chi nhánh yên bình (Trang 44 - 46)

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.4.1. Các nhân tố chủ quan

1.4.1.1. Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng đƣợc hiểu là đƣờng lối, chủ trƣơng đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Nội dung của chính sách bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các hình thức cho vay đƣợc thực hiện.

Các điều khoản của chính sách tín dụng đƣợc xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nhƣ các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nƣớc, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng, tăng khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng, từ đó nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Ngƣợc lại, một chính sách tín dụng không phù hợp sẽ gây ra rủi ro rất lớn cho ngân hàng, điều đó cũng đồng nghĩa với chất lƣợng tín dụng của ngân hàng bị giảm sút.

Hiện nay, nhiều NHTM cổ phần có quy mô nhỏ tiến hành chạy đua mở rộng thị phần, quy mô tín dụng một cách ào ạt bằng cách đƣa ra các sản phẩm có lãi suất thấp, không yêu cầu tài sản bảo đảm để cạnh tranh thị phần với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần có quy mô lớn và uy tín trên thị trƣờng. Chính sách này gây ra những ảnh hƣởng không chỉ đối với một ngân hàng, mà còn có ảnh hƣởng tiêu cực trên toàn hệ thống khi mà các ngân hàng đua nhau trong vấn đề lãi suất cho vay hay giảm các yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Nợ xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi nền kinh tế còn nhiều bất ổn và khủng hoảng nhƣ hiện nay.

1.4.1.2. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng bao gồm: những quy định phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Quy trình này đƣợc bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi thu hồi nợ. Chất lƣợng tín dụng có đảm bảo hay không tùy thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bƣớc, với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bƣớc trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng đƣợc luân chuyển bình thƣờng, theo đúng kế hoạch đã định, nhờ đó đảm bảo chất lƣợng tín dụng.

1.4.1.3.Công tác tổ chức của ngân hàng

Tổ chức của ngân hàng phải sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng ngân hàng, trong toàn hệ thống ngân hàng cũng nhƣ giữa ngân hàng với các tổ chức khác nhƣ tài chính, pháp lý. Tổ chức của Ngân hàng tốt sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng theo dõi, quản lý sát sao các khoản cho vay, các khoản huy động vốn. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng.

1.4.1.4.Phẩm chất và trình độ của cán bộ

Sự thành công trong hoạt động tín dụng phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của cán bộ tín dụng, họ là ngƣời trực tiếp quản lý toàn bộ số vốn từ khi đầu tƣ cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định đƣợc tính trung thực của các báo cáo tài chính, phát hiện hành vi cố ý lừa

đảo của khách hàng... từ đó phân tích đƣợc khả năng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng để ra quyết định cho vay.

1.4.1.5.Kiểm soát nội bộ

Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho các nhà lãnh đạo ngân hàng nắm đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời.

Chất lƣợng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng nhƣ nguyên nhân dẫn đến những sai lệch đó trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng. Để kiểm soát nội bộ có hiệu quả, ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thƣởng phạt nghiêm minh.

1.4.1.6.Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng

Các thiết bị tiên tiến phù hợp với khả năng tài chính, phạm vị, quy mô hoạt động sẽ giúp cho ngân hàng:

- Phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng về tất cả các mặt dịch vụ, phục vụ (nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ...) với chi phí cả hai bên cùng chấp nhận đƣợc.

- Giúp cho các cấp quản lý của ngân hàng kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng, để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn yên bái chi nhánh yên bình (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)